Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

CHIA SẺ VỀ THƠ CỦA ANH NGUYỄN ĐĂNG KHOA

Như chúng tôi đã giới thiệu, anh Nguyễn Đăng Khoa là người xin được chấp bút bài thơ, bài học thuộc lòng CHUYẾN ĐI DÀI của tác giả Trần Huiền Ân, vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu phần A (Phần Sáng tác thơ) trong đó chúng tôi đã đăng một số bài thơ của anh Nguyễn Đăng Khoa -Phương Phương- và những bài ứng họa của những anh chị trong gia đình anh, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tiếp phần B (Phần thơ yêu thích):


B Phần thơ yêu thích:


Tôi rất thích cái ngông nghênh của thi sĩ họ Bùi... điển hình như trong "Màu Nguyên Xuân" mà lúc nào đọc lại cũng thấy rất hay:
"Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau...
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân".


Cái ngông nghênh đậm chất Bùi Giáng trong 2 câu bất hủ khi nói về ông:
"Em về cởi áo mù sa
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay"...
Cái "tà huy" đó sau này lại xuất hiện nhiều trong "Động hoa vàng" của Phạm Thiên Thư.

Hay trong chút chắt chiu của Tuệ Sỹ với một loạt danh từ thiết tha:
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang...


Bay bổng trong "Động hoa vàng" của Phạm Thiên Thư...
Sao em bước nhỏ ngập ngừng
Bên cầu sương rụng mấy từng mai mơ
Đêm về thắp nến làm thơ
Tiếng chân còn vọng nửa tờ thơ tôi...

Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say..."


Hòa vào một chút "phiêu" của Nguyệt Quế:
Với tay chạm khẽ vào hư ảo
Đánh thức hồn ta tiếng nguyệt vang.

Hay trong một chút nhẹ nhàng khi hương thiền hòa lẫn:
“Khách về trời chưa tối
Nhẹ tay khép cổng sài
Quay lưng hiên nắng nhạt
Hương trầm thoáng thư trai.”

(Vô Danh)

Trong cái "siêu thực" của "Thiên trường vãn vọng":
Mục đồng địch lí quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.

(Trần Nhân Tông)
Và hình ảnh đậm chất thơ của "Ngư nhàn" như:
Ngư ông thuỵ trước vô nhân hoán
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.

(Không Lộ Thiền Sư)...

Và nhất là khi Xuân đang đến gần, không thể nào quên một dạng thơ đối kinh điển & bất hủ:
"Thiên thu tuế nguyệt thiên thu mỹ
Vạn lý giang sơn vạn lý Xuân"
(Ngàn năm thu đến ngàn thu đẹp,
Vạn dặm giang sơn vạn dặm xuân)

(Không rõ tác giả)

Hay:
"Nhất thụ mai hoa nhất thụ ngọc.
Bán sàng minh nguyệt bán sàng thư"
(Một cây hoa mai một cây ngọc,
Nửa giường sách vở nửa giường trăng)

(Không rõ tác giả)

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN GIỚI THIỆU)

Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.


PHẦN GIỚI THIỆU:

ĐẶC SAN 50 NĂM - ÁO TRẮNG ĐẾN TRƯỜNG

Đã quá nữa đêm, như hơn nửa cuộc đời, tôi nằm thao thức mà lòng cứ ngổn ngang nỗi buồn cứ tràn ngập tâm tư. Kỷ niệm thời áo trắng như sáng lên trong đêm tối, thầy cô bạn bè…. Tôi biết mình đang khóc….

Được may mắn nhà ở gần trường – Trường Trung học Đông Giang – từ nhà đến trường chỉ cách nhau đến vài trăm mét. Vậy mà tôi thường hay đi học trễ vì thích ghé nhà bạn Sưa (Lê Thị Sưa) cùng đi và hình như bữa nào cũng vậy nghe tiếng trống đánh là chúng tôi áo dài, cặp sách giành lấy phần chạy trước. Có hôm không may quá muộn nên bị thầy Thân giám thị phạt đứng trước cột cờ cùng với các bạn nam…. Một kỷ niệm khá ấn tượng tôi cùng bạn Danh Ngôn (Trần Thị Danh Ngôn) đang đứng trò chuyện ở hành lang trong lớp, “ai đó” đã cột hai tà áo dài lại với nhau, đến khi thấy trống đánh vào lớp, hai đứa tôi đứa trước đứa sau chạy ra xếp hàng, thế là chúng tôi và áo dài đều ca bài ca “mít ướt”. Rất vui với những lần cắm trại thi nấu cơm, các bạn biết không? Đã đến lúc hương vị cơm 3 tầng có dịp lên ngôi, rồi những năm trường tham gia Đại hội diễn hành tôi bị té xỉu ở sân vận động Chi Lăng vì nắng hôm đó như chảo lửa đổ ập xuống đầu chúng tôi, thế mà trường ta cũng đạt giải nhất năm đó…. Ôi làm sao để kể hết những kỷ niệm thời đi học của chúng mình các bạn nhỉ. Ngay phút này đây, tôi muốn nhanh nhất và đầy đủ bằng một chiếc máy photocopy sao lại những hình ảnh, những kỷ niệm của bọn mình để gởi đến các bạn của tôi ở đâu đó, quanh đây, xa xa, gần gần sao mà thân thương quá.

