Thầy Hoàng Đình Hiếu
“ Thì các cụ vào đây đâu có đem vợ con đi được nên lấy vợ Chàm rồi
sinh con đẻ cái là chuyện hết sức bình thường. Vấn đề là các bà mẹ Chàm
nói tiếng Việt ấy đã truyền lại cho con cái minh cái giọng của người
Chàm nói tiếng Việt. Cái giọng đó chính là giọng Quảng Nôm nhà cậu
đấy”(1). Nhận xét này là của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng trong một lần đề cập đến tiếng nói Quảng Nam.
Vả lại, hình ảnh đoàn người di cư từ miền Bắc đổ vào miền Nam cho đến giữa thế kỷ XVl (1545) đã quá quen thuộc, đến nỗi một đoàn quân đi tái chiếm Quảng Nam do Đô Đốc Bùi Tá Hán chỉ huy, không cần ngụy trang, chỉ tìm cách trà trộn vào đoàn người di cư thì cũng có thể xâm nhập được vào mục tiêu cần chiếm đóng. “Ngày mồng 2 tháng 6 năm ất tỵ (1545), xuất quân từ cửa biển Hội Thống [cửa Hội, của sông Lam ở Nghệ An], theo đường biển đi vào Nam, đến cù lao Ré [đảo Lý Sơn] thì nghỉ lại. Sau đó lại diễn tập chiến trận, hành quân thích hợp với chiến trường mới lạ mà Bắc quân chưa quen. Kế đó, giả làm đoàn người di cư, lén đổ bộ lên bờ, bí mật tìm vào các đồn điền quân đội để vận động khởi nghĩa Cần Vương, bỏ nhà Mạc về với nhà Lê”.(2)
Sự kiện quan hệ Chiêm Việt ngày xưa là một sự kiện văn hoá lịch sử, nghĩa là tác động quan hệ ấy có dấu ấn ảnh hưởng đến cả hai phiá, có tương quan qua lại, không nhất thiết ai là người chủ động, ai là người thụ nhận. Thật khó để biết chắc chắn ai là tác nhân đích thực khi có một số người Quảng Nam ngày nay nói chùa cô thay vì chòi cao, nói đồ sao thay vì đào sâu, nói bừa hạc thay vì bài học…Có phải người Chàm nói tiếng Việt, hay người Việt cho đến hôm nay vẫn còn nói theo giọng của người Chàm ngày xưa?
Dầu sao thì quan hệ Chiêm Việt vẫn còn đó. Bây giờ chúng ta thử đi tìm lại đôi nét văn hoá lịch sử.
Vả lại, hình ảnh đoàn người di cư từ miền Bắc đổ vào miền Nam cho đến giữa thế kỷ XVl (1545) đã quá quen thuộc, đến nỗi một đoàn quân đi tái chiếm Quảng Nam do Đô Đốc Bùi Tá Hán chỉ huy, không cần ngụy trang, chỉ tìm cách trà trộn vào đoàn người di cư thì cũng có thể xâm nhập được vào mục tiêu cần chiếm đóng. “Ngày mồng 2 tháng 6 năm ất tỵ (1545), xuất quân từ cửa biển Hội Thống [cửa Hội, của sông Lam ở Nghệ An], theo đường biển đi vào Nam, đến cù lao Ré [đảo Lý Sơn] thì nghỉ lại. Sau đó lại diễn tập chiến trận, hành quân thích hợp với chiến trường mới lạ mà Bắc quân chưa quen. Kế đó, giả làm đoàn người di cư, lén đổ bộ lên bờ, bí mật tìm vào các đồn điền quân đội để vận động khởi nghĩa Cần Vương, bỏ nhà Mạc về với nhà Lê”.(2)
Sự kiện quan hệ Chiêm Việt ngày xưa là một sự kiện văn hoá lịch sử, nghĩa là tác động quan hệ ấy có dấu ấn ảnh hưởng đến cả hai phiá, có tương quan qua lại, không nhất thiết ai là người chủ động, ai là người thụ nhận. Thật khó để biết chắc chắn ai là tác nhân đích thực khi có một số người Quảng Nam ngày nay nói chùa cô thay vì chòi cao, nói đồ sao thay vì đào sâu, nói bừa hạc thay vì bài học…Có phải người Chàm nói tiếng Việt, hay người Việt cho đến hôm nay vẫn còn nói theo giọng của người Chàm ngày xưa?
Dầu sao thì quan hệ Chiêm Việt vẫn còn đó. Bây giờ chúng ta thử đi tìm lại đôi nét văn hoá lịch sử.
