Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

NHỚ

Đã có biển trời quê hương
Và lũ chim hải âu làm chứng
Những cái – chết – bất – tử
Không thể lãng quên…
Ngày 19.1.1974
58 binh sĩ đã ngã xuống *
Vì Hoàng Sa
Ngày 14.3.1988
64 chiến sĩ đã ngã xuống
Vì Trường Sa
Dẫu
Đã có lần
Các anh
Chẳng có chung
Màu cờ
&
Sắc áo
Dẫu
Đã có lần
Các anh
Cùng nói chung một thứ tiếng
Mà nào có hiểu được nhau đâu
Này Biển Đông
Biển Đông
Những đứa con đã cùng nhau ngã xuống
Vì đất mẹ thân yêu
Hữu hạn thay
Sắc áo  màu cờ
Và thiên thu vẫn là
Quê cha
Đất tổ
Lịch sử công bằng
Vị quốc vong thân
Trong lòng dân
Các anh đều là anh hùng
Liệt sĩ
Không thể phân biệt
Chẳng phải đánh đồng
Biển Đông
Biển Đông
Thanh thản bên nhau
Các anh nằm lại
Mặc cho sóng biển chôn vùi
Cỏ cây sông núi ngậm ngùi tiếc thương.

Nguyễn Văn Gia

* Con số binh sĩ tử thương có khác biệt theo các nguồn tư liệu khác nhau

CÔ LÊ DẠY SINH NGỮ (1971-1972)


Qua Facebook anh Lê Quang Minh (lequang.minh.129) giới thiệu với chúng tôi có gặp cô Lê dạy Sinh Ngữ trường Đông Giang(1971-1972) hôm 22.12.2013, anh chị nào cần biết thêm thông tin về cô Lê xin liên hệ với anh Lê Quang Minh.


Cô Lê, người ngồi phía sau.

BUỒN CHÔN THEO DĨ VÃNG

Đêm sẽ tắt
Cho ngày mai bừng sáng
Ta một mình
Lặng lẽ với trang thơ
Nỗi nhớ xuyên đêm
Từng canh trăn trở
Đau đáu hoài
Về phía có em yêu
Nhớ nhung nầy
Đo đếm được bao nhiêu
Mà quay quắt trong ta
Ngày cô quạnh?
Ánh đèn vàng
Chìm trong đêm sương lạnh
Chia sẻ cho ai
Vơi bớt nỗi niềm ...
Đêm mệt nhoài
Mang theo bao kỷ niệm
Ta thẫn thờ
Thức với nỗi lòng riêng
Nhớ ngày nào bên nón lá che nghiêng
Em e ấp
Thẹn thùng
Không chịu nói
Anh khờ khạo
Không thêm vài lần hỏi
Đành nghẹn lòng
Tiếc nuối mấy mươi năm
Biết làm sao
Khi cách trở xa xăm
Xin chấp nhận
Biết đâu đời thanh thản
Những kỷ niệm buồn
Chôn theo dĩ vãng
Ta có nhau chừng ấy
Cũng vui rồi

Mai Mộng Tưởng K6

ĐẶC SAN 50 NĂM - HƯƠNG PHẤN

Người yêu hoa nên làm loài chim én
Bay giữa trời dệt nắng lụa hồng xuân
Ngày đi qua màu mắt em thơ dại
Trong lòng thầy hương phấn của bao năm

Từng đêm trắng chong đèn ngồi thổn thức
Còn dư âm lời chim hót đầy sân
Tuổi thơ đó lòng trắng nguyên trải mộng
Cho tình thầy trang giáo án bâng khuâng

Rồi những sớm mùa thu về trải nắng
Em ngồi chăm từng tiếng giảng học bài
Hồn lớn dậy như chồi non lộc biếc
Những lời thầy hương cỏ lạ bay xa

Từ tám hướng trở về đây hội tụ
Mái trường đó hàng cây xanh tỏa bóng
Dắt dìu em từng ngày qua nổi nhớ
Từng ngày qua mang nghĩa sống lại gần

Em là mây trên đổi cao ấp ủ
Một sớm mai làm nở nụ cười hồng
Như tình yêu qua mấy mùa gieo hạt
Mà hương thầm bụi phấn của người mang

Dáng em đi giữa trời xuân thay sắc
Từ Hàn Giang hay tận mãi Cà Mau
Thầy bổng thấy một niềm vui mở hội
Nghe trong lòng trẻ mãi với thời gian

Thầy Võ Chi
 

GIÓ XA

Qua sông vướng ngọn gió xa
Em về chỉnh sửa, mẹ cha gật đầu
Nhìn tôi em thấy những đâu
Tôi như mây trắng chuyển màu sang đen
Hết Lào đổi giọng sang Miên
Hình như em dắt tôi lên thiên hà
Môi em ngậm chút gió xa
Nhả ra thành bão tôi là cây nghiêng
Chen vào con dế vô duyên
Mới chiều mà gáy gọi đêm xuống ngày
Chui vô tình hóa bụi gai
Bò ra lại ngại thêm vài vết đâm
Lối về khẳng khái hai chân
Sợ mùa đông biết tình dâng vỡ bờ
Còn quen cho trái tình cờ
Hết quen đổi quả bất ngờ nhân duyên
Bụi tình tắm gội tháng giêng
Ra hai còn đứng bên hiên gãi đầu
Nhảy qua một hố tình sâu
Trái tim chưa rụng nguyên màu ban sơ
Thả về em những câu thơ
“Tình cờ” xưa với “bất ngờ” làm vui
Để mai em ngó lên trời
Mây tôi trắng lại thuở người nhuộm đen

Phan Thanh Cương K8



Tác phẩm điêu khắc của PTC (2003)

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

Mời anh chị CLICK ON PHOTO để xem màn đấu đô vật


Cuối tuần Đoàn Thương thư giãn với chữ BẤT:
VUI XUÂN CÙNG CHỮ BẤT.

- Đưa lương cho vợ, giữ lại tiền thưởng : Bất nghĩa .
- Không đưa cả lương và thưởng : Bất nhân
- Bị vợ thu hết cả lương lẫn thưởng : Bất hạnh
- Giấu vợ lập quĩ đen : Bất tín
- Bị vợ phát hiện, thu hết quĩ đen : Bất dung gian
- Không đưa vợ đi mua sắm tết : Bất lực
- Vợ đi mua sắm tết : Bất kể
- Chồng không giúp vợ dọn dẹp nhà cửa : Bất công
- Quà cáp cho sếp : Bất thành văn
- Lì xì ngày tết : Bất tiện
- Không chịu lì xì : Bất nhã
- Đến thăm bạn nhà đông con cháu : Bất lợi
- Không mừng tuổi ông bà cha mẹ : Bất hiếu
- Đến chúc tết sếp của vợ : Bất đắc dĩ
- Thăm em gái vợ : Bất khả xâm phạm
- Vợ bảo đưa đi du xuân : Bất khả thi
- Không đưa vợ đi du xuân : Bất bình
- Vợ không quan tâm chuyện làm đẹp : Bất thường
- Ngày xuân gặp chiến hữu gầy độ nhậu : Bất phân thắng bại
- Khi chồng nhậu suốt mấy ngày tết : Bất tỉnh
- Vợ cấm chồng nhậu : Bất mãn
- Vợ cấm chồng vẫn nhậu : Bất cần
- Vợ không cấm, chồng vẫn không nhậu : Bất ngờ
- Sát phạt đỏ đen ngày tết : Bất lương
- Bị vợ giận, trút bực tức ngày tết : Bất đắc kỳ tử

THƯỜNG ĐOÀN K.9 

CHIỀU CUỐI NĂM

Ta, con trâu què kéo cày nhai rạ
Chiều cuối năm nằm bóng mát nhìn trời
Trời lỡ cỡ...mây thì bay lã chã
Trong nắng vàng có gió lạnh...hơi hơi..

Cũng hơi hơi...một chút buồn thế sự
Những hơn thua, những tráo trở lọc lừa
Tai đã đầy chuyện ừ ừ hữ hữ
Manh áo buồm giành giật giữa cơn mưa...

Cũng hơi hơi...một chút vui bè bạn
"Tự viễn phương lai...bất diệc lạc hồ?"
Chung trà nhỏ buổi nhàn đàm tản mạn
Thoáng nụ ai cười mộng mị hư vô...

Cuộc đời ta chỉ...hơi hơi là vậy
Nghiệm lẽ thường chuyện sắc sắc không không
Như con trâu què đường cày đưa đẩy
Cuối năm còn...hơi hơi lạnh tàn đông...

Trần Huiền Ân

ĐẶC SAN 50 NĂM - QUAN HỆ CHIÊM VIỆT NGÀY XƯA


Thầy Hoàng Đình Hiếu 

“ Thì các cụ vào đây đâu có đem vợ con đi được nên lấy vợ Chàm rồi sinh con đẻ cái là chuyện hết sức bình thường. Vấn đề là các bà mẹ Chàm nói tiếng Việt ấy đã truyền lại cho con cái minh cái giọng của người Chàm nói tiếng Việt. Cái giọng đó chính là giọng Quảng Nôm nhà cậu đấy”(1). Nhận xét này là của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng trong một lần đề cập đến tiếng nói Quảng Nam.
Vả lại, hình ảnh đoàn người di cư từ miền Bắc đổ vào miền Nam cho đến giữa thế kỷ XVl (1545) đã quá quen thuộc, đến nỗi một đoàn quân đi tái chiếm Quảng Nam do Đô Đốc Bùi Tá Hán chỉ huy, không cần ngụy trang, chỉ tìm cách trà trộn vào đoàn người di cư thì cũng có thể xâm nhập được vào mục tiêu cần chiếm đóng. “Ngày mồng 2 tháng 6 năm ất tỵ (1545), xuất quân từ cửa biển Hội Thống [cửa Hội, của sông Lam ở Nghệ An], theo đường biển đi vào Nam, đến cù lao Ré [đảo Lý Sơn] thì nghỉ lại. Sau đó lại diễn tập chiến trận, hành quân thích hợp với chiến trường mới lạ mà Bắc quân chưa quen. Kế đó, giả làm đoàn người di cư, lén đổ bộ lên bờ, bí mật tìm vào các đồn điền quân đội để vận động khởi nghĩa Cần Vương, bỏ nhà Mạc về với nhà Lê”.(2)
Sự kiện quan hệ Chiêm Việt ngày xưa là một sự kiện văn hoá lịch sử, nghĩa là tác động quan hệ ấy có dấu ấn ảnh hưởng đến cả hai phiá, có tương quan qua lại, không nhất thiết ai là người chủ động, ai là người thụ nhận. Thật khó để biết chắc chắn ai là tác nhân đích thực khi có một số người Quảng Nam ngày nay nói chùa cô thay vì chòi cao, nói đồ sao thay vì đào sâu, nói bừa hạc thay vì bài học…Có phải người Chàm nói tiếng Việt, hay người Việt cho đến hôm nay vẫn còn nói theo giọng của người Chàm ngày xưa?
Dầu sao thì quan hệ Chiêm Việt vẫn còn đó. Bây giờ chúng ta thử đi tìm lại đôi nét văn hoá lịch sử.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

MỘT SỐ CÂY KỲ LẠ







 Thầy Nguyễn Bang sưu tầm và giới thiệu đến Quý thầy cô anh chị một số loài cây kỳ lạ

1. Cây máu rồng Sang de Dragon

Đến thăm quần đảo Socotra của đất nước Yemen, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều loại cây kỳ lạ, một trong số đó là cây Kinnabari hay còn gọi là cây máu rồng.




Với những tán lá mở rộng nên khi nhìn từ dưới lên, trông cây máu rồng như một chiếc đĩa bay của người ngoài hành tinh; còn khi nhìn từ trên cao xuống thì trông chúng như những chiếc ô khổng lồ đem đến bóng mát, nuôi dưỡng cây con phát triển trong khí hậu khắc nghiệt.

Từ dáng vẻ bề ngoài tới dòng nhựa bên trong, loại cây Kinnabari này trông giống hình thù một con rồng có móng vuốt sắc nhọn chĩa lên trời. Tên của cây có nguồn gốc từ chính màu nhựa đỏ sẫm của cây chứ không phải nhựa màu trắng giống loại cây khác. Các thương nhân coi chính nhựa màu đỏ thẫm máu đã làm cho cây trở thành một mặt hàng có giá trị. Cây máu rồng đã được ca tụng từ thời kỳ La Mã cổ đại cho mục đích y tế, nó được sử dụng để làm sản phẩm y dược, các loại thuốc nhuộm, kem đánh răng.

2. Cây đạn đại bác GRAND CANON

Cây Cannonball (hay còn gọi là cây đạn đại bác) có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ); sống phổ biến trong khu rừng cận nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Ngày nay, cây này được trồng nhiều ở Ấn Độ, khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Cannonball là một dạng cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa Cannonball mọc ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa có khi dài tới 3m. Quả Cannonball tròn, to có đường kính 15-24cm, mỗi quả chứa 200-300 hạt, có hình dáng như đạn đại bác vậy. Thỉnh thoảng, quả lại rụng xuống bất ngờ nên teen cần cẩn thận kẻo bị rơi trúng đầu khi đứng gần cây này nhé!


Tuy có bề ngoài sần sùi nhưng cây Cannonball này có nhiều công dụng lắm nha! Quả cây Cannonball có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn, có tác dụng giảm đau đặc biệt là đau răng, thân cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày nữa đấy!

3. Cây Baobab

Cây Baobab là 1 trong 8 loại cây đặc biệt sống ở Madagascar, châu Phi và châu Úc. Các ấy có biết, phải đến 40 người nắm tay nhau mới ôm hết “vòng eo” 50m của cây này đấy! Tuổi thọ trung bình của cây này từ 4.000 tới 5.000 tuổi.


Lá, quả và vỏ cây Baobab đều có thể làm thuốc. Lá non có thể phòng chữa bệnh thiếu máu và còi xương; vỏ cây có nhiều xơ dùng để xe sợi dệt vải, đan rổ rá, bện thừng hay làm giấy nữa cơ.


Điều thú vị là cây Baobab là một anh béo "rỗng" - trong thân cây hoàn toàn rỗng không, mùa hè có thể dùng làm nơi "nghỉ mát", mùa mưa lấy chỗ cho sư tử, ngựa vằn trú tạm.

4. Cây Banyan

Người Ấn Độ vô cùng tôn thờ cây Banyan bởi nó gắn liền với truyền thuyết về các vị Phật. Họ làm lễ dưới gốc cây và đi “lang thang” len lỏi giữa các rễ phụ khổng lồ của cây. Bản thân một cây Banyan thôi cũng trông giống như “khu rừng” rồi do lượng rễ phụ vô cùng nhiều và chu vi tán cây có thể lên tới… 330m.


Các rễ phụ của Banyan khi chạm được tới mặt đất có thể tự hút dinh dưỡng từ lòng đất, góp phần phát triển “ngôi nhà chung” khổng lồ ấy.

5Cây "la bàn" Divi Divi - luôn chỉ theo một hướng

4 loài cây quái đản khiến con người bất ngờ 8

Divi Divi là loài cây nổi tiếng ở Aruba (khu vực biển Carribean), nó được coi là loài cây "la bàn" bởi luôn luôn chỉ theo một hướng Tây Nam. 


4 loài cây quái đản khiến con người bất ngờ 9


4 loài cây quái đản khiến con người bất ngờ 10
Divi Divi cao khoảng 9m, thân cây uốn cong một góc 90 độ, song song với mặt đất. Sở dĩ chúng có hình dạng độc đáo như vậy là bởi gió mậu dịch thổi qua hòn đảo này từ phía Đông Bắc. 

6Cây dương lá rung - quần thể cây lớn nhất

Nếu nhìn bề mặt những cây này, chúng có vẻ giống như các cây sống riêng lẻ, sự thật là bên dưới đất, tất cả các cây đều liên kết với nhau, mọc ra từ rễ cây mẹ - có tên là Pando. 

4 loài cây quái đản khiến con người bất ngờ 4
Theo ước tính, hệ thống rễ cây dương lá rung có thể trải rộng khoảng 429m vuông, tuổi thọ khoảng 80.000 năm và tổng trọng lượng lên tới 6.600 tấn.

4 loài cây quái đản khiến con người bất ngờ 5

Mỗi cây dương lá rung riêng lẻ sống được khoảng 130 năm và rễ lại tiếp tục tái tạo cây dương lá rung đã chết thành cây mới ở một vị trí khác gần đó. Cây dương lá rung được tái sinh từ các xúc tu - một loại rễ chồi ra ngoài từ các thân cây. 

4 loài cây quái đản khiến con người bất ngờ 6

Tuy rằng mỗi cây có thể có hình dáng khác nhau nhưng chung một đặc điểm di truyền bởi đều xuất phát từ một hệ thống rễ để trở thành cây riêng biệt. Vào mùa thu, lá cây chuyển sang màu vàng gạch và trông chúng dường như phát sáng lấp lánh trong ánh sáng Mặt trời.

4 loài cây quái đản khiến con người bất ngờ 7

Thường mọc ở khu vực miền Tây nước Mỹ, cây dương lá rung là một minh chứng rõ nét cho sự thống nhất và đoàn kết - đây chính là chìa khóa cho một cuộc sống lâu dài. 

 Cây bạch đàn cầu vồng - đa sắc màu nhất ARC EN CIEL

Thoạt nhìn, chúng đã tưởng những cây này như được ai đó sơn lên thân cây, nhưng kỳ thực, đây là màu sắc tự nhiên của chúng. 

4 loài cây quái đản khiến con người bất ngờ 1
Loài cây đặc biệt này được gọi là bạch đàn deglupta, hay thường được gọi là cây bạch đàn cầu vồng, nó còn có một cái tên khác là Gum Mindanao, hoặc Gum the Rainbow. 

4 loài cây quái đản khiến con người bất ngờ 2

Các vệt nhiều màu sắc trên thân cây của nó do các lớp vỏ đắp chồng lên nhau hàng năm vào các thời điểm khác nhau, vỏ cây có màu xanh non bên trong, sau đó chuyển sẫm màu hơn trong quá trình trưởng thành. 

Khi đó, nó sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau từ màu xanh, tím nhạt, cam và cuối cùng là màu nâu sẫm.

4 loài cây quái đản khiến con người bất ngờ 3
Bạch đàn deglupta là loài bạch đàn chỉ được tìm thấy trong tự nhiên ở Bắc bán cầu. Nó phát triển ở các vùng New Britain (Papua New Guinea) , đảo Ceram và đảo Sulawesi (Indonesia), đảo Mindanao (Philippines). 

Ngày nay, cây này được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, chủ yếu là cung cấp bột nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất giấy và đôi khi dùng để trang trí.




BUỔI EM VỀ

Em về làm nắng mùa xuân
Trong anh đông ngự khô từng lá cây
Em về, bước nhẹ như mây
Nước da em trắng thân gầy dễ thương
Ngày xưa khi má em hường
Mưa nguồn, gió biển cũng thương má đào
Em về, tóc rối xanh xao
Lược tay anh gỡ, ôi chao! Diệu huyền
Xa em, tình khóc truân chuyên
Gần em, anh thở ưu phiền trên môi

Nguyễn Đông Giang
( Thầy Nguyễn Văn Ngọc )

ĐẶC SAN 50 NĂM - ÁO LÍNH SÂN TRƯỜNG

Nguyễn Tôn Phương Khanh

“Ông B biết không. Có một lần tôi đến thăm một người học trò cũ lúc đó làm ăn cũng được. Đến nhà thấy có người trong nhà, tôi chưa kịp lên tiếng thì đã nghe: Chị hỏi ai, tôi thấy chị rất quen, mà chị tìm ai vậy? Được gọi là chị nên tôi bèn gọi lại là anh. Cám ơn, anh nói anh quen với tôi vậy anh quen tôi lúc nào, và quen ở đâu vậy. Sau một hồi cố nhớ, anh ta hớn hở –“ Đúng rồi, chị học cùng lớp với tôi”. Có tiếng cười ồ lên cùng lúc ở phía sau“ Phải rồi, cô giáo trẻ quá nên đã sau gần năm mươi năm gặp lại, được học trò cũ nhận là bạn cùng lớp, vậy là cô giáo trẻ quá rồi còn chi nữa …” Nghe nữ đồng nghiệp kể chuyện như vậy, tôi nghĩ rằng như thế là: em đã không nhận ra cô, bổng tôi sực nhớ linh tinh chuyện của mình.

Không lâu, mới đây thôi, trong một dịp đại hội liên trường, chưa đến giờ khai mạc mọi người còn đang tụm năm tụm ba ngoài sân, hàn huyên tâm sự. Tôi đang đứng với một nhóm anh em cựu học sinh bổng có người đến quàng vai tôi và cùng góp chuyện. Một em trong nhóm lên tiếng “Mi có biết ai đó không? ” Quay lại nhìn tôi, bất ngờ em này chùng người xuống, hai tay nắm lấy bàn tay tôi “Em xin lỗi thầy, em tưởng rằng nay thầy đã già lắm rồi đâu ngờ tóc thầy hãy còn đen…” Tôi thật sự xúc động “Em chẳng có lỗi gì cả, lâu quá rồi, chẳng qua em không nhận ra thầy”. Rồi, như được gợi nhớ, bao nhiêu kỷ niệm như một chùm liên tưởng được dịp kéo nhau hiện về. Những ngày mới ra tù về đi kiếm việc làm, tôi đến tiệm xin kẻ bảng hiệu bị từ chối vì mắt kém, đạp xe thồ thì bị khách chê không rành đường tắc, đi quét vôi các hãng xưởng nhà lầu phải trèo thang cao tuy nguy hiểm nhưng chưa có việc gì hơn nên tôi đành gắng theo nghề này được một thời gian cũng khá lâu, sau đó được một hợp tác xã dệt nhận cho một chân lao động thuê ngoài (không phải là xã viên). Bắt đầu học việc ở khâu kéo trục canh. Do tiếp thu nhanh, tiến bộ khả quan, lần hồi tôi được ban chủ nhiệm giao làm trưởng phân xưởng 3 (một trong 3 phân xưởng của HTX) rồi tiếp đến là trợ lý sản xuất kiêm trưởng ban thi đua, trưởng ban an toàn lao động...

TRAO TIỀN GIÚP EM LÊ QUANG VINH LỚP 12/10

Vừa qua sau đợt xạ trị lần thứ 2, em Lê Quang Vinh học sinh lớp 12/10 về để dự thi học kỳ I, thầy Phan Văn Tánh- Hiệu trưởng- thay mặt nhà trường đã trao số tiền của CHS giúp em Lê Quang Vinh.

TÌNH CHA

Ơn mẹ cha muôn đời con ghi tạc
Nghĩa sanh thành như biển rộng trời xanh
Công dưỡng dục núi cao nào sánh kịp
Ân đức dày trọn kiếp chẳng phôi phai...

Cha bôn ba vạn ngả đường xuôi ngược
Dạy chúng con trọn tâm niệm làm người
Rèn ý chí vươn lên trong học tập
Chăm chỉ, cần cù đích đến tương lai...

Sáng tinh mơ cha lẫn vào sương sớm
Dòng ngược xuôi, nuôi lớn những thâm tình
Trời tiết đông không làm cha tê lạnh
Dẫu thân gầy với tấm áo sờn vai...

Cha phía trước bao gian nan ôm trọn
Dành cho con đường rộng lớn thênh thang
Cha phía sau nâng con khi vấp ngã
Tinh tú nào sáng đẹp nhất Tình Cha!!!

Cha thầm lặng đối đầu bao nghịch cảnh
Con hiểm nguy cha gánh nặng muôn phần
Lòng bao dung, chân tâm luôn hướng thiện
Đã bao ngày thôi thúc nhịp chân con....

Mặc gió mưa cha vẫn vững tay chèo
Cho con trẻ đạt ước mơ thẳng tiến.
Là lá chắn chở che con muôn lối
Một đời lành êm ấm cạnh cha yêu!

Ôi hạnh phúc bên tình cha êm ái
Trái tim con in đậm nét son vàng
Đêm bình yên càng nhớ cha da diết
Tìm cha yêu trong ký ức đời con...

Một đời cha cần cù khuya sớm
Tóc già nua theo sương sớm nắng chiều
Cho con trẻ thoát cảnh đời cơ cực
Dù nguy nàn cha vẫn giữ tâm an...

Con khát khao ao ước mộng bình thường
Vơi nỗi nhớ bên cha già yêu kính
Ai còn cha xin đừng làm cha xót
Xin đừng làm thương tổn trái tim cha...

Sài Gòn- 20/12/2013
Huỳnh Thị Thiệp K10

ĐẶC SAN 50 NĂM - TRANG THƠ THẦY NGUYỄN VĂN NGỌC

Trang thơ Nguyễn Đông Giang (thầy Nguyễn Văn Ngọc)

 

Nhớ Về Đà Nẵng

đi, mang theo, Đà nẵng sông Hàn
nên hồn mình, nước chảy mang mang!
cám ơn Đà nẵng, nuôi ta lớn
đã đến nỗi nầy, ta phải đi

ai hiểu ta chừ, bỏ bến sông
Đà nẵng ơi! chết điếng trong lòng
nước ra biển lớn, ta xuôi mái
nước về đại dương, ta lưu vong

thế rồi, ta ở bên trời biệt
trông vầng mây trắng, nhớ Tiên sa
nhớ em khuya khoắc, rao bánh ú
còn ta, mưa lạnh cóng qua phà

Đà nẵng thời trung học của ta
bên ni sông qua phố học mà
nữ sinh thấy tội, hay han hỏi
ta thụt thà, nên chẳng được chi

ta từ An hải qua thành học
bạn bè chọc quê ta, ê mầy
“mầy bên kia sông, ăn cá sống”
ta buồn cho đến mãi hôm nay!

nhớ ngày ta qua sông đi học
gánh dùm em gánh cá lên phà
em cám ơn, cười giòn …mát bụng
ta mát lòng, mấy chục năm qua!

thành phố buồn vui bên dòng sông
ta đi sầu tê tái bên lòng
ta đi lúc trời cùng đất tuyệt
bao mùa lá rụng, tưởng là xong!

nghĩ tới, lòng buồn không ngủ được
tha hương quay quắt, buổi chưa về
nghe Đà nẵng, dầm dề lũ lụt
bên nầy ta, bao nỗi thương quê!
BÀI THƠ SÔNG HÀN
* Mến tặng những người con QNĐN- nđg

Bao năm, ta không về thăm sông Hàn
Bấy năm nhớ, chuyến đò ngang đò dọc
Năm xưa cùng em, lên đò đi học
Nay quê người, man mác gọi dòng sông!
Dòng sông quê hương, vẫn chảy thong dong
Cho dù chiến tranh …đạn bom tàn phá
Tiếng súng im rồi, người người vội vã
Bỏ lại phố phường…phủi áo ra đi
Bỏ lại Hàn giang, ai cũng nghĩ, vì
Cây sún, cái còng …làm ta lo sợ
Ta và Đà nẵng, ân tình nặng nợ
Ta đi rồi, nợ vẫn tình mang
Xưa, ta chinh nhân, em đi lấy chồng
Em bỏ thi, mảnh bằng trung học
Em bỏ thi, ta buồn muốn khóc
Tại bất tài, không dỗ ngọt được em!
Sông Hàn vơ tư, vẫn chảy ngày đêm
Chẳng thiết tha chi, chuyện đời thế sự
Người Bắc vào nam, điềm lành hay dữ
Lịch sử sang trang, lệ chảy….thôi đành!
Và bao nhiêu người, nay đã thành danh
Từ độ xa sông, chưa về bến cũ
Còn nhớ Hàn giang, những ngày máu mủ?
Những ngày lửa đạn, đốt cháy tuổi thơ!
Thật tình ta, chẳng mong em đợi chờ
Vì dư biết, em con bồng con bế
Ngày nào súng gươm, bây giờ bóng xế
Ngã ngựa giữa dòng, ngồi khóc bên sông!
Có mấy ai, khi trở lại dòng sông
Còn nhớ rõ, mình sinh ra từ đó?
Còn nhớ được, mình tắm sông từ nhỏ
Bơi lội vui đùa, trên bến sông xưa
Nay nhớ sông, đến độ lũy thừa
Trôi giạt mãi, đêm nằm nghe tê tái
Đêm nằm nghe, con sơng Hàn chảy lại
Trong tim mình, ngày tháng cũ thương yêu.

Cali 2009

ngày về, qua đò cuối năm

chiều cuối năm ta lên đò qua sông
gió thổi hiu hiu nắng úa bên lòng
An hải ơi! xin mừng ta trở lại
thuở ấu thời, con ngựa già long đong

ôi đời ta, đời buồn như mùa đông
râu tóc hắt hiu cái rụng cái còn
già nửa đời người dạn dày lận đận
chợt nghe hồn vừa nở những nhánh bông

có ai đợi ta trên con đò cuối năm
ôi, chỉ bóng ta chao bóng nước xuôi dòng
mặt mủi tiêu điều theo phần đời gió nổi
cái đời buồn như nước chảy trăm năm

thêm một mùa xuân ta già thêm một tuổi
tim phổi héo hon theo ngày tháng vô tình
cũng gắng quay về nằm trên đất Mẹ
Chúa đã buồn nhưng ta lại buồn hơn

đã mấy mươi năm ta hát khúc tiêu dao
đời còn ai là bậc anh hào
chẳng lẻ khóc để cho đời mai mỉa
chẳng lẻ cười khi thế sự lao đao

ta cứ dửng dưng như không có gì
giả bộ yêu đời như mọi khi
dan díu đời ta những thơ cùng rượu
còn nắng còn mưa nên chẳng thiết gì

nghĩ quẩn nghĩ quanh thêm buồn đời thi sĩ
hương khói nhà ai chạnh nhớ quê nhà
thôi chào em , chào con đò năm cũ
trôi vào xuân – ta, lòng rụng xót xa

Nguyễn Đông Giang
(thầy Nguyễn Văn Ngọc)

ĐẶC SAN 50 NĂM - MỘT TIẾNG THỞ DÀI VẪN LÀ KỶ NIỆM

Kính thưa thầy quý mến,

Đã bao năm trôi qua, giờ đây em còn cảm thấy ấm áp mỗi khi được tìm lại cảm giác cắp sách đến trường bên thầy cô và bè bạn.

Qua blog Đông giang, xem hình buổi họp mặt Đông giang hải ngoại, em có dịp được nhìn lại hình ảnh thân thương của người thầy mà em vô cùng quý mến. Có lúc thầy oai phong trong bộ quân phục khi đến trường, có lúc lại trang nghiêm trong bộ quần tây áo trắng. Thầy bước đi sang trọng và uy nghiêm trên khắp các dãy hành lang. Thoáng thấy thầy các em đều kính cẩn nghiêng mình chào hỏi…

Mới đó mà đã mấy chục năm rồi. Có lẽ thầy không còn nhớ đến em đâu, cô học trò đã được thầy tặng cho hai roi vào tà áo dài lúc em đi học trễ. Thầy Bang Tổng giám thị dáng người không cao, lưng thẳng, nước da ngăm ngăm, vóc dáng của người lính được biệt phái về trường. Chúng em thì rất nhớ đến thầy và mong được một lần cắp sách đến trường, đi học muộn để nhận của thầy hai roi ấm nóng nghĩa tình…

Thời cuộc đã đổi thay, thầy lưu lạc nơi xứ người, còn lại đây chúng em nay cũng đã lớn và trưởng thành. Tuy vậy mỗi lần đạp xe đi ngang qua cổng trường có bảng hiệu Hoàng hoa Thám với hai cánh cửa cỗng, di tích Đông giang năm xưa còn sót lại, lòng vẫn còn luyến nhớ không thôi.

Em cũng đã gắn bó với trường cho đến cuối năm 12 thầy ạ. Vì thế em cũng đã gặp lại thầy Thân phạt đứng dưới trụ cờ cũng vì cái tội đi học trễ.

Em, cô nữ sinh bé nhỏ ngày xưa, nhà tuy gần trường mà thường hay đi học trễ, và cứ bị phạt hoài. Bao nhiêu kỷ niệm thời cắp sách đến trường mà phải kể ra cho hết có lẻ phải dài hơn chuyện ngàn lẻ một đêm…

Sau hết em xin kính chúc thầy cô cùng gia đình luôn bình an sức khỏe, vạn sự như ý.

Cô học trò nhỏ năm xưa của thầy,
Trần thị Ngọc Bích

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

THƯ CÔ NGUYỄN THỊ YẾN


Thư cô Nguyễn Thị Yến


         Kính Chúc Thầy Lâm Sĩ Hồng và toàn thể Thầy Cô Cựu Giáo Chức và tất cả cựu Học Sinh Đông Giang cùng gia đình những ngày Lễ cuối năm an vui và Năm Mới 2014 dồi dào sức khỏe, thân tâm luôn an lạc.
          Thưa Thầy Hồng và Quý Thầy Cô,
          Các em Cựu học sinh Đông Giang rất quý mến,
          Tôi là Nguyễn thị Yến, cựu giáo chức Đông Giang năm 1972 - 1974, hiện đang ở cùng gia đình tại Sacramento - California.
Trước hết, xin cảm ơn Thầy Hồng, các anh chị em cựu giáo chức, cựu học sinh trong ban tổ chức ngày Kỷ Niêm 50 năm Đông Giang đã liên lạc và cung cấp cho tôi đầy đủ các tin tức và hình ảnh của ngày họp mặt Động Giang vừa qua. 
          Tôi đã nhận được các món quà rất quý:Đặc San Kỷ Niệm 50 năm Đông Giang (Hải ngoại và trong nước), quyển Thơ Đông Giang, và mới hôm qua vừa nhận được Thiệp Chúc Giáng Sinh - Năm Mới 2014 và DVD rất đẹp.
        Tôi rất cảm động và xin chân thành cảm ơn tấm lòng của Thầy Hồng, chị Hồng Khanh, em Thu Nhi, anh Quyền, em Phạm Văn Trình, anh Bang, anh Bạn...và tất cả quý vị trong Ban Tổ Chức
         Thời gian vừa qua, tôi rất bận và phải đi xa nhiều ngày, cho nên thật tiếc đã không thể về tham dự Ngày Họp Mặt Kỷ Niệm 50 Năm Đông Giang tại Nam Cali.  Qua việc theo dõi tin tức và hình ảnh online tôi thật cảm động thấy và biết chương trình "Ơn Thầy Nghĩa Bạn Tình Trường" được tổ chức thành công đẹp đẽ và rất ý nghĩa.  Đó là kết quả của những tấm lòng rất tình nghĩa, những tâm hồn sâu sắc gắn bó với mái trường xưa và công sức rất đáng quý của tất cả các Thầy Cô và cựu hoc sinh Đông Giang! 
       Xin được tán thán và chúc mừng tất cả chúng ta và Ngôi Trường Đông Giang thân yêu.
          Ước mong tinh thần Đông Giang sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng và phát triển để ý nghĩa của "Ơn Thầy Nghĩa Bạn Tình Trường" sẽ mãi mãi là món quà đẹp đẽ và vô cùng quý báu của cuộc sống trao tặng cho những nhà giáo và những học sinh rất tình nghĩa.

         Kính chúc an lạc,
         Nguyễn thị Yến



ĐẶC SAN 50 NĂM - CÁT ĐÔNG GIANG

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, chúng tôi xin giới thiệu lại bài thơ " Cát Đông Giang " của Vugia K7. Như anh tâm sự, anh bắt gặp đôi mắt Thầy Nguyễn Bang đỏ hoe khi Thầy chứng kiến cảnh tan hoang của ngôi trường thân yêu hầu như sập đổ hoàn toàn sau cơn bão Hester 1971. Đôi mắt ấy đã theo anh suốt cho đến bây chừ, bài thơ nầy anh xin kính tặng đến Thầy Nguyễn Bang và quý thầy cô đã một thời dành trọn tâm huyết và tuổi trẻ của mình cho các thế hệ học trò tương lai.

CÁT ĐÔNG GIANG

...Nhớ năm nào sau cơn bão, thầy trò nhìn nhau
cái nhìn nghẹn ngào đầy cát,
ngơ ngơ, ngác ngác…
có giọt nước lăn dài trên má thầy phờ phạc
lén lau mặt, phân trần:
“ Cát bay vào mắt Thầy nhiều quá!!!”

...Cô láng giềng chung trường quen thân mà thành lạ,
bởi bất ngờ tròn mười tám hôm qua;
đến lúc tôi đi, mới ấp úng, hiền hoà:
“Thôi chúc anh lên đường may mắn..”
rồi cúi mặt,
khẽ ngước nhìn nghèn nghẹn, mắt hoe hoe:
“ có hạt cát bay vào…”
...
Ba mươi năm
vội quá giấc chiêm bao
vội vàng quá tình xanh chưa kịp chín,
những trận bão tha hương
lại những chuyến lên đường
chai sạn quá chưa lần nào được khóc…
Chiều nay,
ngang qua trường, nhìn vào lớp học
nghèn nghẹn
rưng rưng
hạt cát của thầy, của em bỗng dưng bay vào mắt….

Vugia K7

ĐẶC SAN 50 NĂM - XÓM QUẠT

Đặng Ngữ

Có đôi khi, trong những cơn mệt mỏi rã rời, trí óc thường thích lang thang về miền trẻ con của ngày xưa ấy. Đời rất lạ, khi đã lớn, con người ta lại thường mơ những giấc mơ bất khả, mong được trở lại cái ngày xưa ấy, chỉ để được ăn ngủ vui đùa, chỉ để không phải suy nghĩ về bất cứ thứ gì to tát, thế giới chỉ là những cái ao chuôm, ngày ngày dang nắng và thỉnh thỏang bị đánh đòn…Và đời cũng rất lạ, khi còn trẻ con, cái bọn ngày xưa ấy chỉ mong được nhanh lớn lên, nhanh được tự mình quyết định cuộc đời của mình, được tự mình tiêu tiền của mình và thỉnh thoảng đánh đòn tụi trẻ con khác. Ờ! Cuộc đời vẫn thế, đời chẳng có chi lạ, con chim non luôn mong đến ngày rời tổ đâu biết những con chim trưởng thành mệt mỏi vẫn mong còn cái tổ ngày xưa để trở về.

Xóm. Lúc trước chỉ có mươi nóc nhà, mọi người đều biết rõ khuôn mặt của nhau, rõ nét từng vết sẹo, nốt ruồi của nhau nếu như có thể nói như thế. Nhưng về sau này xóm trở thành nơi quần tụ của những người từ phía bên kia đèo Hải Vân đùm túm , kéo nhau vào định cư nơi vùng An Hải này của Đà Nẵng, Quảng Bình có, Quảng Trị có và Thừa Thiên cũng có. Tui vẫn còn nhớ rất rõ, ông Ngọai bảo rằng, ngoài đó thường hay xảy ra nạn tên bay đạn lạc người chết, chỉ đơn giản thế thôi, chẳng biết vì đâu cuối cùng thì dân cũng chết. Sợ chết nên bỏ làng đưa nhau về đây xúm xít quay quần bên nhau, nương tựa vào nhau để mà sống tạo nên cái xóm nhỏ này.
An Hải lúc trước toàn cát. Một vùng cát trắng mênh mông trải dài từ phía bên này sông ra tận biển. Chỉ có cát, xương rồng , phi lao và những con người sống trên cát.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

ĐÊM NGUYỆN CẦU


Đêm đông giá thắp lên ngàn ngọn nến
Cành thông xanh hoa tuyết trắng giăng đầy
Đêm rực rỡ muôn vì sao lấp lánh
Đầy hào quang Thiên Chúa giáng trần gian

Em bên anh vui trong mùa sao sáng
Áo trắng bay trên phố đẹp muôn màu
Đêm giáo đường bài thánh ca vang vọng
Quỳ bên nhau khấn nguyện mãi gần nhau

Giờ thánh lễ thiên thần cao tiếng hát
Tiếng kinh cầu vang vọng khắp trời mây
Xin thế gian đẹp màu như thánh ý
Đêm vô cùng xao động đến ngàn sao


Chiều Bên Giáo Đường

Chiều bên giáo đường lặng lẽ mình anh
Tìm lại dư âm mùa Noel trước
Ngày xưa đó hai đứa mình chung bước
Đêm thánh giáo đường em còn nhớ không em ?

Giáng Sinh lại về anh nghe lạnh buốt thêm
Tuyết trắng mông mênh rơi đầy trên lối
Bầy tuần lộc lạc đường trong đêm tối
Còn món quà nào anh dành tặng riêng em

Bài thánh ca ngày đó êm đềm
Em khẽ hát lên trong đêm yên lặng
Tiếng hát ngày xưa bây giờ sao xa vắng
Ngàn thông u buồn rũ lá đứng bơ vơ

Xin cho em còn giữ mãi giấc mơ
Khi Giáng Sinh sang và mùa xuân tới
Nắng ấm sẽ về thêm niềm vui mới
Nở trên môi hồng người con gái anh thương…

Nguyễn Tấn Lực K6

NHỮNG LỜI KINH ĐÃ CŨ

Trích trong tập thơ Trôi Giữa Cõi Người

Những hạt lúa chết đi sẽ có đời sống mới
Những lời yêu thương cũ sẽ qua mau
Những đớn đau tưởng chừng còn đâu đó
Mà em sao vội vàng, vội vàng quá đỗi



Những tiên tri chẳng làm được trò trống gì ở xứ mình
Như những lời tỏ tình của anh trai làng bên giếng đất
Những gánh nước đêm trăng kĩu kịt
Mà rồi em cũng bỏ anh hàng xóm để lấy chồng xa
Dụ ngôn vẫn còn vang vang ngoài đồng vắng
Những toan tính lọc lừa đầy rẫy
Những rình rập bắt nộp người công chính
Những lời kinh cũ còn đó vẫn như có như không
Nếu chúng ta đóng kịp những chiếc tàu NO-E
Chúng ta đặc biệt chở những cặp tình nhân qua cơn hồng thủy
Chắc họ sẽ có cơ hội yêu nhau



Này em bé gái ơi! Hãy lớn nhanh để yêu người nam
Và cởi hết áo ngoài lẫn áo trong
Dù mùa cưới vẫn còn xa
Với những lời ngọt ngào trên đồi đất hứa



Em còn nhớ không những lời kinh đã cũ

Thầy Nguyễn Đức Bạn


NOEL

Chúc mừng em Noel vui vẻ
Cành thông xanh đã sáng lên rồi
Chuông giáo đường giục em vào đêm lễ
Hạnh phúc bên người yêu em hơn tôi...

Mùa giáng sinh nào trôi vào xa lắc
Còn ngân vang một đêm thánh vô cùng
Ta là ánh sao băng vừa thoát xác
Chúa lòng lành dang rộng cánh tay thương

Mừng cho em đêm nay vui vẻ
Lời thì thầm hóa đá giữa vô biên
Con đường ấy bây giờ xin vẫn đợi
Một dáng hình quen không phải cho mình

Góc khuất giáo đường, con quỳ dâng Chúa
Lời cầu kinh cứu rỗi một linh hồn
Xin ơn phước người con yêu quý nhất
Đã gặp được người hơn con, yêu em...

Nguyễn Đại Bường
( Nguyễn Quốc Huấn K10)


Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

NGÀY SINH RA ĐỜI

Xin cảm ơn tình cha nghĩa mẹ
Để có mình sống giữa thế gian
Biết yêu thương, biết cả gian nan
Là thân phận, ở cùng nhân thế.

Xin cảm ơn tình huynh nghĩa đệ
Che chở nhau lúc nắng, lúc mưa
Lúc cơ hàn lòng sẵn tay đưa
Cơm hẩm cháo hoa cùng vui vẻ.

Xin cảm ơn tình em chia sẻ
Khi ngọt bùi và cả đắng cay
Ngày mùa đông áo mỏng, heo may
Đêm ấm áp dịu xoa bao khổ.

Xin cảm ơn nghĩa tình con, bố
Dẫu nhọc nhằn khát sữa bú tay
Nhoẻn miệng cười khi bố đưa tay
Ôm ấp đông hè mong chóng lớn.

Xin cảm ơn tình người khắp chốn
Là người thân bè bạn nơi nơi
An ủi với nhau lúc chơi vơi
Xin nhận nợ nầy làm lẽ sống.

NGỌC TÂN K6

THUNG LŨNG HOA VÀNG


 
 
Vậy là tụi mình sẽ được gặp lại nhau sau 38 năm xa cách.Ý tưởng này bắt đầu hình thành từ ba cô bạn gái rất thân. Bàn bạc với nhau trong suốt năm vừa qua và hẹn nhất định sẽ có một ngày gặp mặt. Vé máy bay đâu đó đã mua rồi. Anh Đào chuẩn bị đón Thanh Nhạn từ Utah bay qua, Ngọc Thọ từ Florida bay đến…. Nao nức trong lòng đến nỗi đêm không ngủ được khi cứ tưởng tượng dung nhan bạn cũ có còn giống ít nhiều ngày xưa không, của những ngày còn cắp sách tung tăng đến trường Đông giang cát trắng!...

Sáng ngày 3 tháng 7, 2013 con gái đưa mình ra phi trường, thỉnh thoảng ngó qua nhìn thấy mẹ cứ mãi mỉm cười, nó biết tỏng trong lòng mẹ đang nghĩ gì rồi: ta trẻ lại như thời tuổi đôi mươi và đang bồn chồn sung sướng sắp tương phùng bạn cũ.

PHẦN CHẤP BÚT BÀI CHUYẾN ĐI DÀI CỦA ANH NGUYỄN ĐĂNG KHOA

Sau khi biết được thầy Trần Huiền Ân là tác giả bài thơ, bài học thuộc lòng "Chuyến đi dài", anh Nguyễn Đăng Khoa đã xin phép tác giả được chấp bút viết tiếp phần sau từ Sông Gianh trở ra, theo thư anh Khoa: Với kiến thức hạn hẹp của "hậu bối", với "tay nghề" non, yếu ớt và rất amateur, nếu Thầy không chê, con xin phép được gửi đến Thầy và trang ĐG-HHT phần chấp bút của con như một tấm lòng của một người yêu thơ thầy.
Sau khi đọc phần chấp bút, thầy Trần Huyền Ân ngoài một vài góp ý chân tình Thầy đã có lời khen: Đoạn của Khoa nhờ em thả tự do, có chỗ như viết về Hạ Long đến 4 câu, thoải mái hơn. Nói chung là một bài thơ hay vì rất có hồn, có những đoạn hay như đoạn viết về núi Hồng Lĩnh, động Hoa Lư...

CHUYẾN ĐI DÀI
(Tác giả: Trần Huiền Ân)

Tuổi niên thiếu vốn giàu mơ lắm ước
Tôi đã nuôi trong trí chuyến đi dài
Biết bao giờ cho thỏa được lòng trai
Chân bé quá, không mang hài vạn dặm
Để ngày tháng vơi đôi phần thăm thẳm
Bản đồ đây tôi dự ước hành trình
...............................
Giữa phương Nam biển dội sóng thanh bình
Tôi sẽ lấy Côn Sơn làm khởi điểm
Sau giây phút để tâm hồn mặc niệm
Lắng không gian nghe tiếng gọi tiền nhân
Đường thênh thang chí quyết cũng xem gần
Đây Phú Quốc mùi quê hương tỏa rộng
Hà Tiên với cảnh non chùa Thạch Động
Kiên Giang còn Nhật Tảo sáng ngàn năm
Mắt cô em Cái Sắn tựa trăng rằm
Bao la quá ruộng Cà Mau xếp gợn
Thuyền độc mộc xuôi trên dòng Cái Lớn
Xuyên kênh đào về trẩy hội Tây Đô
Lòng Hậu Giang bát ngát tận đôi bờ
Cùng hẹn với Sông Tiền trôi chậm rãi
Sen Đồng Tháp phơi màu tươi thắm mãi
Núi Điện Bà che rợp bóng tôn nghiêm
Trăng Sài Thành e thẹn dưới đèn đêm
Hai ngả nước ai Đông Nai - Gia Định?
Bờ Long Hải chiều êm rây nắng tịnh
Bưởi Biên Hòa ngọt liệm khách miền xa
Trà B'Lao sưởi ấm nếp môi già
Đà Lạt gió quyện vầng mây thác nước
Rừng Ban Mê suối đờn nai khẻ bước
Buồm lao xao Phan Thiết rộn niềm vui
Ngọn Tháp Chàm cô quạnh tiếc ngày trôi
Tàu vạn quốc về Cam Ranh chen chúc
Thùy dương rủ Nha Trang thêm hiền thục
Đá Bia còn nguyên nét triện người xưa
Bãi Tam Quan cát mịn ấp chân dừa
Guồng xe tưới Sông Trà gieo bụi trắng
Ngũ Hành ngắm mặt Hàn Giang phẳng lặng
Hải Vân đài cao vút tuyệt đường chim
Nửa khuya chuông Thiên Mụ vọng êm đềm
Cả Hương, Ngự la đà theo nhịp trúc
Cầu Hiền Lương...
...sẽ nối tình Nam Bắc
Xóa nhòa đi dòng phân cách thương đau
Từ Nam Quan cho đến mũi Cà Mau
Liền một dải
...và chuyến đi lại tiếp...

Sông Nhật Lệ phơi lòng non xanh biếc
Cho ruộng đồng giọt sữa mẹ phù sa
Cho đất ngang nhỏ nhắn cứ bao la (*)
Cả dải kỳ quan Phong Nha tuyệt đẹp!

Chùa Hương Tích con đường lên nhỏ hẹp
Bao nhiêu người chen chúc trẩy hội xuân
Dòng Lam Giang nước chảy như reo mừng
Chiếc cầu nối giữa Nghệ An - Hà Tĩnh

Tục xưa truyền non cao 99 đỉnh
Núi Hồng kia là biểu tượng hồn thiêng
Biển Sầm Sơn nổi tiếng khắp trăm miền
Hòn Trống Mái khắc tình yêu vào đá

Ngắm Hoa Lư, cố đô chiều yên ả
Lưu sử xanh 3 triều đại 6 vua
Với Tràng An cảnh đẹp tả sao vừa
Non nước đó long lanh in trời biếc

Hùng vĩ non xanh trùng trùng điệp điệp
Quanh Mai Châu, cánh đồng lúa bạt ngàn
Kia Kẽm Trống với các hang Tối – Sáng
Nhủ đá vang tựa thạch cầm thiên nhiên

Chuông Cổ Lễ như trút hết ưu phiền
Lòng thanh thản nhẹ lâng ta tiếp bước
Quê hương ta, chẳng nơi nào sánh được
Nét đẹp dịu dàng, mê mãi trong tâm.

Về Thái Bình ghé làng bạc Đồng Xâm
Lên Hải Dương (Mộ Trạch) viếng thăm “lò tiến sỹ”
Ôi, “địa linh nhân kiệt”, thiên nhiên kỳ vĩ
Hãnh diện biết bao, đất Việt rồng thiêng!

Hạ Long, kỳ quan thế giới thiên nhiên
Muôn vàn đảo ngọc giữa bao la biển cả
Tuyệt làm sao, nét giao thoa đẹp lạ
Của biển trời và non nước nên thơ.

Biển Đồ Sơn ôm con sóng xô bờ
Trong sắc thắm của màu “Hoa Phượng đỏ”
Hào hùng, khí phách Bạch Đằng Giang ta đó
Vùi giặc thù Nam Hán, Tống, Nguyên-Mông

Vút tầm mắt xa tận phía bờ Đông
Mũi Sa Vĩ nơi địa đầu Móng Cái
Chùa Tam Thanh vang tiếng chuông huyền thoại
Hòn vọng phu nàng Tô Thị, Đồng Đăng

Qua Bắc Giang nếm ngụm rượu Làng Vân
Về Bắc Ninh nghe dân ca quan họ
Lên Cao Bằng viếng thăm hang Pác Bó
Ấm chè thơm dịu mát Thái Nguyên xanh

Giữa Bắc Kạn, Hồ Ba Bể uốn quanh
Bao la quá, một màu xanh ngọc bích!
Dạo Tuyên Quang vùng đất nhiều di tích
“Khu Tân Trào” lừng lẫy chiến công xưa

Viếng Động Tiên, Hà Giang lúc giao thừa
Thỉnh nước thánh lòng mong cầu may mắn
Ngắm Sa Pa trong chiều sương tĩnh lặng
Núi Hàm Rồng tiên cảnh chốn trần gian

Đẹp làm sao thung lũng lúa ngút ngàn
Ruộng bậc thang Lìm Mông, Mù Căng Chải
Đã xuôi về vùng trung du Yên Bái
Thể nào quên món “gác bếp thịt Trâu”

Vượt non ngàn lên vùng núi Lai Châu
Mây sương phủ bốn mùa se gió lạnh
Chiến thắng Điện Biên vinh quang, hiển hách
Chấn động địa cầu, vang mãi khúc hoan ca

Chiều bồng bềnh trên Sông Mã trôi xa
Nhớ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”
Phú Thọ, Phong Châu cội nguồn dân tộc
Tổ Vua Hùng - khai dựng nước Văn Lang

Dịp đầu Xuân có Hội Phết Hiền Quan
Hội Hát Xoan đối giao duyên nam nữ
Cung “tiến Vua” cá quý tên Anh Vũ
Lưu vực ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì

Xứ Đoài xưa, vùng núi tổ Ba Vì (**)
Chứa cả kho tàng tâm linh, truyền thuyết
Tản Viên Đức Thánh - Sơn Tinh bất diệt
Ngự trị muôn đời trong tín ngưỡng dân gian

Trúc Lâm Tây Thiên trước cổng Tam Quan
Dòng phật tử về hành hương, vãn cảnh
Cung kỉnh nghiêm trang trước Phật đài đạo hạnh
Xua sân si tìm về chốn an bình

Trời Hà Tây quyện trong ánh bình minh
Như dãi lụa tết vần thơ mời mọc
Lung linh Hương Tích giang sơn gấm vóc
Ráng chiều phơi dệt thẫm nước non ngàn

Trãi dọc sông Hồng bên bờ tả ngạn
Phố Hiến yêu kiều thương cảng cổ lừng danh
Ngược dòng về Hà Nội phố rêu xanh
Thăng Long thành cổ nghìn năm văn hiến…

Ôi, đất nước mến yêu "vạn non nghìn biển"
Từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái
Như tấm lụa đào nước ta liền một dãi
Xứng danh muôn đời đất Việt rồng thiêng!!!

(Phương Phương - Quý Đông 2013)


(*): Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất Việt Nam (= 50km từ giáp ranh giới Lào ra Biển Đông)
(**): Theo Nguyễn Trãi trong "Dư địa chí"


THƯ THẦY TRẦN HUYỀN ÂN

Trước khi chúng tôi trích đăng thư của Thầy, chúng tôi xin được nói thêm về Thầy:
Theo Việt Báo thì tên và bút danh của Thầy là Trần Huiền Ân ghép tên thật Trần Sĩ Huệ thành Ân Huệ, nhắc “kẻ sĩ” nhớ ơn cuộc đời, theo Từ điển mở Wiktionary thì Ân Huệ là Ơn to lớn ở trên ban xuống.
Thầy cũng khắc Triện để đóng vào các tác phẩm ký tặng nhưng tên trên chữ Triện của Thầy không như nhiều người thường dùng chữ Hán hay chữ Việt viết theo kiểu chữ Hán, Thầy chỉ đơn giản dùng tiếng Việt nhưng cái độc đáo ở đây Thầy dùng chung 1 chữ N cho 3 chữ cuối của bút danh.

nh.
Thầy cũng hay ký tên tắt trasih = trần sĩ huệ, theo thầy chữ trần huiền ân khó viết tắt, trần huiền ân = thân, dễ hiểu lầm là thân tình, thân mật v.v..
Vừa rồi chúng tôi nhận được thư của thầy Trần Huyền Ân gửi, Thầy nói rõ thêm một số điều mà chúng ta muốn biết, hôm nay chúng tôi xin phép được trích đăng lên đây để anh chị CHS chúng ta biết thêm một số thông tin về người bạn Vũ Dzũng của Thầy và bài thơ - bài học thuộc lòng-: Chuyến đi dài.


- Về Vũ Dzũng là một người tài hoa. Nguyên học sinh Chu Văn An Hà Nội – Sài Gòn. Viết văn, làm thơ, chữ đẹp, vẽ đẹp. Sau khi đậu Tú tài, mộng du học không thành, học Kiến trúc. Từng làm Thư ký Tòa soạn tuần báo Sinh Viên, Trưởng đoàn Văn nghệ sinh viên (của Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn – 1963, 1964) thời ông Lê Hữu Bôi làm Chủ tịch Tổng hội. Ông Bôi học Quốc gia hành chánh, một thời rất nổi danh. Sau 75 Dzũng cũng điêu đứng lắm. Rồi khi đổi mới đi làm báo thuê cho nhiều chỗ. Gần đây ông Nguyễn Trung Dân kéo về làm biên tập cho chi nhánh phía nam NXB Hội nhà văn tại SG, chứ chẳng phải là “công tác” gì.

- Về việc làm sách giáo khoa ngày trước: Ai muốn soạn cũng được, nhưng phải soạn đúng theo tiêu chuẩn giáo khoa và người chủ biên phải có uy tín mới được NXB in. Ông Bùi Văn Bảo là một nhà giáo rất có uy tín trong ngành. NXB Sống Mới xuất bản rất nhiều sách giáo khoa. Không phải sách in ra là được dùng ngay. Phải được Nha Tu Thư của Bộ Giáo Dục xét duyệt, nếu được họ sẽ có thông báo đến tất cả các tỉnh và đăng lên công báo là quyển sách ấy: tên sách, tác giả, nhóm tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản… được công nhận, được phép dùng trong nhà trường. Sau đó thầy giáo mới dùng và cho học sinh mua dùng. Dùng sách chưa được cho phép là vi phạm quy chế về quản trị học đường, Hiệu trưởng và giáo viên sẽ bị kỷ luật. Sau này, một số sách do Trung tâm học liệu Bộ Giáo Dục xuất bản, vẫn phải có sự đồng ý của Nha Tu Thư từ lúc bản thảo, nên những sách của Trung Tâm học liệu in xong không phải xét duyệt nữa.

- Về bài thơ “Chuyến đi dài”, đoạn của tôi bị hạn chế vì tôi tự “trói tay” mình, một nơi chỉ viết một câu. Quảng Nam coi như một câu rưỡi nói dến Ngũ Hành và Hải Vân, Huế hai câu, nói đến sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ. Chẳng hiểu vì sao tôi làm vậy. Thành ra nhiều chỗ không nói hết ý. Vũ Dzũng có nới tay hơn nên có thể đưa tình cảm vào thuận tiện.
 

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

Chúng tôi xin mời thư giãn với chữ BẤT trong THAM NHŨNG của Thường Đoàn K9

CHỮ “BẤT “ TRONG “THAM NHŨNG”

- Chống tham nhũng là việc làm : Bất khả thi
- Nhân viên nghi ngờ sếp tiêu cực : Bất mãn
- Nhân viên “tố” sếp tham nhũng : Bất dắc dĩ
- Nhân viên biết sếp tham nhũng nhưng…im lặng : Bất lực
- Tham nhũng mà ăn chia không đều : Bất công
- Tham nhũng để bị …lộ : Bất cẩn
- Tham nhũng bị luật pháp “sờ gáy “ : Bất dung gian
- Ăn lương công chức mà giàu nhanh đáng ngờ : Bất thường
- Giàu lên nhờ …tham nhũng là : Bất chính
- Lợi dụng chức quyền để tham nhũng là : Bất lương
- Có chức quyền nhưng không hề…tham nhũng : Bất ngờ
- Lập quĩ đen là : Bất tín
- Bao che cho tham nhũng : Bất bình
- Tỉ lệ % “lại quả” công trình, dự án là : Bất thành văn
- “Tố” tham nhũng nhưng “yếu chứng cứ “ : Bất phân thắng bại
- Chống tham nhũng bị trả thù : Bất đắc kỳ tử
- Tham nhũng thuộc loại “sâu bự” : Bất khả xâm phạm
THƯỜNG ĐOÀN K.9

Mời Quý thầy cô, anh chị xem 36 hình chụp đúng lúc ( sưu tầm trên trang baomai.blogspot.com )


QUA SÔNG THĂM BẠN MÙA BÃO LŨ

Đức của gió là thổi
Đức của nước là chảy
Đức của tao với chúng mầy là nhớ nhau

Thu Bồn mùa nầy đỏ đục dâng cao cho bằng bầu trời xám xịt đang cúi xuống
Con đò vặn mình trèo lên lềnh bềnh bèo bọt
Trèo lên giọt mưa rơi ngang
Tao co ro qua sông không tần ngần mới lạ!

Chợ huyện đã quá đủ eo sèo chằm tơi nón lá
Than củi đã rất mùa đông vón lại cái bập bùng
Con dế con sùng sao không giòn rụm ngày xưa
Thời quần đừi áo thun ba lổ
Mà lựng thơm mùi bãi bồi phùn mưa héo nắng

Chẳng lẽ bắt chước Lý Bạch ngắm dòng sông mà cảm khái Quân bất kiến Thu Bồn chi thủy...
Chẳng lẽ hỏi nhau cơm áo gạo tiền
Chẳng lẽ kháo nhau mãi chuyện Nhật và Trung Quốc cà khịa nhau ở biển Hoa Đông
Chẳng lẽ chửi mãi gã lang băm nào đó vất xác bệnh nhân xuống sông Hồng
Tao cũng giấu biến tập thơ mình vớ vẩn
Nhẹm luôn cả lời đề tặng
Để lặng thinh soi vào từng vết chân chim từng sợi tóc ẩm mốc
Để ly rượu mời nhau không cay lòng mà ấm mắt

Trí ơi hãy ghitar lên
Điểu ơi hãy giọng lên
Cho âm thanh xua tan rét mướt
Cái rét mướt của tình đời
Xua tan nỗi nhớ
Cái nỗi nhớ quá ngắn của ngày gặp nhau

Tao nén cơn ho trầm kha nghe bài Đêm mơ Thu Bồn khản đặc thuốc lá
Thấy chúng mình không chảy
Không thổi
Mà trì hành đức lắng lại
Như ly rượu chẳng buồn cạn
Đang mùa bão lũ mà mình không bão lũ
Đang rất gần nhau mà đang xa nhau
Như tao quyết định qua đò thăm chúng mầy
Là tao đã vất nỗi sợ hãi lại bên bờ sông quạnh quẽ!

Nguyễn Đại Bường
( Nguyễn Quốc Huấn K10)

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

CHÙM THƠ NGUYỄN VĂN GIA 10


 
THÀ RẰNG


Bầy đàn là cái chi chi
Thà rằng lặng lẽ mỗi khi đi về
Rảo quanh cái cõi u mê
Rong chơi dăm bữa mai về hư vô .

ÔI THÔI RỒI

Dối trá và sợ hãi
Đã trở thành thói quen
Cái tôi đã thành cái
Hai mặt và phân thân .

CŨNG NHƯ KHÔNG

Tiếng vỗ một bàn tay
Dẫu vang vọng đâu đây
Lòng ta như trống trận
Làm sao mà nghe thấy !

DÂU BỂ


Nửa đời mới ngộ ra rằng
Cái chi
Cũng tựa phù vân giữa trời
Trông về trước
Ngoảnh lại sau
Cái chi
Mà chẳng bể dâu, hỡi người?
Sông còn đây
Nước về đâu
Chính ta cũng lạ với râu tóc mình .

Nguyễn Văn Gia

ĐẶC SAN 50 NĂM - HỒI ỨC VỀ TRƯỜNG ĐÔNG GIANG (HOÀNG HOA THÁM)



Chúng ta ai cũng có tuổi thơ, tuổi học trò, thời gian đi làm và cả chặng đời vật lộn với cuộc sống và trong mỗi chúng ta ai cũng đều có những hồi ức lặng lẽ cho riêng mình, với biết bao kỷ niệm thân thương về một thời đáng nhớ.
Với tôi vui nhất, hạnh phúc nhất không phải là lần tốt nghiệp rời khỏi ghế nhà trường cũng chẳng phải ngày lên xe hoa hoành tráng giả từ thời con gái để nhận sứ mệnh làm vợ và làm mẹ mà là..? Có tin không ''ngày nhận quyết định của Bộ Giáo Dục bổ nhiệm công tác tại trường Đông Giang'' nơi có thầy Lâm Sĩ Hồng làm hiệu trưởng, có cô Võ Thị Cúc Hương, bạn học cũ đang giảng dạy ở đó.

ĐẶC SAN 50 NĂM - DUYÊN TÌNH

Mến tặng Tôn Nữ X…..

Gặp lại em nhớ những chuyện ngày xưa
Phút giải lao những trận cười nghiêng ngữa
Bữa cơm trưa chỉ một chén cơm ôi
Có những ngày miếng cơm ta nuốt vội
Chuyện khách hàng đòi hỏi lắm đa đoan
Ta nếm mãi mùi vị của lo toan
Tù viễn xứ mặc ta không có tội
Hôm nay gặp trong tình thương nỗi nhớ
Tình chúng ta như sóng biển ngoài khơi
Nghĩ đến em trong những ngày còn lại
Hai mươi năm mộng cũ vẫn xa vời
Gặp em chỉ là muộn màng hoang dại
Đi bên nhau mà nghĩ đến xa nhau
Muộn rồi anh thời gian không ngóng đợi
Quên em đi chỉ một giọt sương mai
Mộng cùng anh bên nhau thật xa thẳm
Sao tương phùng giã biệt lắm chua cay
Nhìn sao lạc giữa bầu trời xanh thẳm
Gặp nhau mới biết duyên tình còn đây
*
* *
Bạn già như khói như mây
Một cơn gió thoảng biết đâu mà tìm
Cùng nhau kể chuyện tâm tình
Giận hờn thương nhớ một mình sao khuây.



Hoa Đông Giang

THÔNG BÁO VỀ VIỆC MY OPERA ĐÓNG CỬA

Chiều ngày 19.12.2013 tài khoản email của chúng tôi chính thức nhận được thông tin của MY OPERA về việc đóng cửa, với nội dung sau:

Khi My Opera đã được đưa ra vào năm 2001, nó nhanh chóng trở thành một vị trí quan trọng cho chúng ta để đáp ứng với bạn. Chúng tôi đã có nhiều sự tương tác tuyệt vời với bạn trên diễn đàn và trên blog. Toàn bộ ý tưởng này đem lại cho bạn một trang thông tin, chia sẻ hình ảnh và gửi email trở thành một thú vị rất lớn bên cạnh là những dự án phụ. Trong những năm qua, chúng tôi đã nhìn thấy phương tiện truyền thông xã hội, viết blog các trang web và dịch vụ tin nhắn mới cung cấp nhiều hơn và tốt hơn, tính năng hơn chúng ta có thể duy trì. Các dịch vụ là duy nhất của họ kinh doanh. Tất cả các bạn biết tên của họ và bạn có thể sử dụng dịch vụ của họ đã.

Sự bùng nổ của các trang web và số lượng tài nguyên chúng ta cần phải duy trì dịch vụ của chúng tôi đã thay đổi quan điểm của chúng tôi trên My Opera. Chúng tôi đã thực hiện tốt trong nhiều năm, nhưng chúng tôi tin rằng nội dung của bạn có thể có một ngôi nhà tốt hơn ở nơi khác, vì vậy chúng tôi đã thực hiện các quyết định đóng cửa My Opera ngày 1 tháng Ba, 2014...


Như vậy trang MY OPERA sẽ chính thức đóng cửa bắt đầu từ ngày 1/3/2014, trước đây có nhiều thông tin việc đóng cửa My Opera, chúng tôi đã nhờ con trai chị Lệ Vân và chị Mạnh Thu K9 đã chuyển toàn bộ trang My Opera 45 năm sang trang: donggianghoanghoathamdn.wordpress.com,

Ngoài trang wordpress.com trên, chúng tôi đã có trang đồng hành cùng My Opera từ ngày 30.9.2012: truongdonggiang-hoanghoatham.blogspot.com, mời thầy cô, các anh chị tiếp tục theo dõi trang ĐG-HHT trên wordpress.comblogpot.com sau khi My Opera đóng cửa, riêng trang My Opera 50 năm mặc dù đồng hành với trang My Opera 45 năm từ tháng 3 năm 2012 nhưng nếu không lưu giữ thì sẽ mất hết các comment rất dễ thương, nhất là nhưng bài thơ comment về Tháng chín, chúng tôi tiếp tục sẽ chuyển trang My Opera 50 năm để lưu giữ.

Riêng về hình ảnh đã đăng trên trang My Opera 45 năm từ ngày 12.10.2008 đến nay chúng tôi đã lưu giữ tất cả vào picasaweb.google.com, có dịp chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu lại toàn bộ số hình ảnh nầy.

Kính báo

 Blog ĐG-HHT

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

HẠNH PHÚC KHI TA BÊN MẸ.

Nhớ mẹ bạc lòng con đêm trắng
Bóng liêu xiêu bước dưới trời giông
Bụi đường phai nhạt màu mắt mẹ
Lá đổ muôn chiều nhặt mong manh...


Mẹ níu mưa về tưới lo toan
Mang tia nắng ấm sưởi cơ hàn
Biển đời mẹ gội bao mưa nắng
Đường dài muôn vạn dấu chân qua


Mưu sinh quang gánh còng lưng mẹ
Tấm áo mong manh rét tứ bề
Trời đông qua quít lưng cơm độn
Dành hết cho con những ấm nồng...


Tối trời hiu hắt ngọn đèn đêm
Trăng khuya mờ ảo trước sân vườn
Vá chằm tấm áo cho con trẻ
Mai bước đến trường những hân hoan...


Mẹ cho con cả trời mơ ước
Cho lối con về phủ ngàn hoa
Khơi hồn con trẻ bừng sức sống
Tình mẹ sáng ngời giữa tim con!


Trên những con đường lá me bay
Mẹ dõi theo con bước thăng trầm
Nắm bàn tay mẹ- thênh thang lối
Bên đời có mẹ nắng xuân reo!


Hạnh phúc như mây trời lang thang
Hạnh phúc như ráng chiều mong manh
Con ôm chặt vào lòng muôn hạnh phúc
Cám ơn đời trong tình mẹ bao la...

Cám ơn đời ta có mẹ yêu thương!

Sài gòn 15/12/2013
Huỳnh Thị Thiệp K10


ĐẶC SAN 50 NĂM - ĐÔNG GIANG TRONG KÝ ỨC

 

-Tưởng niệm cô Nguyễn thị Minh Nga dạy trường Cổ mân Đà nẵng.
-Thân tặng chị Phạm thị Thu Nhi học sinh khóa 8 Đông giang.


Hai tiếng Đông Giang nghe sao mà ngọt ngào và thân thương quá. Tôi được nhận vào lớp sáu năm 1974. Lần đầu tiên bước vào ngôi trường đối với tôi thật là bỡ ngỡ và xa lạ.
Trước sân trường toàn là cát trắng, mấy cây bạc hà cao khẳng khiu ru mình trong gió nghe lao xao.
Người bạn trong lớp đầu tiên tôi để ý là Ngô thị Túy Phượng, lúc đó tôi thấy cô bạn này hay hay và có những nét ngộ nghỉnh giống mình nên tôi mon men tới gạ chuyện làm quen. Đang nói chuyện say sưa bỗng ba tiếng trống vang lên làm tôi giật mình chạy vội vào lớp. Không ngờ hai vạt sau áo dài của hai chị em đã bị ai đó buộc vào nhau nên khi tung chạy thì cả hai vạt áo đều bị đứt. Thế là chiếc áo mới ngày đầu đi học đã không còn nữa, tôi khóc như mưa. Khóc không phải vì tiếc chiếc áo dài mà vì thương quý một kỷ niệm về chiếc áo dài mà tôi có được. Một kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên dù cuộc sống có như thế nào chăng nữa, tôi vẫn nhớ như in.

ĐẶC SAN 50 NĂM - KỶ NIỆM

Mỗi khi nhớ về trường Đông Giang tôi nhớ đến bãi cát vàng thật lớn mà học trò phải "vượt qua"... để vào lớp. Tôi nói vậy vì trong trí tôi sân trừơng này lớn lắm, bước đi trên cát đã khó mà khi mấy đứa con trai thích gọi tên mình hay trêu ghẹo thì vất vả vô cùng.
Nhưng bên cạnh đó tôi cũng có nhiều kỷ niệm vui vui trên sân trường này. Năm đó hình như tôi học đệ ngũ, hè đến trường có tổ chức cắm trại ngay trong sân.
Lớp tôi do thầy Bạn hướng dẫn, thầy trò tôi chuẩn bị trước đó lâu lắm. Hình như Nguyễn thị Ba và Bay lo phần ẩm thực, Loan và Kim sơn Văn Nghệ, Bích báo là Diệu Thuấn và tôi (Cho đội của tôi thôi! nếu tôi có nhớ sai, xin đừng la lên nhé!). Hình như ngày nào chúng tôi cũng bàn soạn về ngày trọng đại này. Một trong những điều mà chúng tôi kỳ nài với thầy Bạn nhiều nhất là vấn đề đồng phục. 


Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

BỐN MÙA THƯƠNG NHỚ

Người thương ơi! Anh đã về đây
Hàng cây cao nghiêng bóng nắng gầy
Sân trường đó em đi đâu mất
Chỉ còn anh với lá thu bay

Người thương ơi! Em đi về đâu ?
Hoa sầu đông rụng trắng mái đầu
Con đường xưa riêng mình anh bước
Biết đâu tìm trong bóng đêm sâu

Mái trường ơi! Kỷ niệm còn không ?
Mùa xuân qua sắc nhớ pha hồng
Cành hoa tím trao em ngày ấy
Một chút tình sao cứ ngóng trông...

Nơi em về ngày có còn vui?
Hoa phượng rơi kỷ niệm chôn vùi
Áo trắng xưa chìm vào dỹ vãng
Sân trường còn niềm nhớ khôn nguôi...