BÍ ẨN CÁNH ĐỒNG CHUM, LÀO





 
 
Có một thời chúng ta thường nghe nói về Cánh đồng Chum bên Lào, tuy nhiên chưa ai biết hết về cánh đòng Chum nầy, hôm nay thầy Nguyễn Bang sưu tầm và giới thiệu đến Quý Thầy Cô, anh chị một số hình ảnh về Bí ẩn cánh đồng Chum, Lào
 
 
Bí ẩn cánh đồng Chum, Laos

Cánh đồng Chum tại Xieng Khuang của Lào


 
Cánh đồng Chum (Tiếng Lào: Thồng Háy Hín) là một vùng di tích văn hóa, lịch sử gần thị xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xieng Khuang của Lào. Nơi đây có hàng ngàn chiếc chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc Cao nguyên Xieng Khuang gần cuối phía Bắc của dãy Trường Sơn (Việt Nam).
Vị trí Cánh đồng Chum kỳ bí và độc đáo của đất nước Lào.
 
Toàn bộ Cánh đồng Chum, có hàng ngàn chiếc chum lớn bé khác nhau, nằm rải rác tại 52 điểm quanh tỉnh Xieng Khuang. Chiếc chum lớn nhất được tìm thấy có đường kính 2,5m và nặng tới hàng chục tấn. Những chiếc còn lại với đủ hình dạng, kích cỡ khác nhau, không chiếc nào giống với chiếc nào, đa phần là không có nắp (chỉ duy nhất 1 chiếc chum có nắp trên toàn bộ cánh đồng) và sắp xếp tự nhiên không theo bất kỳ một quy luật nào.
 
Đường lên Cánh đồng Chum.
 
Rất nhiều những chiếc Chum lớn nhỏ được bố trí bất định trên khu vực gần 2,5 ha ở Xieng Khuang.

Hiện nay, Cánh đồng Chum vẫn là một bí ẩn đầy sức cuốn hút đối với các nhà khảo cổ học cũng như những du khách tới đây. Bởi vẫn chưa có một câu trả lời chính xác cho nguồn gốc, thời gian ra đời của những chiếc chum này.
 
 
Kỳ lạ, cả Cánh đồng Chum với khoảng 2000 chiếc này chỉ duy nhất có 1 chiếc chum có nắp.
 
Các nhà khảo cổ đã tiến hành phân tích cacbon trong những mảnh xương tại các chum, nồi… và tin rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm trước. Đây được dự đoán là kiệt tác do những người thuộc nhóm Môn-Khơme làm ra. Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 năm trước Công nguyên - 800 năm sau Công Nguyên. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm.
 
Một hang động được tìm thấy tại Cánh đồng Chum với rất nhiều xương người và tro cốt bên trong.
 
Riêng đối với bà Madeleine Colani (nhà khảo cổ học người Pháp), một trong những người sớm nhất tiến hành nghiên cứu về Cánh đồng chum đã khẳng định trong cuốn Mégalithes du Haut-Laos (Cự Thạch Cổ của Bắc Lào, năm 1935) rằng: “những chiếc chum khổng lồ này không phải dùng để ủ rượu vì không có dấu vết nào chứng minh điều đó”.
Rất nhiều chum với muôn vàn hình dạng, dáng đứng khác nhau.

Nhiều giả thuyết khác nhau được các nhà khảo cổ đưa ra để lý giải về nguồn gốc, vai trò của các chiếc chum ở đây... Tuy nhiên có lẽ sức mạnh từ các minh chứng vẫn chưa đủ để đi đến một đáp án cuối cùng về sự bí ẩn của Cánh đồng Chum.

Riêng đối với người dân nơi đây. Người ta tin rằng: trước đây có vị vua tên là Khun Cheung, sau khi đánh bại kẻ thù ông cho làm những cái chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo (lao lao) để ăn mừng chiến thắng. Một truyền thuyết nữa cho rằng đây là những chiếc chum của những người khổng lồ bỏ lại sau khi đặt chân lên đất nước Lào.
 
Các thiếu nữ H’mông và trẻ em thích thú vui đùa trên những chiếc Chum tại đây.
 
Cánh đồng Chum đến ngày nay được coi là một trong những địa điểm du lịch nguy hiểm nhất thế giới. Trong thời kỳ chiến tranh, Dong-duong, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này do đó số lượng lớn bom mìn còn sót lại là rất lớn. Du khách đến đây chỉ được tham quan ở vị trí an toàn và phải theo sự chỉ dẫn của các biển báo bom chưa nổ.
 