Khi nói về nền văn minh kỳ cựu ở Đông Nam Á, thì Champa = Hoàn Vương = Chiêm Thành, gọi tắt là Chăm hay Chiêm (theo lối apocope = hiện tượng mất âm cuối), không ai có thể bỏ quên nét đặc trưng của họ về nền văn minh nông nghiệp, khi người Chăm đã cãi biến thành công một giống lúa, trồng trọt được hai vụ, đặc biệt là mùa khô mà Người Việt gọi là lúa Chiêm. Giống lúa này, xưa được người Việt gieo trồng rất nhìều ở bình nguyên sông Mã vào tới các bình nguyên Bình Trị Thiên, Nam Ngãi Định. Như vậy, những tên gọi Đồng Chăm, Lúa Chiêm tự nó đã nói lên tính hỗ tương hay cộng sinh của hai dân tộc Chiêm Việt trong quá khứ.
Chưa thể đi vào lãnh vực di sản văn hoá phi vật thể như ngôn ngữ, âm nhạc, đàn đá, ca múa cung đình…Chúng ta chỉ tạm dừng lại ở bốn trung tâm văn hoá vật thể như sử sách đã ghi nhận qua các di chỉ lịch sử của Chiêm quốc, như Amaravati từ Hoành Sơn (Quảng Bình) vào tới Trà Kiệu - Đồng Dương (Quảng Nam), vùng Indrapura, từ Quảng Nam vào tới Bình Định, vùng Vijaya (Đồ Bàn) thuộc phạm vi Bình Định - Phú Yên, vùng Kauthara (Khánh Hoà – Phan Rang) và vùng Panduranga thuộc phạm vi hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay. Tại các tiểu vùng vừa nhắc đến, đã có các công trình kiến trúc, mỹ thuật, công nghệ điêu khắc còn có thể thấy được như thánh điạ Mỹ Sơn và phế đô Trà Kiệu ở Quảng Nam, kinh đô Đồ Bàn ở Bình Định, dinh tháp cổ kính ở Phú Yên, điện thờ Po Nagar ở Khánh Hoà…Qua những di chỉ văn hoá lịch sử của Chiêm quốc rải rác từ bắc vào nam trên chiều dài của lãnh thổ Việt Nam hôm nay, chúng ta cũng có thể hình dung ra một Chiêm quốc đã bị ly tán nhiều lần trong quá khứ, sau khi họ là dân tộc cường thịnh nhất nhì ở Đông Nam Á.
Nếu điạ bàn sinh tụ của Việt tộc ở bình nguyên sông Hồng, thì cùng lúc phải thấy rằng Việt tộc đã bị kẹp giữa hai gọng kềm sinh tử, một bên là Trung Hoa ở phía bắc, một bên là Lâm Ấp ở phía nam. Không cần thiết phải lặp lại việc đô hộ Cổ Việt khởi phát từ Tần Thuỷ Hoàng từ năm 214 TCN, nhiều cuộc di dân Trung Hoa đã ào ạt tràn xuống phía nam, kết hợp với dân bản điạ, tạo ra nhiều cuộc đối kháng đẩm máu, mãnh liệt, trước khi có thể kết hợp được để trở thành chủng tộc Việt căn bản sau này. Lấy cuộc khởi nghĩa năm 40 của Hai Bà Trưng, chống lại thái thú Tô Định làm bằng chứng hiển nhiên giữa hai thế lực đối kháng để sinh tồn trên một vùng điạ lý nhất định. Và cuộc trường kỳ đối kháng của dân Việt, chống Trung Hoa đã kéo dài hàng chục thế kỷ, cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 và xưng vương năm 939, mở đầu thời đại độc lập, tử chủ cho dân tộc Việt đứng vững trên lãnh thổ của mình.
Ngoài việc đương đầu với Trung Hoa ở phương bắc, người Việt còn phải đối phó với nhiều cuộc tấn công khác ớ phía nam do Lâm Ấp chủ động, và ở phía tây bắc thì do Nam Chiếu quấy nhiễu. Vào thế kỷ thứ 7, theo Dohamide và Dorohiem, tác giả Dân Tộc Chàm Lược Sử, Lâm Âp lúc ấy đổi tên nước là Hoàn Vương, năm 803, đem quân đánh Cổ Việt (danh xưng khi dân Việt chưa có quốc hiệu), cướp phá châu Hoan (Nghệ An) và châu Aí (Thanh Hoá) rồi rút quân về. Năm 809 lại ra đánh lần nữa. Lúc bấy giờ nhà Đường (618-906) cai trị Trung Hoa, sai Trương Chu đem chiến thuyền sang đánh dẹp. Sau sự kiện này, sử Trung Hoa gọi tên nước Hoàn Vương là Chiêm Thành, nhân lúc một triều đại mới được thành lập ở Hoàn Vương vào năm 875.
