Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN 32)



Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.

PHẦN 32:

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHS ĐÔNG GIANG HẢI NGOẠI VỀ THĂM QUÊ



Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh anh chị CHS Đông Giang ở hải ngoại về thăm quê:


Chị Huỳnh Thị Thùy -Taxas-

Anh Trương Thanh Thăng K8 -Cali-( từ phải sang: anh Trương Thanh Thăng, anh Phan Văn Bình K2 và Phan Đức Anh K8)
Phạm Thu Nhi K8 -Cali-( từ trái sang: - Hàng đứng: vợ chồng Nhường, anh Phạm Dũng K3 và chị Chi vợ anh Thông K3.- Hàng ngồi vợ chồng chị Huỳnh Thị Thùy, chị Phạm Thu Nhi)

Chị Phạm Thu Nhi - Cali- (Từ trái sang: Trần Ngọc Bích K8 và Phạm Thu Nhi K8)

Chị Phạm Thu Nhi (từ trái sang: chị Thu (em ruột Thu Nhi), vợ chồng Nhường, Thu Nhi, Ngọc Bích và chị Chi ( chị ruột Thu Nhi)


Chị Sương Nguyễn K10 - Cali-

GẶP LẠI THÁNG GIÊNG


Có thể nào em chẳng chút xa lòng
Sau ngần ấy năm cách mặt
Đôi mắt kia hãy còn xanh ngăn ngắt
Màu lá non phơn phớt nắng giêng trong

Lòng rối lên từng chặp bâng khuâng
Khi ánh mắt đắm vào ánh mắt
Mùi hoa trái làm đêm thơm ngát
Làm tôi quên tuốt luốt mùi đời

Chuyến về này ngỡ chẳng còn ai
Nhận ra tôi sau bao mùa biệt xứ
Làng quê cũ nay đã là thị tứ
Riêng mỗi em chẳng khác chút xưa nào

Như vừa lăn ra khỏi chiêm bao
Nghe trái tim đang tầm xuân trong ngực
Tôi muốn bạt tai mình cho đỡ tức
Xưa quá ham chơi suýt mất cuộc tình

Nguyễn Đăng Trình


Hàng ngồi: Từ trái sang anh Nguyễn Đăng Trình, Phan Thanh Cương K8, người đứng giữ Nhạc sĩ Ngô Tin

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN 31)


Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.

PHẦN 31:

ĐẶC SAN 50 NĂM - XIN LÀM MỘT MẢNH TRĂNG NGHIÊNG


Xưa Hàn
Mặc Tử buôn trăng
Nay tôi xin
Hóa mảnh trăng cuối mùa
Không bán
Chẳng đợi người mua
Dù ai ngước mắt
Trêu đùa đêm thu

Mang tình
Về chốn êm ru
Lâng lâng theo gió
Gật gù theo mây
Cho tôi
Làm mảnh trăng gầy
Cũng yêu chan chứa
Cũng đầy hương hoa

Xin làm
Một mảnh trăng xa
Nghiêng về phía nhớ
Vỡ òa tiếng yêu
Xao lòng
Giữa chốn cô liêu
Trăng thương
Trăng nhớ
Trăng xiêu bến tình

Ta về
Bờ bãi nguyên trinh
Cho mây ghen bóng
Ghen hình mặc…mây
Dù cho là mảnh trăng gầy
Cũng thương
Trọn tháng trọn ngày
Vì nhau
Xin đừng
Nỡ để trăng đau
Lời yêu nghẹn tiếng
Phai màu thời gian
Trăng nghiêng
Về phía đa đoan
Đành lòng gió thét
Ngỡ ngàng mây bay


MAI LỊCH ( Mai Mộng Tưởng K6)

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

TRANG ĐÔNG GIANG TRÊN OPERA CÒN 3 NGÀY NỮA

Còn 3 ngày nữa trang my.opera.com/donggianghoanghoatham50nam sẽ đóng lại. Kính mời Quí Thầy Cô, anh chị CHS và Quí thân hữu chuyển sang đọc và comments trên trang: http://truongdonggiang-hoanghoatham.blogspot.com/ hoặc : http://donggianghoanghoathamdn.wordpress.com/ ( trang nầy đã lưu tất cả bài vở hình ảnh từ tháng 11 năm 2008 đến nay).

 Trân trọng

CÁI NHỚ



Cái nhớ mày ở chỗ nào?
Mày từ mặt đất nhảy vào lòng ta
Nhớ khi nàng đứng bên hoa
Má hồng phản diện làm ta bàng hoàng


Cái nhớ buôn ngọc bán vàng
Đi Hồng Kông để cho chồng giàu sang
Rằng ta vốn chẳng ngang tàng
Cũng vì cái nhớ làm càn một phen

Cái nhớ mày chạy đàng trời
Ta xô mày ngã ta ngồi lên trên
Mày giết ta được cũng nên
Mày từ ngực trái chạy quanh chạy quàng


Nhớ cơn mưa sáng tạt ngang
Nàng đi buổi ấy ta tan nát lòng
Cái nhớ mày đã lộn sòng
Vật ta ngã ngựa trăm đàng đành thua

Cái nhớ mày nhớ hay chưa!!!



Thầy Nguyễn Đức Bạn

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN 30)



Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.

PHẦN 29:

ĐẶC SAN 50 NĂM - XA LẮM NGÀY XƯA ƠI



( Đông Giang thời áo trắng)

Mong manh một chút nắng trời
Để nghe gió gọi bao lời quen thân
Gọi bờ dĩ vãng bâng khuâng
Lao xao nỗi nhớ như gần như xa...

Đâu rồi cái thưở trăng ngà
Một thời áo trắng đã xa lắm rồi...
Về đâu màu nắng tinh khôi?
Tóc lưng chừng xỏa, mây bồi hồi vương.

Mắt ai đợi cuối sân trường.
Ta vin tà áo, trắng đường chim bay.
Ngây ngô bước ngắn bước dài
Bài thơ lỡ vận bao ngày xôn xao.