Hiện nay chỉ có 3 khu vực tại Cánh đồng Chum mở cửa cho phép tham quan là: Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua.
 
Cánh đồng Chum tại Bản Ang nằm trên một ngọn đồi gió lộng, xung quanh là khu đồi trọc thưa thớt. Đây là địa điểm nổi tiếng nhất với 334 chum.
Bản Sua, nơi cách xa thị trấn Phonsavan nhất trong 3 điểm mở cửa cho du khách tham quan của Cánh đồng Chum.

Có thể bí ẩn Cánh đồng Chum sẽ không bao giờ được giải đáp, hoặc ít nhất thì bây giờ nó vẫn là một ẩn số lớn. Tuy nhiên có một thực tế là chính vẻ đẹp khác lạ và những câu chuyện huyền bí về nguồn gốc những chiếc chum chưa có hồi kết này lại càng tăng sự hấp dẫn du khách.
 
Bộ VH-TT&DL nước Lào đang hoàn tất hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới cho di tích huyền thoại này.

Mỗi năm tại Cánh đồng Chum có hơn 1 triệu lượt khách du lịch tham quan, trong đó hơn 60% là người nước ngoài.

Cùng nghía thêm một vài hình ảnh độc đáo về Cánh đồng Chum này nhé các bạn.

 
 
 

Nếu có dịp các bạn hãy đến nước bạn Lào và ghé thăm Cánh đồng kỳ bí nay


 

ĐẶC SAN 50 NĂM - THẦY TÔI


 
 
Cô tôi có chồng là một Ông Nghè, sáng lập viên trường Quảng điện (Institution de Quảng điện) tại Vĩnh điện, ngôi trường đầu đời tôi được khai tâm học vỡ lòng. Trường sở là ngôi nhà thuê của Bà Quản Hoành, nhà ngói, nền xi măng cửa kính.
Phía sau là vườn có trồng nhiều cây nhãn, trái chín bị dơi ăn làm rụng đầy trên mặt đất, tôi thường lượm trái nhãn bóc vỏ lấy hột làm hòn bi trong khi thấy các bạn tôi chơi bi bằng xi măng hoặc bằng đất sét.
Giữa sân phía trước có một cây ngọc lan thật lớn, hoa nở tỏa hương thơm ngát một vùng Một bờ tường thâm thấp xây thành vòng tròn bao quanh gốc cây, vừa tầm cho tôi thường ngồi chơi ở đây. Tôi thích nhặt các hoa rơi bỏ đầy túi áo. Khi nào có ai hái cho một nhánh có mấy nụ hoa tươi vừa chớm nở, cánh hoa còn trắng muốt chụm vào nhau thơm nức, tôi mang về khoe và cô tôi cầm lấy hoa giắt lên đầu tóc bối xòe cánh phượng của cô.
Cô tôi mở tiệm buôn bán lớn, có đại bài gạo, có đại bài rượu SICA và còn là tiệm thuốc bắc. Cô tôi mời Ông Cửu Trần là thầy thuốc bắc từ Đại lộc về ăn ở trong nhà để thăm mạch kê toa bốc thuốc cho bệnh nhân. Có các anh Quảng, anh Nhu lo việc cân thuốc cho khách hàng, tán thuốc, xắt phơi thuốc, sao chế thuốc và làm sổ sách, viết giấy thông hành bán rượu. (rượu mua rồi đem ra khỏi tiệm mà không có permis de circulation, nếu gặp tây nhà đoan (douane) xét hỏi sẽ bị bắt).  

QUỸ KHUYẾN HỌC GIÚP CÁC EM HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TRONG DỊP TẾT

Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, Quỹ Khuyến học của Thầy Cô và Cựu học sinh Đông Giang đã chi 10.000.000 đ giúp các em học sinh khối lớp 10&11 có hoàn cảnh khó khăn, mỗi em 500.000 đ.
đ




Tồn Quỹ đến ngày 11/12/13 là 57.165.000 Đ & 100 USD, sau khi chi 10.000.000 đ, tồn Quỹ đến ngày 14.01.2014 là 47.165.000 đ & 100 USD.

ĐẶC SAN 50 NĂM - MÙA XUÂN CANH DẦN 2010


Cô Tôn Nữ Hoàng Mai
Đón Tết Sài gòn trong đơn lẻ,
Đầm sen đi dạo mỗi mình ta.
Kỷ niệm chụp hình đôi ba tấm
Lưu dấu mai này tuổi sáu ba.

Đầu xuân đồng nghiệp gọi đến nhà
Hẹn sẽ cùng ta tiễn xuân qua
Mồng bảy – học trò xưa gặp lại
Vui quá! mà sao lệ ướt nhòa.

Cầm cuốn đặc san chợt nghẹn lòng
Mấy chục năm rồi cách sơn khê
Đọc dòng lưu niệm rơi nước mắt
Bục giảng ngày xưa bỗng hiện về.

Tháng giêng họp mặt lần thứ sáu
Ôn chuyện vui buồn thuở trường quê
Chọn quán “My My” làm điểm hẹn
Cứ mỗi mùa xuân rủ nhau về.

Thầy Thanh nhà ở ngoài Đà Nẵng
Cũng vội bay vào gặp trò xưa
Cô Mai, cô Thủy cùng đến dự
Lòng vui biết mấy nói sao vừa.

Mấy chục năm rồi có hôm nay
Tiếng ca vẫn ngọt tựa buổi đầu
Cuộc vui đến lúc rồi cũng khép
Ra về… thầm hẹn đến xuân sau.

Cô Tôn Nữ Hoàng Mai

ĐẶC SAN 50 NĂM - ƯỚC MƠ VÀ MÀU XANH CỦA BIỂN

Kể từ ngày hôm đó ! ! !
Kể từ ngày hôm đó, áo trắng và áo xanh của chàng thủy thủ đã gửi lại cho sông hồ và biển cả, để trở thành một người dân chài lưới tại làng Tân thái, quận ba Đà nẵng.
“Mộng trăng sao xin gửi lại cho người
Chào biển cả tôi trở về chài lưới”

Bài thơ “Quê hương”của tác giả Tế Hanh đã gợi lại cho tôi nhiều rung cảm.
Làng tôi vốn làm nghề chài lưới.
Nước bao vây,cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
…………

Qua bao nhiêu năm lăn lộn với biển, chưa bao giờ có một ước mơ, ngày bắt đầu chẳng có một đồng xu dính túi, chạy ngược chạy xuôi vay mượn mới sắm được một thúng chai nan, rồi đến ghe ba nệp, rồi đến ghe nhỏ 16 mét mộc và cuối cùng là ghe 23 mét.
Nói “biển giả” là đúng bởi lẻ chẳng có gì là thật cả, lúc có lúc không mùa đông lại gác chèo vô bụi là đói rồi. Gia đình tôi và cả gia tộc tôi sống nhờ vào biển và mọi người từ làng trên xã dưới cũng vậy. Biển thân thương như người bạn đời với tôi, nhưng đôi lúc cũng là kẻ thù của nó. Chú tôi đã chết vì biển, tôi và cháu tôi cũng suýt chết trong cơn bão, thúng chìm ở độ sâu 20 sải nước giờ nghĩ lại không biết tại sao mình có khả năng để lội vào bờ trong lúc đó. Ở nhà đã lập bàn thờ và nước ngập cầu, cây hột gà trước nhà đã gãy đổ che lấp lối đi. Cha tôi khóc sướt mướt ôm tôi vào lòng và thỏ thẻ “cha không ngờ con sống được”

CÂU MỜI ĐỐI

Nhân dịp Tết con Ngựa 2014, THƯỜNG ĐOÀN K9 xin ra một vế đối toàn chữ N, như sau : 
NĂM NGỌ NGÃ NGỰA NẰM NGỌ NGUẬY  
( Năm Ngọ là năm con ngựa nhưng cũng là tên một nhân vật )
Xin mời anh chị có vế đối “ chỉnh” Thường Đoàn sẽ bao một chầu cafe Memory Lounge đường Bạch Đằng Đà Nẵng.

THƯỜNG ĐOÀN K.9  

Mỹ: Thác Niagara đóng băng tuyệt đẹp








 
 
Thầy Nguyễn Bang sưu tầm và giới thiệu đến Quý Thầy Cô, anh chị một số hình ảnh :