Nạn Nam Chiếu phát xuất từ địa vực người Thái (Tai) do một nhóm dân gốc Mã Lai Đa Đảo (Malayo- polynesie) làm chủ. Nhóm này gọi vua của họ là Chiếu. Nam Chiếu là một nhóm mạnh nhất trong 6 nhóm và Trung Hoa gọi chung họ là Man, vì họ không chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. Khi nhà Đường tôn thủ lãnh nhóm Nam Chiếu lên làm Vân Nam quốc vương vào năm 738, thì cũng từ đó Nam Chiếu đem quân đi đánh chiếm đất Giao Châu của Cổ Việt, giết kinh lược sứ Trung Hoa, tạo nên sự bất ổn liên tục khắp vùng biên giới phía tây bắc. Mãi cho đến năm 875, Cao Biền lãnh chức tiết độ sứ, cãi Giao Châu thành Tĩnh Hải Quân Tiết Trấn thì phía tây bắc nước Cổ Việt mới tạm yên ổn trước khi nhà Đường sụp đổ, nhà Hậu Lương (907-923) lên thay. Từ đó Trung Hoa bắt đầu rơi vào cảnh hổn loạn, mở đường cho Cổ Việt do Ngô Quyền lãnh đạo vùng lên giành được độc lập năm 938. Ngô Quyền lên ngôi vua năm kỷ hợi, 939, đóng đô ở Cổ Loa, cai trị được 5 năm thì mất (944). Nước chưa có quốc hiệu, mãi đến khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân, lập vương triều nhà Đinh (968-980) dời đô về Hoa Lư, mới đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Phải trụ vững trên lãnh thổ của mình, Đại Cồ Việt (hay Đại Việt) mới tồn tại để phát triển thành một quốc gia với đầy đủ yếu tố dân tộc, văn hoá, lịch sử, điạ lý của riêng mình. Dù chịu đựng một nghìn năm đô hộ dưới ách thống trị của Trung Hoa, dân tộc Việt đã quật cường chiến thắng. Một nghìn năm bị đô hộ là một cái giá mà dân tộc Việt phải trả để được tồn tại.
2. Nước Lâm Ấp (Lin Yi): Nhật Nam là quận ở phiá nam quận Cửu Chân, nhà Hán (202 TCN - 220) mới đặt thêm sau khi chinh phục nước Nam Việt và xâm chiếm hai quận Giao Chỉ (châu thổ sông Hồng) và Cửu Chân (châu thổ sông Mã, vùng Thanh, Nghệ Tĩnh) là đất Âu Lạc xưa. Theo nhà Hán, khi chia quận Nhật Nam thành 5 huyện thì tên gọi các huyện từ Bắc vào Nam như sau: Tây Quyển, Tỷ Ảnh, Chu Ngô, Lô Dung, Tượng Lâm. Huyện Tượng Lâm xưa có điạ giới từ Hải Vân đến Đại Lãnh, là đất căn bản của nước Lâm Ấp, có kinh đô là Trà Kiệu (rồi Đồng Dương) nằm ở phía nam sông Chợ Củi, tức sông Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam ngày nay. Nước Lâm Ấp được khai sinh sau cuộc quật khởi của người hùng huyện Tượng Lâm tên là Khu Liên năm 192. Phạm Hùng là vị vua nối ngôi, cai trị Lâm Ấp cho đến cuối thế kỷ thứ lll.
Theo cách bố trí của người Chiêm, một khi các huyện trị đã được lựa chọn, thì việc xây thêm các thành trì ở gần đó để làm tuyến phòng thủ là chuyện họ phải làm. Chẳng hạn thành Khu Túc nằm phía hữu ngạn sông Gianh ở điạ phận làng Cao Lao Hạ, thì có luỹ Hoàn Vương (tên nước của người Chăm từ 803 đến năm 874) nằm ở làng Tô Xá phía bắc sông Gianh. Điều này cắt nghĩa được cánh đồng nằm giữa làng Hoà Ninh và làng Minh Lệ xưa là đất của Lâm Ấp - Champa. Sau khi người Lâm Ấp rút đi khỏi huyện Tây Quyển (khoảng năm 282), và khi nhà Tấn đánh lui người Lâm Ấp vào phía Nam), thì người Việt đến chiếm đất và canh tác, tên Đồng Chăm mới thực sự xuất hiện ở lưu vực Sông Gianh? Tương tự, chúng ta cũng có thể hiểu được dãi đất từ Đèo Ngang (Thành Khu Túc) vào cho đến Champa – Panduranga (Trấn Thuận Thành, Phan Rang) đã lần lượt thay ngôi đổi chủ như thế nào cho đến lúc vương quốc Chiêm Thành bị xoá tên trên bản đồ thế giới (năm 1832).