Về đâu cánh phượng ngọt ngào
Nụ cười xanh mướt ngàn sau có còn?
Gió thời gian nhạt màu son
Cây nghiêng bóng cũ, lối mòn dấu xưa

Tiếng cười ai đó đong đưa
Vỡ trong ta, giọt nhớ chưa viên thành
Đường đời bao nỗi loanh quanh,
Chim bay một nẽo, mây xanh cuối trời

Vần thơ viết dở người ơi
Ta mang theo suốt một đời chưa phai...

Nắng chiều nay vỡ trên tay
Ngỡ như có bước chân ngày xa xưa

Về trong gió, thoáng hương đưa
Với tay chạm nỗi buồn vừa ngát hương
Chiều nay đứng giữa sân trường
Nghiêng nghiêng nỗi nhớ, mây dường quên trôi

Ai mang
cánh phượng đi rồi?
Chút hương mùa cũ,
cũng bồi hồi bay

Nguyễn Linh Phượng K9

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

VIỆT NAM ĐỨNG NHẤT THẾ GIỚI


Chia sẻ trên Facebook của thầy Mai Cư:



Bổ sung những câu trên có một comment (Trích từ 1 câu bình luận trên vnexpress): Kinh nghiệm cũng dài nhất thế giới, rút hoài rút mãi không hết, rút từ đời này sang đời khác

NHỮNG LỄ TẾT CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM







Anh Đỗ Xuân Quang sưu tầm và giới thiệu đến Thầy Cô và Quí anh chị :

Những Lễ Tết Cổ Truyền Tại Việt Nam

 

Trần Đại Sỹ



1. Tết Nguyên Ðán
Một năm, người Việt có nhiều lễ, tết, riêng Tết Nguyên Ðán (đúng mồng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất nên còn được gọi là tất cả. Ðây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau… và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.
Theo phong tục cổ truyền VN, Tết Nguyên Ðán trước hết là tết của gia đình. Chiều 30 tết, nhà nhà làm lễ cúng “rước” gia tiên và gia thần, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn. Trong 3 ngày tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà. Thứ nhất là cuộc “gặp gỡ” của các gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư – vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm. Thổ công – thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân – thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà.
Photobucket
Thứ hai là cuộc “gặp gỡ” tổ tiên, ông bà… những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết.
Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm tết đến, dù đang ở đâu làm gì… hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.


2. Tết Khai Hạ
Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà, mùng Hai – chó, mùng Ba – lợn, mùng Bốn – dê, mùng Năm – trâu, mùng Sáu ngựa, mùng Bảy – người, mùng Tám – lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc.
Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Ðán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ – Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới.

Photobucket
3. Tết Thượng Nguyên
Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng rằm tháng Giêng-ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ: Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.
4. Tết Hàn Thực
“Hàn thực” nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch).
Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công tử Trung Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh loạn lạc, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu dâng cho ăn. Sau 19 năm phiêu bạt, Trung Nhĩ lại trở về nắm giữ vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng mình nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi! Tử Thôi đưa mẹ vào sống ở núi Ðiền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được. Vua sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi không chịu và hai mẹ con cùng chết cháy! Ðau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi. Hôm ấy đúng ngày mùng Ba tháng Ba.
Người đời thương Tử Thôi nên mỗi năm, đến ngày đó thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn.
Từ thời Lý (1010 – 1225) nhân dân ta đã tiếp nhập Tết này và thường làm bánh trôi, bánh chay để thay cho đồ nguội. Nhưng mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử Thôi! Hiện nay, Tết này vẫn còn đậm nét ở miền Bắc, nhất là tại các vùng thuộc tỉnh Hà Tây.
5. Tết Thanh Minh
“Thanh Minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
(truyện Kiều)
“Thanh Minh” có nghĩa là trời trong sáng. Nhân có người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh – thường vào tháng Ba âm lịch – trở thành lễ tảo mộ. Ði thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy… rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.
6. Tết Ðoan Ngọ
Tết Ðoan ngọ (Tết Ðoan dương) vào mùng Năm tháng Năm (âm lịch).
Khuất Nguyên – nhà thơ, một vị trung thần – do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là “Tết giết sâu bọ”- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân – kết con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần – kết con cọp và gọi là Ngài Hỗ…) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn để dành nấu uống quanh năm.
7. Tết Trung Nguyên
Tết Trung nguyên vào Rằm tháng Bảy. Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ… nên tại các chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu lan. Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch có 2 ngày lễ cúng:
- Lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian: “Tháng 7, ngày rằm xá tội vong nhân” (tha tội cho tất cả người chết), nhiều người gọi là cúng cô hồn các đảng. Quan niệm dân gian cho rằng đây là lễ cúng những linh hồn vật vờ lang thang không nơi nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó…
- Cũng ngày Rằm tháng Bảy còn có lễ Vu lan, xuất phát từ tích truyện Ðại Mục Kiều Liên. Vu lan được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy đời, xuất phát từ lòng báo hiếu. Trong những năm gần đây, trong lễ Vu lan còn có tục “Bông Hồng cài áo” thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.
8. Tết Trung Thu
Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng… Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn…
9. Tết Trùng Cửu
Mùng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi là Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy bào Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên chỗ cao mà trú ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhờ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn.
Từ xưa, nho sĩ nước ta đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc – gọi là thưởng Tết Trùng dương.
10. Tết Trùng Thập
Ðây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc chứ không quan tâm mấy đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc!

11. Tết Hạ Nguyên
Tết Hạ nguyên (Tết Cơm mới) vào Rằm hay mùng Một tháng Mười. Ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới – trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.
12. Tết Táo Quân
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp – người ta coi đây là ngày “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.
Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau. Sau đó, người vợ lấy được chồng giàu. Một hôm, đang đốt vàng mã ngoài sân, thấy một người vào ăn xin, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ nặng tình, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, đâm đầu vào lửa nốt! Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm “vua bếp”. Từ tích đó mới có tục thờ cúng “Táo quân” và trong dân gian có câu: “Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà” . Ngày nay cứ đến phiên chợ 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà bằng giấy và 3 con cá làm “ngựa” (cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và 3 con cá chép được mang thả ở ao, hồ, sông…
Tết và Hội Tết
Tết về có bao lễ tiết, bao phong tục, bao điều vui, cũng có biết bao trò chơi lý thú nhằm nhắc lại lịch sử làng xóm: rèn luyện thân thể, thi thố tài năng, trí thông minh và đức tính nhẫn nại, kiên trì khắc phục khó khăn, vốn là đức tính của người Việt Nam xưa và nay

Bao hội thi được mở ra trong những ngày đầu, tuần đầu, tháng đầu của mùa xuân đẹp nhất trong một năm.
Từ hội thổi cơm thi…
Thổi cơm thi là một phong tục có từ lâu đời và khá phỗ biến ở làng quê Việt Nam trước đây.
Vào các dịp hội xuân hàng năm, nhân dân thường tổ chức trò vui thỗi cơm thi khác nhau. Ở những làng cạnh sông nước thì thổi cơm thi trên thuyền thúng, gió thổi tứ bề ngồi bập bềnh trên nước. Có nơi vừa đi vừa thổi, hoặc vừa dỗ trẻ em đun nòm ướt, được cơm chín, dẻo ngon mới giành được giải thưởng.
Muốn có nồi cơm sôi rồi chín, phải có chất đốt tốt cho đượm ngọn lửa. Do đó cuộc thi còn gây thêm khó khăn về chất đốt. Ở huyện Từ Liêm xã Nghĩa Ðô (xưa), bắt dùng mía tươi làm củi, người thi phải ăn mía lấy bã mà nấu cơm.
Tại Tây Mỗ, hàng năm có thi thổi cơm theo kiểu vừa đi, vừa nấu. Bất kể nam, nữ, người dự thi có cành tre dẻo như cần câu, buộc chặt ra đằng sau lưng, vắt đầu mềm ra đằng trước để buộc quanh nồi đã có sẵn gạo, nước, người dự thi mang theo hai thanh giang hoặc nứa khô để kéo lửa và một bùi nhùi rơm nhỏ để tiếp lửa. Cả hội đứng sẵn trước vạch vôi xuất phát, trước ngực lủng lẳng quang nồi. Một hồi trống chuẩn bị. Mọi người tước mía, nhá kỹ cho khô thành củi, đợi dứt hồi trống thứ hai thì nổi lửa nấu cơm và đi tới đích, không được dừng lại. Qua mỗi bước đi, nồi gạo lại rung rinh, ngọn lửa bị gió tạt, phải khôn khéo lựa bề che đậy. Ai vừa đi vừa nấu, tới đích sớm nhất, cơm vừa chín tới ngon dẻo thì được trao giải.
Tương truyền: Lối thổi cơm thi này nảy sinh từ thời An Dương Vương trong hoàn cảnh vừa hành quân cấp tốc, vừa phải nấu cơm ăn.
Ở Tây Tựu có năm vừa thi thổi cơm trên thuyền vừa thi thỗi cơm trên cạn, rất sôi nổi nhộn nhịp.
Thổi cơm thi cũng là một hình thức thể thao dân tộc, vui nhộn có ý nghĩa nhiều mặt ở các vùng quanh Thăng Long.
… Và Hội đâm đuống.
Photobucket
Ðâm đuống được tổ chức chủ yếu vào dịp tết Nguyên Ðán.
Ðâm đuống thực chất là hình thức giã gạo, nhưng là giã gạo trong hội lễ, có tính tổ chức và nghệ thuật.
Ðồng bào Mường (Vĩnh Phú) giã gạo bằng cối gỗ hình chiếc thuyền, lườn dài từ hai tới ba sải tay, chiếc chày giã cũng dài như đòn gánh, giữa thân thon để vừa tay cầm. Ðâm đuống hội lễ là giã gạo chày tay vào cối đuống và chỉ do phụ nữ biểu diễn. Cả làng cùng giã, nhưng nhà nào giã ở nhà ấy.
Mở đầu, một bà nhiều tuổi nhất trong nhà đứng đầu cối, giã ba tiếng để mở màn, thành ba tiếng “Kênh, kênh ,kinh”. Nghệ thuật ở đây là làm sao giã thành ba âm thanh như trên. Chày người già khai mạc như thế gọi là “Chày cái”. Sau đó đến con gái, cháu gái trong nhà giã, gọi là “chày con”, “chày cháu”.
Trong nhà có bao nhiêu phụ nữ là phải chuẩn bị bấy nhiêu cái chày và đủ số cụm lúa mà vẫn giữ đúng nhịp điệu, hòa âm nhịp nhàng cùng hàng trăm chày khác. Vì âm thanh cối đuống là “kênh, kênh,kinh” nên đồng bào bảo rằng đó là cối đuống hát “vui xuân mới, vui xuân mới”, hoặc “cơm cơm trắng, cơm cơm trắng”.
Theo nhịp tay đâm đuống mau hay chậm mà tiếng chày chuyển điệu sang những âm thanh khác nhau có nhịp hai xen nhịp ba, nhịp một xen nhịp ba… Khi đôi nhịp, là tất cả từng ấy chày trong thôn đều cùng đổi, chẳng hạn: “kênh, kinh, kênh kinh” hay “kênh kênh kinh, kênh kinh”, “kinh kinh, kinh kinh”.
Ðâm đuống thật sự là một cuộc hòa nhạc bằng cối giã có động tác múa đơn giản. Vì ở đây động tác giã đã được nghệ thuật hóa nhằm làm đẹp, mua vui chứ không mang ý nghĩa thực dụng như giã gạo ngày thường.
Ðồng bào còn gọi đâm đuống là “chàm đuống”. Chàm là đâm từ trên xuống.


VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN 29)



Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.

PHẦN 29:

ĐẶC SAN 50 NĂM - VẬN NƯỚC VẬN NGƯỜI



Tôi được nhận nhiệm sở mới ở một trường tiểu học tại một quận lỵ thuộc tỉnh Quảng Trị để thay thế một đồng nghiệp, Trần văn H, đang giữ chức vụ hiệu trưởng của trường nầy sắp lên đường nhập ngũ theo luật tổng động viên lúc bấy giờ, khoảng 1963.