Mỹ: Thác Niagara đóng băng tuyệt đẹp                         
                        
Thời tiết ở Mỹ lạnh đến mức dòng thác hùng vĩ Niagara cũng đóng thành băng, thu hút rất nhiều khách du lịch đến chiêm ngưỡng.
Trong những ngày qua, bất chấp thời tiết giá rét kỷ lục với nhiệt độ nhiều nơi xuống tới -50 độ C, rất nhiều người Mỹ vẫn đổ tới một địa điểm gần biên giới với Canada để chứng kiến cảnh tượng tuyệt đẹp và vô cùng ấn tượng, đó chính là thác nước Niagara đóng băng trong thời tiết giá lạnh.
Thác Niagara là thác nước mạnh nhất Bắc Mỹ, là một phần của sông Niagara trên đường biên giới phân cách Mỹ và Canada. Đây là một danh thắng nổi tiếng với vẻ kỳ vĩ của nó. Với tên gọi khác là thác Cầu Vồng, Niagara là điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch ở Mỹ và Canada.
 - 1
Thác nước Niagara hùng vĩ vào mùa hè
 - 2
Và quang cảnh ngọn thác đóng băng tuyệt đẹp trong đợt lạnh kỷ lục
Mặc dù thời tiết chưa đủ lạnh để làm đóng băng hoàn toàn thác nước kỳ vĩ này song cảnh tượng hiếm gặp nơi đây vẫn tạo nên sự thích thú và ngạc nhiên cho du khách, đặc biệt là khi ngọn thác này được thắp sáng bởi 125 màn biểu diễn ánh sáng nghệ thuật với hơn 3 triệu bóng đèn vào ban đêm.
 - 3
Màn biểu diễn ánh sáng nghệ thuật ở chân thác Niagara vào ban đêm
 - 4
Ngọn thác đóng thành băng trắng xóa trong ánh sáng huyền ảo
 - 5
Một góc nhìn kỳ ảo về thác Niagara
 - 6
Mặt trời mọc trên thác Niagara phủ đầy băng giá
 - 7
Thác Niagara đóng băng nhìn từ phía Canada
 - 8
Khung cảnh đẹp như trong cổ tích tại địa điểm gần thác Niagara
Tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên thác Niagara đóng băng trong mùa đông lạnh giá. Trước đây nước Mỹ cũng đã chứng kiến những mùa đông nhiệt độ xuống cực thấp, khiến toàn bộ dòng nước cực mạnh của ngọn thác này cũng đông cứng lại. Hãy cùng chiêm ngưỡng hình ảnh thác Niagara qua các thời kỳ:
 - 9
Thác Niagara đóng băng trong mùa đông năm 1936
 - 10
Một người đàn ông đứng trên khối băng khổng lồ dưới chân thác Niagara năm 1903
 - 11
Bức ảnh toàn cảnh về thác Niagara đóng băng trên biên giới Mỹ-Canada
 - 12
Du khách đổ đến chân thác Niagara tham quan trong đợt thác đóng băng năm 1936
 - 13
Thác Niagara trong mùa đông nhìn từ đảo Goat vào năm 1859
 - 14
Hình ảnh thác Niagara đóng băng được in trên thiệp Giáng sinh năm 1937
 (Theo Huffington Post)





ĐẶC SAN 50 NĂM - VIẾT CHO BẠN HIỀN

“Xin cho một người vừa nằm xuống
thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang”
(Trịnh Công Sơn)




 
Lê Thị Hiền là người luôn năng nổ, mãi đến nay đã hơn bốn mươi năm rồi mà Hiền vẫn giữ tính cách như ngày nào, có trách nhiệm nhắc nhở bạn bè ở xa nên đi sớm trong những lần họp mặt để có được thời gian gần gũi nhau nhiều. Hiền là người nhiệt tình lo khâu đời sống cho lớp tôi trong những lần gặp ấy. Có thể vì tình bạn chúng tôi trải qua quá nhiều năm chung học nên đã có một sợi dây thiêng liêng buộc chúng tôi lại với nhau. Từ đó khi bắt được liên lạc, tình cảm chúng tôi được trở về như thuở còn đi học. Ở những lần gặp mặt bên bạn bên thầy, tôi thấy mình được ấm áp vô cùng trong tình yêu thương của thầy cô, bè bạn. Bạn gái Đông Giang Đà Nẵng chúng tôi chỉ vỏn vẹn còn mấy khuôn mặt thường xuyên gặp nhau đó là Mĩ Hạnh, Hoa Xuân, Lệ Vân, Hiền, Hoài, Lương, Hồng và một số bạn nam. Chúng tôi không ai bảo ai nhưng cũng thầm hứa sẽ luôn có mặt nhau để động viên, chia sẻ nhau trong cuộc sống. Tôi xem Hiền như người chị cả. Ở Đại Lộc xa xôi, có những lúc trời mưa gió nên tôi đến muộn thì Hiền đã đến cởi áo mưa cho tôi, buộc dây nơ áo trong lại cho tôi, rồi vuốt tóc giùm tôi cho khỏi rối bời vì gió và hỏi han đủ điều “Răng đi trễ rứa nàng, bữa ni đi dạy căng lắm hả ? Mấy lần mi đi sớm lắm mà !” hay những lúc họp mặt về trễ, gặp khi mùa đông gió lạnh, Hiền đã nhắc tôi gài áo ấm cho kĩ và nó quàng khăn cổ cho tôi…Có một người bạn luôn quan tâm đến bạn bè như thế ai không mến, không yêu và ai đành lòng vắng mặt trong những lần gặp lớp. Nhưng rồi Hiền chẳng may gặp một căn bệnh hiểm nghèo chỉ chờ đợi có thời gian từ giã người thân. Đây là một cú sốc lớn đối với chúng tôi còn Hiền thì vẫn bình thản như chưa từng bị bệnh. Còn nhớ ngày tôi bị bệnh phải nằm viện, Hiền và các bạn đến thăm tôi. Nó như bao nhiêu người khỏe mạnh khác, khuyên răn và động viên tôi đủ điều. Từ đó tôi thấy Hiền trông yếu ớt nhưng thật bản lĩnh, đáng để chúng tôi khâm phục. Cũng có thể vì lẽ đó mà bạn đã chiến thắng bệnh tật. Nhưng rồi căn bệnh quái ác kia vẫn không tha Hiền. Một hôm, có thể vì giận trời xanh chẳng xót thương mình, Hiền đã ra đi vĩnh viễn bỏ lại chúng tôi, những người bạn một thời đèn sách. Chúng tôi thẫn thờ nhìn nhau câm nín, những giọt nước mắt thi nhau rơi xuống cho dù chúng tôi cố ngăn dòng lệ.
Đám tang Hiền diễn ra trong một ngày trời nắng gắt, nghĩa trang Hòa Sơn đã đón bước chân người bạn hiền của chúng tôi. Trước lúc đưa bạn về cõi vĩnh hằng, Nguyễn Anh thay mặt lớp nói lời vĩnh biệt. Bài điếu văn buồn hơn bao giờ cả làm chúng tôi không cầm được nước mắt, không biết bao nhiêu người tiếc thương bạn, tôi cắn môi để khỏi bật thành tiếng nấc. Hết rồi người chị hiền lành, người bạn biết cảm thông chia sẻ! Rồi đây những lúc họp lớp, ai sẽ cởi áo mưa cho tôi, buộc giùm dây nơ áo và mắng yêu tôi “Mợ ni hồi nào mặc đồ cũng dây nơ nọ, nơ kia” và hết rồi những lúc Hiền vuốt tóc tôi cho bớt rối bù vì gió…Hiền ơi …!
Mọi bạn bè đã có mặt đông đủ để tiễn bước chân Hiền. Bánh xe tang lăn trong lòng thành phố từng vòng từng vòng một như để cho Hiền một lần cuối ngắm nhìn từng góc phố thân quen. Cái nắng mùa hè chói chang nhưng lòng chúng tôi lạnh tái tê, Hiền và chúng tôi cùng một con đường đi nhưng cách xa vời vợi.
Biết bao giờ Hiền trở về với chúng tôi, với những ngày xưa thân ái. Hiền ơi!!!