Nguyễn Tấn Lực K6


TIN BUỒN

Chiều nay 17.12 chúng tôi có dịp đi cùng anh Phụng (K11), chị Thật (K12) thay mặt anh chị trong gia đình chị Huỳnh Thị Thiệp (K10), Huỳnh Thái Hòa (K24) đi viếng đám tang anh Mai Xuân Nam lớp 12/4 Hoàng Hoa Thám năm học ( 1990-1993) tức cựu học sinh K24 ĐG-HHT.
Một đám tang rất thương tâm cho người đã mất, một đám tang mà tình cảm thầy trò, bạn hữu rất cao quí mà ai nghe qua có thể không tin nỗi với cuộc sống xã hội như hiện nay, cứ ngỡ như trong câu chuyện cổ tích ngày xưa.
Mai Xuân Nam sau khi học xong cấp 3 trường Hoàng Hoa Thám anh theo học trường Trung cấp điện Hội An, sau đó lên công tác trong ngành điện lực tại một huyện miền núi thuộc tỉnh Đắc Lắc, anh mồ côi mẹ từ năm cấp 2, cách đây 10 năm anh bị tai nạn chấn thương sọ não, trở về sống với người cha, một thời gian rồi cha cũng đi theo mẹ, anh tiếp tục sống một mình trong căn nhà như ngôi nhà hoang, không điện, không nước, không bếp, chỉ có duy nhất chiếc giường cũ kỹ, bạn bè cùng lớp 12/4 ngày xưa chung lại giúp anh ngày 2 bữa cơm đặt tại quán cơm bình dân gần nhà, hàng ngày anh đến đó để ăn, 10g sáng Chủ nhật 15.12 hàng xóm nhìn thấy anh nằm dưới đất, đến nơi họ mới biết anh đã qua đời nhưng không biết tự bao giờ và nguyên nhân gì, chỉ biết người anh đã lạnh cứng,
Mấy hôm nay bạn bè cùng lớp ngày xưa đến chung lo việc ma chay cho anh, họ ở lại trực ngày đêm, chiều nay chúng tôi đến gặp Kiên và Lực bạn cùng lớp đang trực, chúng tôi cũng gặp cô Trương Thị Chanh chủ nhiệm lớp các anh 3 năm liền từ lớp 10, 11 &12, cô đã nghỉ hưu và chiều nay cô cũng vừa từ Huế kịp vào viếng và để 7g00 sáng mai ngày 18.12 tiễn đưa người học trò cũ về nơi an nghỉ tại nghĩa trang Gò Cà, Đà Nẵng.
Chúng tôi đã đi viếng nhiều đám tang của anh chị CHS nhưng chưa có đám tang nào bi thương như đám tang anh Mai Xuân Nam và cũng chưa từng thấy tình cảm ở đâu như tình cảm của cô chủ nhiệm và bạn bè cùng lớp ngày xưa đối với anh Nam mà cuộc sống đời thường nầy hiếm có..

Từ trái sang phải: Cô Chanh, chị Huỳnh Thị Thật K12

Từ trái sang phải: Lực K24, cô Chanh, chị Thật K12, anh Phụng K11 và anh Kiên K24

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

NGƯỜI GIEO TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG QUA NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LÒNG .

Tôi vinh dự được quen biết thầy như một cái duyên qua một câu chuyện của một người yêu thơ - anh Nguyễn Đăng Khoa - đi tìm tác giả bài thơ bài học thuộc lòng Chuyến Đi Dài, tôi cũng xin cảm ơn và rất nể trí nhớ của người bạn đồng môn - chị Nguyễn Linh Phượng - đã comment dưới entry” Đi tìm tác giả bài thơ Chuyến Đi Dài” trên trang Đông Giang: Theo trí nhớ của thời còn học Tiểu học (Sau hơn 40 năm, trí nhớ không biết có rơi rớt hay không), thì bài thơ này LP được học trong quyển QUỐC VĂN TOÀN THƯ lớp Nhất. Tác giả là Trần Huyền Ân (nhà thơ này trước 1975 cũng khá nổi tiếng)…
Từ những thông tin trên, chúng tôi mừng lắm và cứ search tìm, nhưng chỉ có tác giả Trần Huyền Ân hoặc Trần Huiền Ân sau 75 làm nghề tự do, ông tên thật là Trần Sĩ Huệ hiện ở 20/3 Chu Mạnh Trinh, Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có nhiều tác phẩm như Tiếng Việt Giàu đẹp: Ăn uống nói cười & khóc và các tập Thơ: Thuyền giấy, Năm năm dòng sông thơ, Lời trên lá, Rừng cao.
- Truyện: Tiếng hát nhân ngư, Một nửa chân trời, Mùa hè quê ngoại, Khói của ngày xưa.
Tìm mãi cũng không thấy có tài liệu nào là Trần Huyền Ân hay Trần Huiền Ân là tác giả bài thơ "Chuyến đi dài", sáng hôm sau khi đến chỗ làm, việc đầu tiên chúng tôi liên lạc ngay với tổng đài 1080 ở Phú yên qua mã vùng 057 để xin số điện thoại ông Trần Sĩ Huệ, cô NV tổng đài cho xin số điện thoại nhà 057.382..., vừa hồi họp vừa vui mừng nhưng chúng tôi cũng xin hỏi lại lần nữa có phải ông Sĩ Huệ ở 20/3 không cô, cô nhân viên thưa đúng. Chúng tôi điện số điện thoại mà cô NV tổng đài vừa cho, gặp một phụ nữ nói giọng còn khá trẻ,
- Thưa chị, chị vui lòng cho chúng tôi gặp anh Sĩ Huệ,
- Anh Huệ vừa đi cắt tóc.
- Xin lỗi chị, anh Huệ có phải là tác giả bài thơ Chuyến Đi Dài
- Đúng là bài thơ của "nhà tôi", bài nầy lâu lắm rồi, anh Vũ Dzũng bạn của anh Huệ có chấp bút viết tiếp đoạn từ Hiền Lương trở ra phía Bắc, số di động của anh Huệ 0935...
Chúng tôi không dám điện vì ngại anh đang cắt tóc, canh chờ thời gian anh cắt tóc xong chúng tôi điện cho anh, giọng anh rất trẻ và như chúng tôi đã nói có lẽ do một phần bài học thuộc lòng Chuyến Đi Dài của anh làm chúng tôi luôn hình dung anh vẫn trai trẻ :
“ Biết bao giờ cho thỏa được lòng trai
Chân bé quá, không mang hài vạn dặm..”
Tôi xin phép được gọi anh và xưng em từ buổi sáng hôm đó. Sau nầy được biết về anh: " 3 tác phẩm đầu tay của tôi đều đăng ở tuần báo Văn nghệ Tiền phong năm 1957. Nhận được bài của tôi họ nhắn trên hộp thư là sẽ đăng và đề nghị gửi tiếp. Khi đã có 5-6 truyện họ đăng liên tiếp trong 5-6 tuần, nhờ vậy tạo được một ấn tượng, độc giả biết đến mình nhanh hơn. Sau này cộng tác với tạp chí Bách Khoa, tôi quen được nhiều bạn văn nghệ, kể cả những người lớn tuổi và có uy tín. Hồi ấy tôi thuộc loại trẻ, cả tuổi đời lẫn tuổi văn. Năm 1960 (23 tuổi), sau 3 năm dạy học tôi cộng tác với các nhà giáo viết phần học thuộc lòng cho sách giáo khoa 5 lớp bậc tiểu học: Quốc văn toàn tập, Việt ngữ tân thư. Năm 1963 tham gia soạn bộ Tân Việt văn. Nhiều người cứ nghĩ phải “già” mới soạn được sách giáo khoa, tôi cho là không đúng...
Mặc dù chưa được anh trực tiếp giảng dạy, nhưng biết anh là tác giả 80% trong sách giáo khoa Tân Việt Văn lớp Nhì, lớp Nhất mà hồi xưa chúng tôi đều đã được học.. từ đó chúng tôi xin phép được gọi bằng Thầy, một xưng hô đúng nghĩa.

Thầy có kể cho chúng tôi nghe về bài học thuộc lòng Quê Em của thầy mà tình cờ thầy gặp lại trong Thơ Tình Miền Nam 1975 gio-o.com và chị Nguyễn Thị Hải Hà hiện định cư tại New Jersey, Hoa Kỳ có viết trong bài "Đọc Thơ Tình miền Nam 1975 do Gió o tuyển chọn" với phần mở đầu :
"Tôi không nhớ tôi bắt đầu được tiếp xúc với thơ từ lúc nào. Có lẽ từ khi tôi nghe những câu hò điệu hát ru em. Vào tiểu học tôi thích những bài thuộc lòng vì đó là những câu thơ có vần và giàu âm điệu. Bài học thuộc lòng tôi học từ năm lớp Ba đến giờ này tôi vẫn còn nhớ nguyên bài bắt đầu với những câu:
Khi khôn lớn rộng đường ra hải ngoại
Nếu có người muốn biết rõ quê em
Mở bản đồ em sẽ chỉ người xem
Đây nước Việt bốn ngàn năm yêu quí ..."

Sau khi bài Đọc Thơ Tình Miền Nam 1975 do Gió o tuyển chọn đăng lên Gió O, thầy Trần Huiền Ân liên lạc với Gió O, cho biết bài học thuộc lòng này là tác phẩm của thầy in trên Tân Việt Văn (1964).
Nhân dịp nầy thầy xin chép lại bài thơ mà theo thầy là theo trí nhớ, tựa đề bài thơ này là Quê Em:
Khi khôn lớn rộng đường ra hải ngoại
Nếu có người muốn biết rõ quê em
Mở bản đồ em sẽ chỉ người xem
Đây nước Việt bốn ngàn năm yêu quí
Quê em có núi rừng nung chính khí
Ngọn Hoàng Liên chót vót đội trời xanh
Dãy Trường Sơn như một bức liên thành
Chân trải rộng miền cao nguyên màu mỡ
Quê em có hai cánh đồng vạn thuở
Vẫn còn xanh thắm thiết Bắc Nam Trung
Dâng lúa ngô nuôi nòi giống oai hùng
Mỗi trang sử ghi một lần thắng lợi
Quê em có ba dòng sông chờ đợi
Hòa niềm vui trong lòng mẹ biển bao la
Bùn Cửu Long Giang, đất đỏ Nhị Hà
Pha trộn nước dòng sông Hương trong suốt
Quê em đấy dáng hình tuy gầy guộc
Nhưng biết bao nhiêu cảnh trí hữu tình
Để ai qua cũng cảm thấy lòng mình
Quyến luyến mãi và hẹn ngày trở lại.
(Tác giả Trần Huiền Ân)