Tôi được biết đây là một đồng nghiệp thứ hai của trường này sẽ lên đường nhập ngũ. Rất bất hạnh cho người tương nhiệm thứ nhất cũng đã lên đường cách đây vài năm nhưng đã không có ngày trở về, bà mẹ phải đi nhận xác con bằng những nắm xương với nỗi tang thương tột cùng. Lên đường khoác áo chinh y mấy ai không lo đến tính mạng của minh, hơn thế nữa, khi nhớ đến người tiền nhiệm, chắc H càng lo nghĩ nhiều hơn, đặc bìệt là người vợ mới cưới của H, chị P. Chị vừa mới mang thai, trong tình trạng nầy chị càng lo lắng cho chồng và cũng lo cho chính mình sẽ bị hẩm hiu trong ngày sinh nở sắp tới, rồi đứa con chào đời chẳng có mặt cha.

Giữa chúng tôi rất thân nhau như anh em ruột, vi thế chị P nhờ tôi xem chữ ký cho chị, tôi tìm cách từ chối vì như ông bà ta thường nói “quét nhà thì ra rác”, nhưng vì sự lo lắng, chị cứ yêu cầu tôi coi chữ ký hoài, cuối cùng tôi cũng phải coi chữ ký cho chị. Chính tôi cũng không biết vì sao mà vào lúc ấy tôi lại có thêm “cái nghề tự phát” coi chi tay và chữ ký khá uy tín! Đúng là quét nhà thì ra rác, những nét trong chữ ký của người vợ đang lo cho chồng ấy đã chỉ cho chị ta biết lả khoảng tám hay chín tháng nữa chị sẽ có tin buồn, tuy nhiên, tôi chỉ nói là có tin không được vui thôi để chị bớt lo lắng.
Thời gian trôi qua, vào một ngày tôi đi dự họp tại ty tiểu học tỉnh Quảng tri, có dịp gặp lại chị P, chị ta đang làm việc tại tòa hòa giải tỉnh. Trông nét mặt của chị rất buồn bã, chị cho tôi hay là anh H đã bị mất tích, tôi cảm thấy bị đau nhói cho người bạn! Trông chị ta gầy hẳn đi với cái bụng đã khá to. Chị nói tiếp, em mới hay tin nầy ba ngày qua, đúng như anh nói trước đây, tin nầy đến với em đúng vào ngày mà anh H lên đường cách đây tám tháng năm ngày, em quá lo, em chi cầu cho anh H chỉ bị bắt thôi thì cũng hy vọng sẽ có ngày về. Rồi chị lại nhờ tôi xem chữ ký một lần nữa. Qua chữ ký, tôi quả quyết với chi rằng anh Hưng còn sống, có lẽ đã bị bắt thôi và rồi anh chi hy vọng sẽ gặp lại nhau trong tương lai tuy chưa biết là lúc nào.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG




Thầy giáo- Nhà Sử học Hoàng Đình Hiếu 
Trước đây chúng tôi vinh dự được thầy Hoàng Đình Hiếu gửi tặng cuốn sách Sông Gianh - Đàng Trong- Giáo Hạt Quảng Bình, thầy viết chung với Ông Nguyễn Thế Hùng ( Ông Nguyễn Thế Hùng hiện đã qúa cố ) dịp nầy chúng tôi đã có 1 entry viết về Thầy“ Hãy cho tôi sống lại những ngày xưa thân ái” ( hoặc TẠI ĐÂY)
Hôm nay nhân dịp chị Phạm Thu Nhi về thăm mẹ, Thầy có nhờ chị mang cuốn sách Chúa Tiên Nguyễn Hoàng do Thầy là tác giả gửi tặng chúng tôi.  



 Cuốn sách được xuất bản nhân dịp 400 năm ngày giỗ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, nhà sử học Hoàng Đình Hiếu xuất bản cuốn biên khảo "Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, Sáng Tổ Vương Quốc Nhà Nguyễn". Một cuốn biên khảo giá trị, được LM Nguyễn Phương, Nguyên Giáo sư Sử Học Viện Đại Học Huế đánh gía cao từ khi còn là bản thảo, và xin trích lời bạt của nhà sử học Võ Văn Dật ( bút hiệu Võ Hương An)
"Với tác phẩm Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, tác giả Hoàng Đình Hiếu đã giúp bổ sung những thiếu sót của người cầm bút trong quá khứ, giúp sửa lại những cái nhìn thiên lệch đã có, xoá đi sự đánh giá thiếu công bình đã thể hiện, để làm hiển hiện lên một huân nghiệp, một tài năng, một công trạng to lớn của Nguyễn Hoàng đối với tổ quốc. Tác giả Hoàng Đình Hiếu đã chọn một đề tài tương đối khô khan, ít tài liệu, nhưng với mục đích: Cái gì của César trả lại cho César. Bằng một phương pháp làm việc đầy bài bản của một người được đào tạo chính qui về sử học, bằng một văn phong trong sáng, đôi lúc pha chút dí dỏm nhẹ nhàng, tác giả Hoàng Đình Hiếu đã đặt vào tay độc giả tác phẩm Chúa Tiên Nguyễn Hoàng một cách trang trọng và thật đáng tin cậy."
Sách dày 424 trang, gồm 10 chương, khổ 13.7 cm x 19 cm do Tủ sách Sông Gianh- Quê Hương Bọ Mạ xuất bản.
Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ lịch sử mở mang bờ cõi khi Nguyễn Hoàng đến trấn nhậm vùng đất Thuận - Quảng với chức vụ khiêm tốn là một quan viên Trấn Thủ, nhưng Nguyễn Hoàng đã biết nhìn xa trông rộng để xây dựng một giang sơn mới cho dòng họ của mình, đồng thời mở rộng biên cương cho tổ quốc mà ông đang phục vụ và yêu mến. Nguyễn Hoàng đã mở đầu một giai đoạn Nam tiến mới trong lịch sử dựng nước của Việt nam mà con cháu ông đã liên tục nối chí mở rộng về phía Nam. Như Thầy đã viết " Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ cho chúng ta thấy cần thiết phải biết rõ hơn về sự nghiệp trong vai trò của một người lãnh đạo, đã tiên phong đặt những bước khai phá về chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, tôn giáo cũng như an ninh lãnh thổ, xứng đáng được nhân dân yêu mến và kính trọng khi tôn xưng Nguyễn Hoàng là vị Chúa tiên".
Thế nhưng cho đến ngày nay đáng buồn cho một số người chưa hiểu biết về lịch sử, chưa hiểu biết về Chúa Tiên Nguyễn Hoàng có công lao với đất nước...Nên sau 1975 người ta xóa đi những gì ghi công ơn đối với Ông như trường Trung Học Nguyễn Hoàng ở Quảng Trị ( một ngôi trường có tiếng tăm ở Quảng Trị thành lập từ năm 1953-1954 mang tên Ông), người ta xóa đi tên Ông để đặt lại tên trường TH Thị Xã Quảng Trị!?
oOo

Có thể CHS chúng ta, những người từng là học trò của thầy Hoàng Đình Hiếu nhưng chưa biết hết về Thầy, nhân dịp nầy chúng tôi xin được giới thiệu về Thầy :
Thầy tên thật: Hoàng Đình Hiếu
Sinh quán Hòa Ninh, Quảng Trạch, Quảng Bình
Bút hiệu Nghiêm Đức Thảo
Tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa Giáo Khoa Sử Học, Đại Học Văn Khoa Huế năm 1966.Trình Luận án Cao Học Sử tháng 3.1975 tại Viện Đại Học Huế do cố Giáo sư Dương Đình Khôi bảo trợ.
Dạy học tại Đà Nẵng từ năm 1965-1975.
Tại các trường Trung học Sao Mai, Trung học Đông Giang, Nữ Trung học Hồng Đức, trường Kỹ thuật Đà Nẵng, Nữ Trung học Thánh Tâm
Đã cộng tác với các Tạp chí Định Hướng( Paris).Tiếng Sông Hương(Dallas).Thế Kỷ( CA). Xưa và Nay (Saigon)…Đã xuất bản ( Sông Giang. Đàng Trong. Giáo Hạt Quảng Bình năm 2004 ( viết chung với thân hữu đã quá cô Nguyễn Thế Hùng)
Chủ biên các Tuyển Tập: Quê Hương Bọ Mạ I (1994). Tuyển Tập II (1999). Gia Đình Thánh Tự Hải Ngoại ( 2007). Cộng tác với Hội Vinh Băc California trong: Tuyển Tập 25 năm ( 1980-2005). Tuyển Tập 30 năm (1980-2010). Cộng tác và sinh hoạt với cố Linh mục Trần Cao Tường trong Website Văn Hóa Dũng Lạc (dunglac.net).

Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu Phần Lời Nói Đầu cuốn sách để Thầy Cô, anh chị biết thêm về quá trình hình thành cuốn sách từ tập bản thảo luận án Cao học sử từ trước năm 1975 mà các con Thầy đã lưu giữ cho đến tháng 4 năm 1991 mới có dịp mang qua cho Thầy ở Mỹ trong chuyến đoàn tụ. Mời Thầy Cô và anh chị đón xem.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

TIN BUỒN



Cụ bà Hoàng Thị Chất - Thân mẫu thầy Trương Văn Phó- qua đời lúc 04 giờ ngày 23.2.2014 ( nhằm ngày 24 tháng Giêng Giáp Ngọ) tại Hương Long Huế. Thọ 93 tuổi.
Lễ nhập quan 17g ngày 23.2
Lễ viếng 7g ngày 24.2
Lễ di quan lúc 15g ngày 25.2 ( tức 26 tháng Giêng Giáp Ngọ)
An táng tại Nghĩa trang phía bắc TP Huế
Thầy cô và anh chị CHS Đông Giang xin chia buồn cùng cô Tôn Nữ Hoàng Mai và gia đình, cầu mong hương linh cụ Bà sớm siêu thoát.




ĐÔNG GIANG SAIGON HỌP MẶT LẦN THỨ 10


Ngày 23.2.2014 CHS Đông Giang tại Saigon & các tỉnh phía Nam tổ chức họp mặt lần thứ 10 tại nhà hàng Đầm Sen thuộc Khu du lịch Đầm Sen Saigon.
Buổi họp mặt nầy cũng là dịp kỷ niệm 10 năm ngày họp mặt  Đông Giang " Tha Hương Ngộ Cố Tri" tại Saigon.
Về tham dự, ngoài các thầy cô, anh chị CHS tại Saigon còn có một số anh chị CHS ở xa cũng về tham dự như chị Phan Thị Hoa Xuân K6 từ Quảng Nam, anh Kiều Xuân Bình và chị Nguyễn Thị Thịnh K14 từ Đà Nẵng, chị Tào Thị Chín K9 từ Đà Nẵng, chị Cẩm Khuê K14 từ Vũng Tàu, anh Toàn K14 từ Bình Phước...
Như mọi năm, anh chị CHS trường Sao Mai thân thương cũng đến chung vui.














Xin mời xem thêm hình ảnh TẠI ĐÂY
Xin mời xem thêm thông tin và hình ảnh Họp mặt Đông Giang lần thứ 10 trên trang Sao Mai

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

TRẬN ĐẤU TƯNG BỪNG


Em biết đấy anh rất mê bóng đá
Trái bóng trên sân còn ... bia ở trên bàn
Bạn bè anh chuẩn bị rất đường hoàng
Để hòa mình khi ngày vui tới

Trên khán đài cờ đội bóng tung bay phất phới
Dưới bàn nhậu bọn anh bàn tán xôn xao
Kìa Di Maria mớm bóng Ronaldo sấm sét sút vào
Cháy lưới đối phương cầu trường như rực lửa

Đối phương tấn công khung thành ta nghiêng ngửa
Cú sút từ xa, thủ môn bay người đấm bóng ra ngoài
Pha cứu bóng thần kỳ Casillas ra oai
Cả đám vỗ tay hoan hô tán thưởng

Nâng cao ly anh em! Uống cạn đi cho sướng
Uống tiếp một ly cho khí thế tưng bừng
Mặc cổ động viên đối phương nuối tiếc hụt mừng
Ta vừa uống vừa dõi theo trái bóng

Khi hậu vệ đối phương còn lơ ngơ lóng ngóng
Gareth Bale căng ngang - Ronaldo đệm bóng cận thành
Giây phút xuất thần trái bóng lao nhanh
Lưới đối thủ rung lên cả khán đài rung chuyển

Tuyến tiền vệ ta phối hợp nhịp nhàng nhuần nhuyển
Hậu vệ ta khóa chặc cửa khung thành
Thế trận khôn lường biến ảo thật nhanh
Phe ta kiểm soát hoàn toàn trận đấu

Nóng mặt đối phương dỡ trò chơi xấu
Cứ lao vào hòng đốn ngã phe ta
Tuýt tuýt - trọng tài thẻ đỏ rút ra
Trái penanty, đối phương thất thần không còn chút máu

Mất bình tĩnh - đối phương lại càng đổ quạu
Quả bóng trong ta lợi hại vô cùng
Đội hình đối phương hoảng loạn rối tung
Gareth Bale tung cú sút từ xa thành bàn địch quân chết khiếp

Chúc mừng phe ta, mình khui thêm uống tiếp
Chiến thắng tưng bừng sao anh gục xuống mất rồi!
Uống thêm vài ve cho mềm nhũn đôi môi
Trận đấu hôm nay ... phe ta toàn thắng...

Nguyễn Tấn Lực K6

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN - TRUYỆN NGẮN TOÀN DẤU SẮC


Như thường lệ anh Thường Đoàn gửi đến câu chuyện PHỒ XÁ ...QUÁ NGÁN ( truyện ngắn toàn dấu sắc)

Tối thứ sáu, Tám Lúa xách chiếc Cúp “tám mốt” (81) xuống phố tán gái, thấy phố xá bóng láng thích mắt quá, Tám Lúa phóng xế suốt tối, đến lúc thấy đói, khát, Lúa ghé quán bún, đớp mấy bát, uống hết lít nước khoáng…
Thấy…mót mót, Tám Lúa kiếm hố xí trút…nước, vắng hố xí, bí quá…
thấy có mấy đứa đứng lén lén…kéo khóa, mắt lấm lét, tóe nước xuống đống rác có cắm tấm ván “ cấm phóng uế” ! Đoán chắc đó chính xác…hố xí, Tám Lúa phóng tới kéo khóa tháo nước … cấp cứu!
Thoát bí, Tám Lúa khoái chí lướt xế ngắm phố, ối !...khiếp quá, Lúa né chiếc Cúp tám mốt tránh chú “Tí” chết thối hoắc, tiếp đến, Lúa né tiếp đống rác rất lớn choán lối, đúng lúc Tám Lúa cố gắng thắng chiếc xế, có đám mấy đứa bé đá bóng, chúng lấn lướt với xế lớn, xế bé, chúng phóng dzích dzắc thấy khiếp. Bốp! trái bóng vút trúng mắt trái, Tám Lúa tối mắt, bối rối, chiếc xế quýnh quáng lách tới trước cái nắp cống trống hoắc, Tám Lúa té sấp xuống hố, chiếc áo khoác rách toác, trán tóe máu, mắt tím ngắt.
Luống cuống, Lúa cố gắng…đứng, thấy choáng váng, Lúa té xuống ,khóc thút thít, nói :
-Biết thế, Lúa cóc xuống phố, phố với xá , quá ngán, thấy phát… ớn ./.

THƯỜNG ĐOÀN K.9

Mời Quí anh chị thư giãn cuối tuần với TỂU BLOG của Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện
HẾT GIAO HỢP THÌ LẠI GIAO CHIẾN

Nhận diện về từ Hán - Việt




Phan Thanh Minh

Rất thú vị khi đọc bài viết Nghĩa của một vài yếu tố hợp thành từ ngữ Hán – Việt trên LĐCT số 7, năm 2014 của Nguyễn Đức Dương. Qua bài viết, tác giả đã cung cấp cho bạn đọc rõ nội dung các hợp phần tạo nên từ ghép của các từ: hạnh kiểm, nghĩa cử, ngọa triều, ngu trong từ ngu dân, nguyên trong từ nguyên nhung, phản trong từ phản trắc. Người viết bài này mong được chia sẻ về nội dung một vài từ ngữ Hán – Việt.

1. Trước hết xin được nói lại chữ nguyên trong từ nguyên nhung.
Theo NĐD, “lắm người ưa giảng chữ nguyên trong từ nguyên nhung là đầu, bắt đầu, lớn [….] . Giảng như thế không sai lắm, nhưng chưa thật chuẩn xác, vì ngoài cái nghĩa là “đầu”, chữ “nguyên” còn có nghĩa là “người đứng đầu…”
Phân tích về nghĩa gốc, chữ nguyên có nghĩa là “đầu tiên”. Vì thế ta sẽ hiểu: nguyên đán là buổi sáng đầu tiên trong năm , nguyên nhật là mồng một tháng giêng (âm lịch)… Từ nghĩa gốc ấy sẽ có các yếu tố hợp thành: nguyên thủy, nguyên bản, nguyên văn, nguyên tố.... Cũng từ cái nghĩa gốc là “đầu tiên” ấy, nguyên được phát triển thành từ “quan trọng nhất” như nguyên lão (là chữ do người Việt mình dịch từ chữ có nguồn gốc từ tiếng Latin, chỉ các cụ già được quý trọng nhất nước ở Hy lạp, La Mã ); nguyên hậu là hoàng hậu (là bà hậu cao nhất); nguyên nhung là tổng chỉ huy quân đội, giống như “nguyên soái” (nhung có nghĩa là chiến tranh, như trong bình nhung).

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN 28)



Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.

PHẦN 28:

ĐẶC SAN 50 NĂM - NGƯỜI EM XÓM NHỎ





Em ở cạnh nhà tôi
cách nhau vài sải bước
không có giậu mồng tơi
và bướm vàng lả lướt .

Chỉ nắng hồng rực cháy
cát bụi mịt mù bay
nhưng lòng tôi dịu mát
có phải mình đang say ?

Tà áo dài duyên dáng
ngày ngày em ngang sang
trên đường mơ nho nhỏ
đến mái trường Đông Giang .

Rồi mùa hè năm ấy
tôi rời xa nơi đây
xa người em xóm nhỏ
hành trang buồn ngây ngây .