Phan Thị Hoa Xuân K6

Lê Thị Hiền! Chỉ một cái tên thôi tôi cũng đã nghe một cảm giác bình an. Vâng! Tôi làm sao quên được người bạn hiền thuở ấy. Khi còn học ở trường tiểu học, tôi đã từng cảm mến người bạn này rồi. Hiền vừa là lớp trưởng của lớp tôi hồi bọn tôi học lớp năm và còn là người chị cả của tôi vì không chỉ ở việc Hiền lớn tuổi hơn tôi mà ở đây Hiền có cách sống, cách cư xử như một người chị. Ngày bọn tôi chia tay nhau ở trường tiểu học, chúng tôi tưởng chừng sẽ không còn được chung học với Hiền nữa, nhưng rồi duyên số bọn tôi cũng tìm được nhau ở trường trung học Đông Giang, rồi Nữ trung học Hồng Đức. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, chúng tôi mỗi người mỗi ngả vì hoàn cảnh của mỗi đứa khác nhau và từ đó chúng tôi bặt tin nhau. Trời thương nên “Những ngày xưa thân ái” được ra đời và cũng chính “Những ngày xưa thân ái” đã gọi chúng tôi về, gắn chặt chúng tôi lại như xưa sau bao năm dài xa cách.

ĐẶC SAN 50 NĂM - LƯU BÚT NGÀY XANH

Tìm cho tôi lưu bút ngày xanh
Để tôi đọc nhớ thương ngày tuổi nhỏ
Nhớ thằng bạn, xóm chài... ngày khăn khó ...
Đêm mơ về "giấc mộng thần tiên"

Tìm cho tôi cái chữ bút ngày xanh
Để tôi mơ, một bầu trời mộng mị ...
Tôi yêu quá !!! Trường tôi "huyền bí"
Nhớ trường xưa, tim ta như giông bão nao lòng ...
Trường yêu !! Ta số phận long đong ...
Bao năm xa ...vẫn nhớ trường nhớ bạn !!!!

Phan Minh Ta K7

VỀ ĐI EM

Em về đây sau năm dài xa cách
Ươm chút nắng hồng cho đượm môi xưa
Không gian nầy đã sớm đón chiều đưa
Trời buồn đó sao mà mưa không dứt.

Em về đi như những lần Xuân trước
Hoa mai vàng khoe sắc đón chờ em
Chất ngất vui như đón đợi người tình
Em về đó- ô một mùa Xuân mới!

Em về đi cho trời thôi u ám
Đừng mưa rơi và lá đổ ngập đường
Để những chiều không thấy lạnh vương vương
Cho bóng tối ngủ vùi quên thức giấc.