Một vài bằng chứng cho thấy, bước vào đầu thế kỷ thứ 9 (năm 803), quân của Chiêm Thành đã vượt biên giới Hoành Sơn, ra đánh người Cổ Việt ở hai châu Hoan, Ái, tức vùng đất từ Hoành Sơn ra tới Thanh Hoá. Biến cố này chứng tỏ khả năng quân sự hùng mạnh của Chiêm Thành. Người Chiêm Thành vừa thiện chiến trên bộ vừa lão luyện trên đường biển, dễ dàng làm bá chủ biển Nam Hải, nên mỗi khi tiến quân chinh phạt bất cứ ai đều mang lại nhiều chiến thắng vẻ vang. Nhưng vua quan Chiêm Thành có thói quen coi đất nước là tài sản riêng của họ. Muốn có thêm một hoàng hậu, muốn cưới thêm một mỹ nhân ở xứ người, vua Chiêm không ngần ngại cắt đất của mình cho ngoại bang. Đó là trường hợp hai châu Ô, Lý đã trở thành sính lễ để Chế Mân cưới công chúa Huyền Trân của vua Trần Nhân Tông năm 1306. Năm 1307 nhà Trần đã đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu Lý thành châu Hoá. Qua biến cố này, Đại Việt có thêm một vùng đất rộng chạy từ đèo Lao Bảo ở Quảng Trị đến núi Bạch Mã, giáp ranh với Quảng Nam ngày nay. Đây là lần thứ hai, Đại Việt có biên giới phiá nam là sông Thu Bồn, sau khi đã chọn Hoành Sơn là biên giới phân chia hai nước Chiêm Việt sau năm 939.
Không thể bỏ quên thời huy hoàng nhất của Chiêm Thành dưới sự lãnh đạo của Chế Bồng Nga. Liên tiếp gần 30 năm, Chế Bồng Nga, với đoàn tàu chiến hùng hậu của ông, đã liên tục tấn công Đại Việt từ năm 1361 đến năm 1386, trong đó 3 lần Chế Bồng Nga đã xua quân đốt phá kinh thành Thăng Long, dự tính thu hồi các vùng đất đã bị mất vào tay Đại Việt, dời biên giới phiá bắc của Chiêm Thành về lại Hoành Sơn. Chẳng may do mất cảnh giác, Chế Ngồng Nga bị nội phản chỉ điểm. Trong một trận hải chiến vào năm 1390, chiến thuyền của Chế Bồng Nga bị bao vây, bị bắn xối xả. Trúng nhiều mũi tên, Chế Bồng Nga tử trận, đầu bị cắt mang về hành tại vua Trần ở Bình Than. Quân Chiêm tan rã, vội vả dong buồm rút về Nam.
Chính sự kiện, Chế Bồng Nga phơi thây ngoài chiến trường đã bộc lộ một cuộc khủng hoảng to lớn khác mà Chiêm Thành không lường trước được, ấy là thực trạng một nước Chiêm Thành đang rơi vào cảnh hấp hối, nội bộ chia rẽ, lãnh đạo ngủ mơ trên chiến thắng nhất thời, xã hội hổn loạn, văn hoá suy tàn. Viễn cảnh đường cùng xảy ra năm 1471, người Chiêm Thành bị vua Lê Thánh Tông đuổi về bên kia Núi Đá Bia (Đèo Cả) càng ngày càng hiện rõ.
Cũng cần thêm rằng, người Chiêm Thành thường cố chấp, quá lệ thuộc vào niềm tin thần linh và tôn giáo, buộc họ không được sống bên ngoài biên giới đã được các thần linh quy định và chúc phúc. Do vậy, sau khi chiến thắng bất cứ cuộc tiến quân vào lãnh thổ nước láng diềng nào, người Chiêm Thành không bao giờ sát nhập đất đã chiếm được vào lãnh thổ của mình. Tương tự, đất của họ, sau khi đã nhượng cho ai, thường họ có thể trả đủa, tràn quân đến đánh phá, đuổi quân địch đi, nhưng họ cũng không giữ lại vùng đất đã chuyển nhượng. Đã có lần Chiêm Thành đánh đuổi người Việt ở trong hai châu Hoá và châu Thuận chạy về mạn bắc, nhưng họ không giữ đất, vì hai châu đó vốn là đất Ô, Lý cũ, đã làm sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân (năm bính ngọ, 1306) cho vua Chiêm Thành là Chế Mân (1287-1307). Do nguyên tắc tôn giáo quy định về lãnh thổ như vậy, một hệ lụy không thể tránh khỏi là vùng định cư của người Chiêm Thành thường co cụm lại, và một khi lãnh thổ không mở rộng, thì số dân cư không phát triển, nếu không muốn nói là hao mòn đi theo quá trình lịch sử của họ.
Thầy Hoàng Đình Hiếu
Chú thích:
1. Theo Hồ Trung Tú, Có 500 năm như thế, nxb Thời đại, Hà Nội, 2011, tr 7.
2. Mai Đình Dũng, Phủ Tập Quảng Nam Ký Sự, Sở VH/TT Quảng Ngãi, 1996, tr 14.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét