Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Chuyện về một hầu bàn người Nhật


Anh Đỗ Xuân Quang xin giới thiệu đến Quý thầy cô, anh chị bài " Chuyện về một hầu bàn người Nhật" của Nguyễn Quang Thiều

Một lời từ chối lịch sự, một cái cúi đầu, một bước đi lùi, một nụ cười thân ái, một gương mặt tự tin chỉ của một người hầu bàn đã một lần nữa làm nên nhân cách người Nhật. 
Cả lượt đi và về Hà Nội - Boston và Boston - Hà Nội, tôi đều quá cảnh ở sân bay Narita, Tokyo chừng dăm tiếng đồng hồ. Khi mua vé, một số người khuyên đừng đi qua Nhật vì có thể bị nhiễm phóng xạ. Nhưng có lẽ vì tôi đã quá cảnh Tokyo nhiều lần rồi nên thành thói quen và cũng thấy nhớ. Và thú thực, tôi cũng muốn được quan sát nước Nhật đang sống như thế nào sau cơn " tiểu hồng thủy" mới tràn qua cho dù chỉ ở một trong không gian nhỏ là một sân bay. Báo chí đã nói về bản lĩnh và nhân cách người Nhật sau thảm họa sóng thần cũng như bản lĩnh và nhân cách người Nhật sau khi người Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất nước này. Và cả bản lĩnh của người Nhật ngay khi dân tộc họ trở thành một trong những dân tộc giàu có nhất thế giới.
Ở nhiều nơi trong khu vực sân bay Narita, người ta có dán một tờ giấy với nội dung nước Nhật đang gặp khó khăn sau thảm họa sóng thần nên thiếu năng lượng, vì vậy quản lý sân bay xin lỗi hành khách khi hệ thống điều hòa trong khu vực sân bay không thể phục vụ hành khách như trước kia. Lúc đầu không nhìn thấy lời xin lỗi đó, tôi tỏ ra khó chịu với sự nóng bức trong sân bay sau một chuyến bay quá dài. Nhưng khi đọc được lời xin lỗi đó thì tôi lại thầm xin lỗi những người Nhật. Lúc đó, tôi thấy mình thật ích kỷ. Sống tử tế thật khó. Có lẽ chỉ khi chết rồi con người mới có thể tuyên bố rằng mình đã sống hoàn toàn tử tế.
Tôi là kẻ nghiện thuốc lá. Bởi thế, xuống đến sân bay là tôi đảo mắt kiếm tìm phòng hút thuốc. Cho đến bây giờ, chỉ ở Mỹ là tôi không tìm thấy phòng hút thuốc trong sân bay còn tất cả các sân bay tôi đã từng qua đều có phòng hút thuốc. Nhưng chưa ở đâu, phòng hút thuốc trong sân bay lại rộng, đẹp và sạch như ở sân bay Narita. Tất cả mọi thứ trong phòng hút thuốc ở Narita đều đẹp và sạch như là một phòng khánh tiết. Nhìn là biết những người quản lý sân bay đã quan tâm đến cái phòng hút thuốc như thế nào. 

Nhưng xin bạn nhớ rằng họ quan tâm không phải vì họ khuyến khích người ta hút thuốc mà là lối sống văn hóa của họ. Hút thuốc có hại sức khỏe cho người hút thuốc và cũng có hại phần nào đó cho người bên cạnh. Nhưng không vì sự có hại đó mà người không hút thuốc tẩy chay người hút thuốc. Phép ứng xử với những người hút thuốc qua cách thiết kế và chăm sóc các phòng hút thuốc là một phép ứng xử văn hóa của những người quản lý sân bay Narita. Hút thuốc không có tội, nghĩa là không vi phạm luật pháp trừ khi anh hút thuốc ở nơi cấm hút. Và vì vậy, người hút thuốc phải được ứng xử một cách văn hóa và bình đẳng. Tôi nói vậy vì tôi thấy phòng hút thuốc ở nhiều sân bay trên thế giới giống như địa ngục. Một cái phòng nhỏ xíu chỉ dăm người vào hút thuốc là chật cứng. Những người hút thuốc chen nhau trong mù mịt khói thuốc trông thật thảm hại. Có lẽ những người quản lý ở các sân bay đó tìm cách đày đọa và sỉ nhục những người hút thuốc để cho họ phải bỏ thuốc chăng ?
Tôi còn nhớ mãi một trong những câu chuyện đau lòng trong các trại giam giữ những người Việt Nam vượt biên ở Hongkong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Cảnh sát Hongkong cai quản những trại đó đã ra lệnh những người Việt Nam vượt biên mỗi ngày mỗi người phải bắt 50 con ruồi thì mới được phát khẩu phần ăn. Đó là một sự sỉ nhục. Đó là vô lương tâm. Tôi đã trực tiếp trò chuyện với một số người từ trại đó trở về. Họ đã khóc khi kể lại câu chuyện bắt ruồi để được ăn. Trước kia tôi không nghĩ đến việc bỏ thuốc lá. Nhưng khi nhìn những phòng hút thuốc ở sân bay Narita và cách những người lao công lau chùi phòng hút thuốc đã làm tôi nghĩ tới việc bỏ thuốc lá. Người ta chỉ có thể thức tỉnh con người bằng văn hóa chứ không bao giờ thức tỉnh con người bằng áp bức dưới bất cứ hình thức nào được.
Vì thời gian quá cảnh ở sân bay Narita quá dài nên chúng tôi tìm đến một quán ăn trong sân bay. Tôi gọi một bát mì hải sản. Theo trí nhớ của tôi thì giá một bát mì như vậy vẫn không có gì thay đổi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đặc biệt sau thảm họa sóng thần. Lúc đó, nghĩ lại những cơn bão giá ở trong nước như trận đồ bát quái mà người tiêu dùng không thể tìm thấy đường thoát ra. Khi chúng tôi ngồi vào bàn thì một người hầu bàn bước đến cúi đầu chào chúng tôi và hỏi chúng tôi dùng gì. Rồi anh mang nước cho chúng tôi. Lúc đó, tôi vô tình chạm vào tay anh và làm đổ cốc nước. Nước làm ướt một chiếc giày của tôi. Trong khi tôi lúng túng chưa biết làm gì thì người hầu bàn đã nói lời xin lỗi và quỳ xuống lau chiếc giày của tôi bằng một chiếc khăn trắng tinh. Tôi thực sự bất ngờ và thấy xấu hổ. Tôi nghĩ đến cách ứng xử của những người Việt Nam ở những nơi công cộng. Người hầu bàn lau chiếc giày bị ướt của tôi kỹ lưỡng như đang lau một viên kim cương. Tôi cam chắc rằng nếu một người hầu bàn trong những quán ăn ở Việt Nam cúi xuống lau giày cho khách thì họ sẽ rất xấu hổ. Nhưng họ biết đâu rằng : chính tôi, người có chiếc giày được lau, mới là người thấy xấu hổ chứ không phải là người lau chiếc giày ấy cho tôi.
Khi ăn xong, tôi đã để lại một món tiền tip kha khá vì muốn bày tỏ sự biết ơn của mình với người hầu bàn đó. Nhưng người hầu bàn nói họ không nhận tiền tip. Một lần nữa, tôi thực sự ngạc nhiên. Tôi cố tìm cách đưa tiền tip cho người hầu bàn nhưng người hầu bàn vẫn nhã nhặn từ chối. Năm 1992, trong chuyến đi đầu tiên của mình đến Mỹ, tôi có đến một quán ăn người Việt ở New York. Khi ăn xong tôi đã để 10 đô la tiền tip lại. Người hầu bàn là một người Mỹ gốc Việt đã tỏ ra vô cùng bực bội với tôi vì tôi đã không để 12 đô la mà chỉ để 10 đô la. Sau này tôi mới biết họ tính phần trăm tiền tip theo tổng giá của bữa ăn. Tôi thực sự không biết điều đó. Sao người hầu bàn kia không giải thích cho tôi? Và sao người hầu bàn kia không có thể nói: "Quý ông còn thiếu 2 đô la tiền tip theo quy định, nhưng nếu quý ông không có 2 đô la thì cũng không sao. Mong quý ông trở lại nhà hàng chúng tôi để chúng tôi được phục vụ quý ông". Nếu nói như vậy, người hầu bàn và nhà hàng của anh ta sẽ không bao giờ mất 2 đô la (vì đương nhiên tôi sẽ trả thêm) mà còn được một cái gì đó giá trị gấp ngàn lần giá trị của 2 đô la kia. Và chắc chắn những lần tới New York sau đó tôi sẽ tìm đến nhà hàng đó. Bởi có gì hạnh phúc hơn khi được trở lại một nơi chốn đã từng gieo vào lòng mình sự xúc động và kính trọng. Nhưng bây giờ, trong các nhà hàng ở Mỹ, người ta tính tiền tip vào luôn hóa đơn thanh toán. Nghe rất khoa học và sòng phẳng nhưng vẫn không ổn ở một khía cạnh nào đó.
Sau khi từ chối tiền tip, người hầu bàn hỏi chúng tôi có cần gì nữa mà anh ta có thể phục vụ chúng tôi. Chúng tôi cảm ơn anh. Anh cúi đầu chào chúng tôi và bước lùi một bước mời chúng tôi đi. Một lời từ chối lịch sự, một cái cúi đầu, một bước đi lùi, một nụ cười thân ái, một gương mặt tự tin chỉ của một người hầu bàn đã một lần nữa làm nên nhân cách người Nhật. Họ đã từ một đất nước nghèo nàn và tan hoang vì chiến tranh trở thành một đất nước văn minh, văn hóa và giàu có. Họ không bán hàng giả, hàng độc hại, họ không dùng tiền hay vũ khí đe dọa người khác. Sự nhẫn nại trong hành động lau chiếc giày cho khách và sự chối từ tiền tip của người hầu bàn Nhật và sự nhẫn nại của người bán trứng Trung Quốc và cách ăn mì tôm của cậu sinh viên Trung Quốc hoàn toàn khác nhau.
Sự nhẫn nại của người Nhật là sự rèn luyện nhân cách, là ứng xử văn hóa, là sự tôn trọng con người và ý chí vươn lên. Sự nhẫn nại đó không chứa đựng những tham vọng ngông cuồng và những mưu mô. Cũng như người Nhật đã dạy cho con em của họ về những khó khăn mà dân tộc Nhật phải đương đầu, dạy cho mỗi người Nhật hãy bằng hành động trung thực của mình làm cho văn hóa Nhật, nhân cách Nhật cũng như giá trị những sản phẩm made in Japan lan tỏa vào lòng con người trên toàn thế giới chứ không phải là những cuộc "xâm lăng" đầy mưu tính đôi khi phi nhân và ác độc.


Nguyễn Quang Thiều

BAO GIỜ EM MỚI... TỈNH?!




cửa nhà đang yên ấm
em rước quỷ về thờ
nguyên một bầy ốm đói

 thứ chi chúng chẳng vơ

ngày nào em cũng cúng
vái bao điều linh tinh
khấn những câu nhảm nhí
cầu đỏ bạc đỏ tình


mồng một nào cũng miễu
mười lăm nào cũng chùa
bán rau rau cứ ế
bán gà gà cứ thua


xực trầy mồm lỡ mép
xoèn xoẹt thay nịt quần
chúng rủ thêm bè lũ
tới ăn đóm theo tàn


bao lời ta cảnh báo
em bỏ hết ngoài tai
nợ chồng gồng nợ chất
tay làm hàm không nhai


em gieo mà ta gặt
oằn một đời gian nan
bao giờ em mới... tỉnh
gột cái đầu dị đoan?!...


nguyễn đăng trình


MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỘI NGỘ 2014 TRƯỜNG TRẦN QUÝ CÁP & NỮ TRUNG HỌC HỘI AN TẠI HẢI NGOẠI


 Chúng tôi vừa nhận được một số hình ảnh Hội ngộ 2014 của trường Trần Quý Cáp & Nữ Trung Học Hội An tại Hải ngoại do anh Lê văn Đức gửi đến. Về phía đại diện trường Đông Giang đến tham dự có thầy nguyên Hiệu trưởng Lâm Sĩ Hồng, cô Thu Hà và cô Hồng Khanh






Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG - TÌNH KHÚC VƯỢT THỜI GIAN


 Mời Quý thầy cô, anh chị click on photo để xem Liveshow nhạc sĩ Thanh Sơn trong chương trình Tình khúc vượt thời gian với chủ đề NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG


https://www.youtube.com/watch?v=Furua9_jMc0

BỘ SƯU TẬP CỰC KỲ ĐƠN GIẢN NHƯNG LÀM CUỘC SỐNG CỦA BẠN TRỞ NÊN DỄ DÀNG HƠN (TIẾP THEO 5)


Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu đến Quí thầy cô, anh chị một ít dụng cụ tận dụng từ những sản phẩm đã qua sử dụng và cách thao tác hữu ích nhất trong sinh hoạt mà chúng ta thường gặp:
Tận dụng chai nhựa đã qua sử dụng để làm dây buộc: Mời Quý thầy cô, anh chị click on photo để xem
https://www.youtube.com/watch?v=hQeeJEpBYsg#t=69


Miếng thép đa năng bằng chất liệu không rỉ, tiện dụng với 11 công dụng kích cỡ bằng chiếc card visit


 

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

KÝ ỨC MÀU ÁO TRẮNG


Không biết bao giờ màu áo trắng - anh yêu
Từ cái thuở em mới vào ... đệ thất
Xúng xính áo dài trông em rất ngộ
Như nàng tiên từ cổ tích bước ra

Mỗi bước đi là một bông hoa
Hớp mất hồn - anh thơ thơ thẩn thẩn
Cái hàng mi dài ... dài như ngút tận
Làm anh ngập ngừng... lắp bắp nói chẳng ra

Áo trên sân trường - áo trắng kiêu sa
Cứ như vướng vào chân anh muốn té
Anh gọi một mình ... tên em khẻ khẻ
Sợ biết rồi ... người ta giận làm sao ?

Đêm đêm về ôm chầm giấc chiêm bao
Thấy em nói cười tươi vui trong nắng
Nầy người đẹp tâm hồn anh xa vắng
Chỉ là vì yêu đó ! Em biết không ... ?

Nguyễn Tấn Lực K6

VIỆT NAM ƠI


      Theo thông tin từ trang web của  thầy Huỳnh Ngọc Chênh- nguyên giáo viên Hoàng Hoa Thám ( Đông Giang cũ)- đưa tin, ngày 6 tháng 7 có 116 Hội Đoàn Hải ngoại tham gia chương trình " HÁT CHO BIỂN ĐÔNG" tại Washington DC.
 Xin mời Quý thầy cô, anh chị click on photo để nghe ca khúc VIỆT NAM ƠI của Trúc Hồ



 Trong phần ghi hình ở Toronto, Canada có 2 đứa con của anh Đinh Văn Chức K4: 
Cháu gái Đinh Hoàng Chí Linh đứng vị trí chữ Ê
Cháu trai Đinh Hoàng Nam An đứng vị trí chữ A. Chúc mừng anh chị và các cháu. 

 

NHỮNG CÂY CẦU NGÓI Ở VIỆT NAM




  Chúng tôi xin giới thiệu đến Quý thầy cô, anh chị "Những cây cầu ngói ở Việt Nam" sưu tầm trên trang Bảo Mai (BM)
 

image
Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.

image
Chùa Cầu được chọn là biểu tượng của thành phố Hội An, xuất hiện trên tờ 20.000 đồng. Đây là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Việt Nam xây dựng vào thế kỷ 17. Cầu dài khoảng 18 m, vắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn.

image
Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Ở gian chính giữa có tượng Bắc Đế Trấn Vũ - thần chuyên trấn trị lũ lụt.

image
Ở làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) có cây cầu 5 gian lợp ngói bắc qua ao đình.

image
Trên cầu, hai bên là dãy bục gỗ để cho khách bộ hành nghỉ chân.

image
Cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, NamĐịnh) được xây dựng vào thế kỷ 16.

image
Cầu có 9 gian uốn cong được dựng trên 18 cột trụ đá vững chắc, có phần hành lang hai bên để cho khách bộ hành nghỉ chân.

image
Ở khu vực chùa Thầy (Hà Nội) có hai cây cầu ngói do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602.

image
Cầu Nhật Tiên dẫn vào đảo giữa hồ, trên có đền Tam Phủ.

image
Cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi.

image
Cùng với nhà thờ Đá, cầu ngói Phát Diệm cũng là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc ở vùng Kim Sơn (Ninh Bình).

image
Cầu dài 36 m, rộng 3 m với 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.

image
Cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên  Huế) cách trung tâm thành phố Huế khoảng 78 km. Thân cầu được làm bằng gỗ, phía trên lợp mái ngói ống tráng men.

image
Cầu dài khoảng 17 m, rộng 4 m và được chia làm 7 gian với gian giữa là nơi thờ bà Trần Thị Đạo, người góp tiền xây cầu cho dân làng tiện đường qua lại vào thế kỷ 18.



Lê Bích  KTS Nguyễn Phú Đức


image

image

image

image

image

image

image

image

image

image




Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

DANH SÁCH CHIA SẺ GIÚP ĐỠ ANH VÕ TẤN ĐÌNH TÍNH ĐẾN NGÀY 27.6


Vừa qua trang ĐG-HHT  đưa tin về một hoàn cảnh CHS K10 của trường cần sự chia sẻ, đến hôm nay được Quý thầy cô, anh chị và Quý thân hữu đã chia sẻ & giúp đỡ anh Võ Tấn Đình như sau:





THƯ GIÃN CUỐI TUẦN


Mời Quý anh chị click on photo để xem Fan hâm mộ Worldcup 2014:

http://www.youtube.com/watch?v=RE8mdXgCzz4

Ngoài ra, như thường lệ anh Đoàn Thường K9 giới thiệu entry :

  Vì sao xăng cứ mãi tăng giá





-          KHI VỢ VUI : Thay vì ăn ở nhà, ta lại nổi hứng đưa vợ con đi ăn ở một nhà hàng nào đó . Xe nổ máy : tốn xăng !
-          KHI VỢ BUỒN (kể cả không rỏ lý do) : Không thể ở nhà được, ta phải tìm cách đưa nàng đi đâu đó cho khuây khỏa như dạo phố, xem cải lương, ca nhạc...Lại nổ máy, lại tốn xăng ! 
-          KHI VỢ GIẬN : Không lẽ ở nhà chịu trận, ta thường tìm đến các chiến hữu để chiến đấu quên mình . Lại tốn xăng !
-          KHI VỢ GHEN : Tình nghi ta có mèo nhí, càng tốn xăng ác liệt, không những nàng "nổ máy" để theo dõi mà còn huy động người thân, có khi thuê cả thám tử tư nữa, tốn xăng không biết bao nhiêu mà tính !
-          KHI VỢ KHÔNG VUI CŨNG KHÔNG BUỒN : Ta phải đưa nàng thường xuyên lui tới các trung tâm tư vấn , các Bác sỹ chuyên khoa trầm cảm...Càng tốn xăng !
-          -KHI VỢ KHÔNG GIẬN CŨNG KHÔNG BIẾT GHEN :Xe của ta càng tốn xăng tợn, vì ta lúc nào cũng bận vi vu, lu bu "em út" !
                     KẾT LUẬN:
         Công trình nghiên cứu "pha học" của tôi chỉ ra rằng : Chính các bà vợ chứ không ai hết, là căn nguyên làm tiêu tốn nhiều xăng, và là nguyên nhân làm cho giá xăng trên thế giới này cứ tăng mãi...   

                                                                 THƯỜNG ĐOÀN K.9

*Ghi chú : Công trình này đã được đăng trên tạp chí  Cosmopolitan, tạp chí nổi tiếng hàng đầu của Mỹ .                                                                                                           

MIỀN THƠ DẠI




đôi khi mơ về phố huyện
tôi cùng chiếc bóng lang thang
giữa mùa bằng lăng lím tím
nhớ lung tung… thuở hoang đàng…


ngang qua ngôi vườn kín cổng
chẳng biết con nhỏ… tên gì?...
gã nào xui neo tầm mắt
là không bước nổi chân đi…


lê la cổng trường con gái
bướm đâu bướm trắng một rừng
gã nào xăm mình trỗ mẫy
cũng nghe tim nhảy… cà tưng…


loanh quanh lễ chiều xứ đạo
theo bầy chiên lửng thửng về
gã nào không thèm dại… gái
vẫn rần rần máu… tê tê…


lẩn quẩn cầu ao bến nước
mấy em rửa… mặt kỳ… chân…
gã nào ria chưa tơ mép
sẽ đi đứng rất… bần thần…


và còn biết bao kỷ niệm
muốn xa đâu dễ gì xa
lâu lâu buồn buồn ôn lại
sướng từ trong ấy… sướng ra!…


Nguyễn Đăng Trình

LÀNG TÔI TÊN GỌI PHÚ HANH


Làng tôi tên gọi Phú Hanh
Sông Thu duyên dáng uốn quanh bãi bồi.
Con khe len lách giữa đồng
Xa hơn mấy dãy núi rồng xanh xanh...
..Quê hương đẹp tưa như tranh
Lâu lâu về trốn thị thành ...""phồn vinh ""....




Phan Văn Bình K2



10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NƯỚC MỸ











     Chúng tôi xin giới thiệu đến Quí Thầy Cô, anh chị 10 điều thú vị về nước Mỹ sưu tầm trên trang Bảo Mai (BM)



10 điều thú vị về nước Mỹ

 

 


image
Hơn hai tháng ở xứ người, khi nhớ lại những trải nghiệm trên những cung đường khác nhau, tôi mới hay Mỹ có nhiều điều đáng học hỏi từ chính thói quen sinh hoạt.

image
Siêu thị Mỹ nào cũng có quầy bánh mì và bánh ngọt phong phú với giá rẻ

image
Không có cá tươi sống trong các siêu thị Mỹ

image
Ngưỡi Mỹ thích ăn bánh ngọt

image
Gia vị châu Á và các loại rau châu Á chỉ có thể tìm thấy trong chợ của người Việt & Hoa

1. Giấy - khăn lau đa năng!

image
Trong nhà người Mỹ, giấy là thứ được dự trữ nhiều nhất. Người Mỹ không sử dụng giẻ vải lau bếp hay đồ đạc mà sử dụng giấy là “giẻ lau” đa năng. Ngoài giấy cuộn khổ lớn, người Mỹ nào cũng dự trữ vài hộp khăn ướt - tẩm sẵn cồn diệt khuẩn - trong nhà. Giấy tẩm cồn lau sạch tất cả: từ bàn ghế, đồ công nghệ số đến bếp lò và cả bồn cầu!

2. Đồ ăn Mỹ vừa rẻ vừa tiện

image
Đồ ăn kiểu Mỹ bày bán khắp nơi và giá rất rẻ. Từ hamburger, bánh khoai tây chiên đến bánh ngọt các kiểu cũng chỉ vài đô la là có một bữa no. Cà phê Mc Donald ly lớn nhất cũng chỉ có giá 1 USD thôi.
Thế nhưng muốn ăn món  Á (hay Việt Nam) phải đến nơi tập trung người Việt hoặc phổ biến là đến China Town. Một bữa ăn kiểu Á tốn ít nhất 10 USD/người (nếu chỉ ăn một món) hay hơn 20 USD/người (nếu chọn kiểu cơm gia đình), chưa kể tiền tip (từ 10%-15% trên hóa đơn, tùy từng nơi).

Các “chợ” bán thực phẩm Mỹ luôn gần khu dân cư, giá rẻ (đặc biệt là thịt gà).  Còn các “chợ” Việt Nam - thực tế là các cửa hàng tạp hóa của người Việt - thường ở rất xa (chỉ tiện với người có xe hơi), giá thực phẩm lại cao (một gói rau thơm giá 1 USD, một trái dừa 2 USD, một bó rau muống 7 - 8 USD).

image
Muốn ăn món Việt phải đi xa và trả nhiều tiền hơn

3. Người Mỹ không ngủ trưa

image
Từ Massachusetts đến New York hay Washington DC, tôi thấy người Mỹ không có thói quen ngủ trưa. Ngay cả người Việt sống tại đây cũng thế. Dù làm việc tại công sở hay làm nghề tự do, người Mỹ dành thời gian ăn trưa rất ngắn - ăn tại chỗ hoặc ăn ngoài công viên gần nơi làm việc.
Thức khuya hay dậy sớm là tùy theo thói quen của mỗi nhà, nhưng người Mỹ chỉ ngủ một giấc vào buổi tối.

4. Phải luôn biết cảm ơn

image
“Thank you" - cảm ơn - là câu cửa miệng của người Mỹ trong mọi việc và đây là nét văn hóa đáng học hỏi. Đặc biệt ấn tượng là thói quen cảm ơn người tài xế lái xe bus của người Mỹ mỗi lần họ xuống xe. 
Khi xuống xe, ngang qua chỗ tài xế ngồi, ai cũng đều nhìn ông (bà) tài xế và nói câu cảm ơn, có khi còn kèm theo lời chào “good day” (nếu là ban ngày) hay “good night” (nếu là ban đêm).


5. Xếp hàng là điều bình thường

image
Người dân vui vẻ xếp hàng dù phải chờ cả tiếng trước một cửa hàng hải sản Ý giá rẻ
Mua hàng, trả hàng, vào nhà hàng quán ăn hay thậm chí vào toilet..., ở đâu người Mỹ cũng có thói quen xếp hàng. Ở bến xe bus hay tàu điện ngầm, dù không xếp hàng, nhưng người Mỹ cứ ai đến trước lên trước, ai đến sau lên sau trong trật tự.

image
Tuy nhiên, ở những bến xe bus lúc nào cũng đông người chờ đợi như Hay Market (trung tâm Boston) đôi khi những người mất công chờ đợi phía trước (xe bus ở Mỹ chỉ mở cửa trước cho khách lên vì từng khách phải quẹt thẻ mua vé) bị thua thiệt vì nhóm khách hàng đến trễ luôn thích đập cửa sau đòi mở và người tài xế phải nhượng bộ.


6. Nhiều... thùng rác!

image
Muốn sạch phải có thùng rác và thùng rác luôn có người dọn dẹp
Người Mỹ rất thực tế. Để giữ sạch sẽ đường phố, họ luôn để những cái thùng rác to, không có nắp trên khắp các con phố để khách bỏ rác. Ở các “chợ” hay “mo” (mall: trung tâm thương mại), phi trường… cũng thế, các thùng rác to luôn để sẵn ở nhiều nơi, thậm chí có loại thùng phân loại sẵn chỗ để rác hữu cơ, chỗ để giấy và chỗ để chai nhựa.

image
Cách thiết kế và trưng bày thùng rác tạo cảm giá sạch sẽ cho người sử dụng

Tính thực tiễn của người Mỹ còn thể hiện ở chỗ: trong các toilet công cộng, khi sử dụng bồn cầu xong, khách vừa đứng dậy là bồn cầu tự xả nước luôn, khỏi cần khách tìm chỗ giật nước.

7. Bảng hiệu rõ ràng ngắn gọn

image
Bảng chỉ dẫn rõ ràng với màu xanh là nét đặc trưng trên các nẻo đường của Mỹ
Trên các con đường khác nhau ở Mỹ, dù đường nhỏ hay đường cao tốc, các bảng hiệu chỉ dẫn luôn được viết chữ màu trắng trên nền xanh rất rõ ràng và đặt ở tầm cao đập vào mắt tài xế. Nội dung luôn viết ngắn gọn, kèm theo hình vẽ để người lái xe nhận diện từ xa.

image
Bảng cảnh báo tốc độ hạn chế trong đường hầm xuyên qua trung tâm Boston
Khi đi vào đường hầm xuyên thành phố Boston, bảng chỉ dẫn hạn chế tốc độ cũng đặt trên cao và ghi vắn tắt: Speed limit 45.

Trong các bảo tàng hay khu vui chơi công cộng cũng thế: bảng chỉ dẫn luôn ngắn gọn và kèm theo hình vẽ dễ nhận diện.

8. Người khuyết tật được ưu tiên

image
Người Mỹ ưu tiên người khuyết tật bằng chính sách cụ thể trong đời sống 
Không dùng khẩu hiệu, người Mỹ thể hiện chính sách ưu tiên người khuyết tật trong đời sống: bãi đậu xe hơi ở bất kỳ đâu cũng dành chỗ đậu gần điểm đến nhất cho người khuyết tật, kế đến là chỗ đậu xe dành cho bà mẹ có con nhỏ.

Bất kỳ điểm công cộng nào ở Mỹ cũng có lối đi/thang máy/toilet… dành riêng cho người khuyết tật với bảng chỉ dẫn rõ ràng. Trong các siêu thị còn có sẵn xe dành cho người khuyết tật, giúp họ di chuyển dễ dàng giữa các line hàng. Người khuyết tật ở Mỹ cũng đi xe bus dễ dàng, vì cửa trước xe bus thiết kế sẵn tấm ván (hạ xuống và nâng lên tự động) để người khuyết tật di chuyển xe lăn.

image
Dự buổi lễ tốt nghiệp của một trường đại học, song song với phần đọc diễn văn của các giáo sư và sinh viên, tôi thấy trên sân khấu bố trí một cái bục riêng để một nhóm người thay phiên truyền các ký hiệu ngôn ngữ bằng tay, giúp người câm điếc có thể theo dõi nội dung buổi lễ.


9. Xe hơi là rác thải khổng lồ

image
Phần đông người dân Mỹ đều sắm xe hơi riêng vì việc đi từ chỗ này đến chỗ kia thường xa và hiếm bang có xe công cộng. Giá xe hơi ở Mỹ rẻ, người nghèo cũng có thể mua xe cũ với giá vài ngàn, còn người có hơn 10 ngàn đô cũng có thể sắm một cái xe mới tinh, vì thế sắm xe hơi ở Mỹ cũng giống như sắm xe máy ở Việt Nam.

image
Du lịch vùng đông bắc Mỹ, có thể thấy xe hơi đậu thành dãy khắp các bãi đất trống… giống như đồ chơi. Ở nhiều con đường trung tâm thành phố Chelsea và Washington DC, người dân để xe hơi suốt ngày suốt đêm trước cửa nhà. Chỗ đậu xe hơi trong các thành phố lớn ở Mỹ thường là của hiếm, hoặc có cũng rất đắt và ngay tại Boston - thủ phủ của bang Massachusetts - người dân có xe hơi cũng phải vào trung tâm bằng bus hay tàu điện ngầm.
Với đà tiêu thụ mỗi năm 16 - 17 triệu chiếc xe hơi/năm, có thể nói Mỹ là nơi chứa rác thải xe hơi lớn nhất trên thế giới!

10. Khu nhà ở nói lên địa vị xã hội

image
Giá trị một căn nhà ở Mỹ phụ thuộc vào vị trí và khu vực dân cư
Tuy phân biệt chủng tộc là điều cấm kỵ và đã được đưa vào luật pháp của Mỹ, người Mỹ vẫn âm thầm thu xếp cuộc sống theo kiểu: dân Mỹ trắng chỉ sống trong khu trung lưu hoặc thượng lưu, còn dân Mỹ đen và dân mới nhập cư từ các châu lục thường sống trong khu “ổ chuột”.

Vì thế thành phố nào của Mỹ cũng phân cấp làm nhiều khu mà chỉ cần nói nhà ở đâu là mọi người sẽ ngầm biết địa vị xã hội của người đó. Giá nhà tại Mỹ không tùy thuộc vào diện tích đất hay cách xây dựng mà tùy thuộc vào vị trí ngôi nhà ở khu nào.

image
Khu thượng lưu dành cho người giàu thường tọa lạc ở trung tâm thành phố, nhưng bên cạnh đó  luôn tồn tại khu ổ chuột dành cho người nghèo. Chẳng hạn, ở Boston, nhà ở Beacon Hill (ngay trung tâm) có giá vài triệu USD một căn, nhưng thuê nhà hay mua nhà ở Dorchester (khu vực lân cận Boston) thì giá rất rẻ vì khu vực này bị xem là “ổ chuột”.
Tương tự, khu tây Buffalo (bang New York) bị liệt vào “khu ổ chuột” của thành phố này, có căn nhà giá chỉ 1.000 USD. Ở New York city (bang New York) có  Brooklyn là khu  ổ chuột - đối lập với Manhattan là khu thượng lưu.




Ben Khôi