Em về đi người tình tôi năm trước
Chớ thẹn thùng e ấp nữa làm chi
Ta đón em với tất cả những gì
Người người muốn và cùng ao ước đó!


1/2014
Hoa Xuân K6

ĐẶC SAN 50 NĂM - BA ĐIỀU ƯỚC

1. Mơ ước được xem cinema tại nhà.
Tôi được chuyển về trường Đông Giang năm học 1972-1973. Trường Đông Giang gần biển, rộng rãi, thoáng mát nên nhiều lúc đến giờ ra chơi tôi không xuống phòng giáo viên mà đứng trên lầu ngắm cảnh. Bên kia sông Hàn lâu đài, nhà cửa san sát, người đi lại tấp nập, nhưng bên quận 3 đẹp cũng chẳng kém gì.
Ừ, nhanh thật, năm 1946 tôi từ Huế vào Đà Nẵng. Hồi ấy, Chiến tranh Thế giới lần II vừa chấm dứt, thành phố Đà Nẵng rất tiêu điều,buồn bã. Vừa qua khỏi sân vận động là gặp ngay một bãi tha ma lớn, ngày nay là chợ Cồn.
Ở quận 3, sát bờ sông cây cối um tùm, lác đác có vài ngôi nhà. Bên kia đường Ngô Quyền, toàn là cát trắng. Người dân Đà Nẵng bấy giờ còn sống vất vả, không biết cinema là gì. Cả thành phố Đà Nẵng chỉ có một rạp cinema Morin ở đường Trần Phú, đa số người xem là người Pháp.

ĐẶC SAN 50 NĂM - HỌA SĨ & NHẠC SĨ TRUNG NGHĨA

Họa sĩ Trung Nghĩa tên thật là Nguyễn Trung Nghĩa, sinh năm 1981 tại Phước An, Krông Pắk, Đắk Lắk. Năm 2004, anh tốt nghiệp chuyên ngành Nội thất, khoa Mỹ thuật công nghiệp, Đại học Kiến trúc.

Trung Nghĩa là con trai của chị Thanh Nhạn cựu học sinh K8 Đông Giang, từ nhỏ Trung Nghĩa đã có niềm đam mê hội họa. Những bức tranh của anh đa số vẽ về vùng đất Tây Nguyên. Vào năm 2013, Trung Nghĩa mới có triển lãm tranh đầu tiên tại Sài gòn mang tên Giấc mơ cao nguyên. Điều ngạc nhiên là tất cả những bức tranh của anh trong buổi triển lãm đều vẽ lên từ chất liệu của khói, lửa, chất nổ (được tạo bởi phân dơi, diêm sinh) và đất Tây Nguyên trộn lẫn.

Không chỉ đam mê hội họa, Trung Nghĩa còn được biết đến như một nhạc sĩ trong làng nhạc trẻ với bút danh Ni Nguyễn. Ca khúc đầu tiên anh sáng tác có tên Vòng xe kỷ niệm được Mây Trắng thể hiện rất thành công. Sau đó là những ca khúc cũng để lại dấu ấn như Điều ước do Bằng Kiều – Minh Tuyết hát, Nắng xuân ngời, Sao em còn buồn do Mỹ Tâm trình bày hay Hãy tha thứ cho anh, Thiên đường xa xôi do Cao Thái Sơn biểu diễn…

Ngày 4/1/2013, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM diễn ra cuộc triển lãm tranh của họa sĩ Trung Nghĩa và nhóm Guihangtar với chủ đề ‘Giấc mơ cao nguyên’. Anh chị cựu học sinh Đông Giang tại Sài gòn – bạn học của mẹ Trung Nghĩa - đến tặng hoa và thưởng lãm




Nhân dịp trường Đông Giang thực hiện Đặc San kỷ niệm 50 năm thành lập trường, Trung Nghĩa đã vẽ tranh bìa cho Đặc San như món quà dành tặng thầy cô & bạn học của mẹ.

TN K6

VIDEO CLIP TẾT KHÔNG MUỘN

Mời Quý anh chị click on photo để xem video clip Tết không muộn

SỰ THẬT VỀ MÌ TÔM

Ngày 31 tháng 12 anh Võ Chương K7 có gửi đến trang ĐG-HHT một thông tin đề nghị phổ biến cho các anh chị CHS chúng ta cần biết: Các chuyên gia vừa công bố: 100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axit oxalic, tác nhân gây ra sỏi thận, tuy nhiên cho đến hôm nay thông tin nầy mới chính thức được công bố trên các phương tiện truyền thông, chúng tôi xin được trích đăng:
- Theo báo Dân Trí:
Tại Hội thảo về An toàn thực phẩm được tổ chức cuối tháng 12 vừa qua, một thông tin được công bố đã làm “sốc” rất nhiều người, đặc biệt là những người “nghiện” mì tôm: Kết quả kiểm nghiệm mì tôm cho thấy, 100% mẫu chứa axit oxalic, một hóa chất gây sỏi thận rất nguy hiểm.
- Theo đài truyền hình VTV online: 100% mẫu măng và mì tôm có chứa axit oxalic
- Theo báo Giáo dục VN: Nếu 100% mì tôm chứa chất độc, cơ quan chức năng phải điều tra

CHUNG VUI CÙNG GIA ĐÌNH ANH LÊ VĂN HOÀNG K6

Hôm nay, ngày 11.1.2014 nhằm ngày 11 tháng Chạp năm Quý Tỵ, gia đình anh Lê Minh Hoàng K6 tổ chức Lễ Thành hôn cho con trai Lê Minh Hưng kết duyên cùng Nguyễn Thị Ngọc Thu tại tư gia ở xã Đại Hiệp, Đại Lộc. Buổi tiệc trà được tổ chức lúc 11g cùng ngày tại Nhà hàng BẢO TÂM tại Đại Hiệp, Đại Lộc, tỉnh Quảng nam.
Anh chị CHS K6 xin chúc mừng gia đình anh Lê Minh Hoàng và xin chúc hai cháu Minh Hưng-Ngọc Thu trăm năm hạnh phúc.



Xin mời xem thêm hình ảnh TẠI ĐÂY

NƯỚC MỸ BỊ HÓA ĐÁ NGOẠN MỤC






 
 
Anh Thanh chồng chị Mộng Điệp K10 sưu tầm và giới thiệu đến Quý Thầy Cô, anh chị về "Nước Mỹ bị hóa đá ngoạn mục".

Thật khó tin, ngày 8.1 tại Mỹ là ngày băng giá nhất thế kỷ 21 đối với một nửa lãnh thổ nước Mỹ. Thành phố New York và các bang xung quanh đã đạt đến nhiệt độ thấp kỷ lục.
Mẹ thiên nhiên đã chứng tỏ quyền năng của mình bằng cách đóng băng tất cả mọi thứ. Từ con sông ở Chicago, đến ngọn hải đăng và hồ ở bang Michigan. Nhiệt độ đương nhiên cũng trở nên rất khắc nghiệt.

Dưới dây là những hình ảnh về ”vạn vật hóa đá” vào buổi sáng băng giá ở Mỹ.
ZhpCuen.jpg

Một con cáo bị đông lạnh dưới con sông đóng băng.

zbuDgvF.jpg

Một con tàu đông lạnh.

uXa3fjA.jpg

Một con thú nhồi bông bị phủ băng
uvB7hcP.jpg
sro0wk7.jpg

Đồng xu mắc kẹt trong cột băng

ry1kd.jpg

Bong bóng nước

NrduWHZ.jpg

Thùng rác

HOzEqlh.jpg
Một ngọn hải đăng bị hóa đá gần hồ Michigan.
epkHsc7.jpg
Sông Chicago bị đóng băng hoàn toàn.
CXZBkAM.jpg
Một bàn chơi beer-pong.
cnZ5BBm.jpg

AY5XE6x.jpg

aAkgjeR.jpg
Thác nước cũng bị đông cứng ngoạn mục
1hJu8IS.jpg

Mây? không phải, đây chính xác là một tảng đá ven biển.

mhOpKQW.jpg

Cửa sổ nhà dân cũng đã bị nứt bởi áp lực khủng khiếp của băng tuyết từ bên ngoài.

tUxoVgb.jpg
Có ai từng nhìn thấy nước trong bồn cầu bị đóng băng bao giờ chưa?
gzZ8l2h.jpg

ivQ7hFT.jpg

Những bóng khí mêtan bị đóng băng ở Nam Cực

skKSquj.jpg
Biển báo STOP cũng không tránh khỏi.
jFhVXjx.jpg
Con ngựa dũng cảm ngất hành tinh khi dám bước chân trên Đại Dương Băng Hà.
KvVqvxd.jpg

Một bong bóng hóa đá.

er37B.jpg

Những nụ hoa

gesyer.png
Hình ảnh khó tin nhất mọi thời đại: ”Cột nước nóng đóng băng”.
BR5N8BP.jpg
Những bông hoa bị băng giá phủ lấp.
IEQ7635.jpg
Một ngọn hải đăng khác cũng bị đóng băng gần hồ Michigan.
sVY6D3d.jpg
Giọt nước hóa đá khổng lồ.
kNittq1.jpg
Chú ếch bất hạnh bị hóa đá mất rồi!
YIbpatc.jpg
Chưa kịp bay đi, chú chuồn chuồn này cũng chịu chung số phận hóa đá.
E6EPbkN.jpg
Cây bị đóng băng gần hồ Michigan.
iqd0xzf.jpg

Một bức tượng với tạo hình buồn rầu cũng bị băng giá phủ kín.
MrCoi_vs2 16:14 09/01/2014
2
gesyer.png