Đỗ Kỳ Hưng K6

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

LÁ RƠI


Ừ nhỉ,
Em về nhặt thời gian!
Gom thành kỷ niệm, gói hành trang,
Đong đầy nổi nhớ buồn xa xứ,
Trói chặt tình em vốn bẽ bàng.
Em về bên ấy nhặt lá vàng,
Viết tình trên lá nhờ gió gửi,
Lãng đãng mây trời kết võng đưa,
Lạy trời đừng mưa!
Thôi dừng mưa!
Cho em mắt biếc dáng thu xưa,
Vẫn còn lộng lẫy trong đông giá,
Giữa bóng chiều tà vàng vọt trôi.
Ừ thôi,
Nuối tiếc chỉ thế thôi!
Tháng ngày tàn lụi vào dĩ vãng,
Chỉ còn lại em trong đơn côi,
Mơ ước cho châu về hợp phố,
Những ngày tháng cuối luôn có đôi.
Hạt bụi đừng làm cay mắt em,
Đếm bước chân đi trên cỏ mềm,
Ngước mắt nhìn lên cây trơ trọi,
Lác đác vài cành lá vàng rơi.
Thời gian ơi!
Thời gian ơi!
Lá vàng rơi, mùa sau lá mọc,
Cây trơ cành xanh lại vào xuân,
Kiếp làm người lắm nỗi gian truân.
Như lá rụng hoá thân vào cát bụi,
Lá lìa cành,
Từng chiếc gió cuốn bay !

Huỳnh Thị Thùy K10  


Huỳnh Thị Thùy và chồng tại Cổ thành Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng xuân Giáp Ngọ

Và những anh chị CHS Đông Giang

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN 27)


Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.

PHẦN 27:


ĐẶC SAN 50 NĂM - LỜI THƯƠNG NÀO Ở LẠI


Làm sao cho ta quên
Tháng năm hoa mộng đó
Ơi! Khung trời bé nhỏ
Có ta và có em.
Đời qua như giấc mộng
Mới đó đã xa rồi
Bao ước mơ hoài vọng
Cũng chỉ là không thôi.
Cánh chim trời vô định
Người vạn nẻo chân mây
Có bao giờ em khóc?
Cho cuộc tình thơ ngây
Ta về ru kỉ niệm
Trượt theo tháng ngày dài
Lời thương nào ở lại?
Mùa thu vàng lá bay!

Mai Tự Tạo K3

CƠM THƠ


CƠM THƠ

Biết em mắt để lại nhà
Và tôi tạo dáng như là ô sin
Gạo tôi lén trộn thơ tình
Em đi, thơ chín một mình tôi nhai

QUÊN


Tôi vừa viết một cơn mưa
Bốn phương ướt sũng lại chừa nồi canh
Có thơ mùi khét an lành
Bao nhiêu quên nữa để thành bài thơ.

GỌI NHẦM

tôi say gió đẩy về nhà
thấy mẹ thằng bé tưởng là cố nhân
sáng ra có một vết bầm
người xưa đùa giỡn trên phần da tôi

HAI ĐẦU CÂU THƠ

Làm thơ là lỡ qua cầu
Áo cơm đứng gác hai đầu lối đi
Lách qua, viết được những gì
Gió lên từ chợ thổi đi phần hồn.

Phan Thanh Cương K8

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

VÀ, TA BIẾT


Chúng tôi xin giới thiệu bài thơ Và, ta biết của anh Phan Thành Khương ( anh của Phan Thanh Cương K8):

Nhân Ngày giỗ của sáu chục ngàn (sáu vạn) người Việt
Đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống giặc Tàu,
Họ nhảy, múa, vui, mừng khôn xiết:
“Con bướm xinh, con bướm đa tình” (1)

Và, ta biết họ là những kẻ vong ân bội nghĩa,
Những thây ma, những con rối, một lũ điên
Bởi nếu họ còn là người thứ thiệt,
Họ ắt biết phải làm gì trong Ngày giỗ thiêng liêng.

Ninh Thuận, 18-02-2014
PHAN THÀNH KHƯƠNG

(1) “Con bướm xuân”, một bài hát tiếng Hoa xuất hiện cách đây hơn 60 năm, có tên là China Cha Cha Cha, dùng tập nhảy điệu cha cha cha cho … người già (theo http://www.baomoi.com/Giai-ma-su-noi-tieng-ki-la-bai-hat-Con-buom- xuan/71/12967585.epi).

Một trong "vũ điệu bán nước" trước mặt cụ Lê Hiền Đức

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN 26)


Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.

PHẦN 26:



Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

ĐẶC SAN 50 NĂM - MẸ VÀ ĐÔNG GIANG




Vi Nguyễn và Mẹ

Mẹ tôi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Mẹ đã vào Sài Gòn cùng với người bạn thân nhất của mình và mẹ đã rất thành công ở thành phố ồn ào và náo nhiệt này. Cả ba chị em tôi đều được sinh ra ở Sài Gòn hoa lệ. Thời thơ ấu, Đà Nẵng trong tôi chỉ la một miền quê nghèo khó, bão lũ mà không biết rằng đó là tình yêu lớn nhất của mẹ. Tôi không biết cuộc sống của tôi sẽ thế nào nếu như ngưòi bạn thân nhất của mẹ không rời khỏi mẹ.
Mặc dầu mẹ tôi rất cứng rắn khi đưa tiễn người ấy ra sân bay, nhưng khi trở về nhà không ngày nào mẹ không đọc quyển lưu bút mà những người bạn của mẹ viết cho mẹ ngày mẹ rời Đà Nãng. Từ lúc ấy mẹ bắt đầu nói về Đà Nãng, về những người thầy, người bạn thời thơ ấu. Mẹ nói rằng, mẹ không thể tiếp tục sống ở thành phố này một chút nào nữa, chỗ dựa tinh thần duy nhất ở nơi đây không còn nữa, mẹ phải về Đà Nẵng bằng mọi giá. Mẹ đã lần hồi trong kí ức để tìm kiếm lại những địa chỉ xưa cũ từ trong những vần thơ, những câu chữ mà những ngưòi bạn thời thơ ấu đã viết cho mẹ. Mẹ xây dựng lại từ đầu.
Rồi mẹ đã tìm mọi cách để mua lại ngôi nhà cũ, nhưng không thành, mẹ quyết định mua ngôi nhà nhỏ ngay gần ngôi trường mẹ đã học hồi xưa và nói rằng mong ước của mẹ bây giờ là cả ba tụi con phải vào bằng được ngôi trường đó, ngôi trường mẹ đã học hồi xưa. Mặc dầu tôi có thành tích học tập rất khá, rất nhiều người khuyên mẹ tôi nên cho tôi thi vào Phan Châu Trinh hay Lê Quý Đôn, nhưng mẹ nhất định không chịu. Mẹ nói rằng nếu tôi thật sự muốn làm mẹ tự hào thì thủ khoa Hoàng Hoa Thám là được rồi. Tôi thi vào trường với số điểm khá cao và trở thành thành viên của ngôi trường trong tim mẹ. Rồi lần lượt em trai tôi, rối em gái tôi cũng vào học ngôi trưòng ấy. Vậy là cả bốn mẹ con tôi đều cùng học một trường. Mẹ nói vậy là ước nguyện của mẹ đã hoàn thành.
Tình yêu thương của mẹ dành cho quê hương và trường cũ đã làm cho tôi thêm yêu thương mảnh đất và ngôi trường này. Bây giờ ai hỏi tôi là người nào, tôi nói tôi là người Đà Nẵng. Từ một con nhóc nghịch ngợm, phá làng, phá xóm - tôi đã trở thành cô gái Đà Nẵng hồi nào không hay. Và giờ đây đang cách xa Đà Nẵng nửa vòng trái đất, nơi đất khách đầy cạm bẫy, tôi vẫn luôn cố gắng học tập và giữ gìn những giá trị văn hoá dân tộc, và của ngưòi miền Trung. Lời dặn dò của mẹ lúc nào cũng ở bên tôi : Ráng học để về làm cho thành phố nghen con. Ai cũng muốn học để ở lại làm việc, con tôi ráng học để trở về....
Mẹ tôi là thế, một thời "kêu mưa gọi gió" ở thành phố, mà khi trở về trường cũ, quê cũ lại trở thành " Vân ù", không nói, lúc nào cũng nhoẻn miệng cười....bởi vậy người thầy thương yêu của mẹ đâu có bao giờ tin rằng mẹ tôi đã có lúc làm chủ cả trăm người thợ nên Bác vẫn thường lo lắng cho mẹ tôi như lo lắng cho "con Vân ù" lúc nào cũng nhoẻn miệng cười toe toét hơn 40 năm về trước.
Nhân ngày của mẹ, tôi kính gửi tặng mẹ bài viết này và cũng qua đây xin cảm ơn những người bạn của mẹ, những người đã ở bên mẹ, giúp mẹ tìm lại niềm vui cuộc sống, an ủi, chăm sóc mẹ tôi khi tôi không có ở nhà.
Và lời cuối cùng tôi muốn nói với mẹ là: Con sẽ luôn cố gắng học tập và tích lũy kinh nghiệm để trở về làm việc cho quê hương, và con sẽ luôn phấn đấu là niềm tự hào của mẹ. Mẹ luôn là niềm tự hào của con. Mẹ ráng giữ gìn sức khoẻ đợi ngày con thành công nghen mẹ. Nhớ mẹ nhiều.
Con của mẹ,

Vi Nguyễn (con của Nguyễn Thị Lệ Vân K6) 

Trái Tim Mùa Xuân


( Thân tặng Ngọc Tân)

Xuân lộng gió tóc em bay muôn hướng
Tỏa phấn hương ngan ngát thơm nồng
Ta cánh bướm vàng đam mê tha thiết
Bay là đà say đắm bên hoa

Vẫn nóng bỏng trái tim thời trai trẻ
Vẫn nồng nàn tình yêu thuở đôi mươi
Vẫn xao xuyến tia mắt nhìn đắm đuối
Ngày hồng tươi duyên dáng đóa hoa cười

Xuân qua đi tháng ngày vời vợi nhớ
Nhớ vô cùng em dáng xuân xưa
Em vẫn đẹp hồn nhiên trong ký ức
Cho ta còn thương mãi những mùa xuân

Nắng xuân sang thắp mùa yêu rực sáng
Tình yêu còn cháy mãi tuổi xuân ta
Xuân vẫn đẹp và ngàn năm vẫn đẹp
Thì tình yêu ta cũng trẻ mãi không già…

Nguyễn Tấn Lực K6

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN 25)


Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.

PHẦN 25:

ĐẶC SAN 50 NĂM - Vùng Thơ Ấu – Thời Gian Chấp Cánh Bay Xa





Thương tặng các cựu học sinh Đông Giang – Hoàng Hoa Thám

Sáng nào em có về qua đó tuổi thơ, xin nhặt giùm tôi những chiếc lá vàng của ngày giao mùa mà nhẹ nhàng bỏ vào cặp đem về ép nơi trang giấy trắng tinh nguyên để thấy ngày tháng hồng của mình vương đầy ngây ngô nắng lụa.
Hãy nhặt đi em ôm ấp vào lòng!
Em đừng thắc mắc mà thắc mắc làm gì một chiếc lá vàng rụng xuống, đã lìa cành và đi về vùng vĩnh viễn làm phân mục của thời gian. Em cố gắng nhặt hết để những chiếc lá vàng không còn nữa mà trong em chỉ có mùa xuân là vĩnh cửu. Hãy sống cho trọn tuổi ấu thời của em, mai này em sẽ không còn một ấu thời thứ hai nữa đâu em. Khi em đã lìa xa nó, ngoảnh lại và lấy làm luyến tiếc. Mà hối tiếc cũng chẳng được gì, thời gian đã chắp cánh bay vèo lúc đó, muốn sống lại vài giây của ấu thời chỉ trong tâm tưởng, hình ảnh ấy chỉ hiện về trong chốc lát rồi sẽ tan biến đi, muốn quay về cũng đã muộn rồi. Bởi vì, tôi nhớ trong bài học nào đây có thời gian như ngựa chạy tên bay, và chắc là không bao giờ trở lại. Cũng như chiếc lá vàng của ngày giao mùa em sẽ nhặt kia, nó sẽ không được một dịp nào trở lại khi nó đã lìa cành đi vào cõi già nua của trời đất. Và như tôi, bây giờ đi giữa buổi hoàng hôn của một ngày còn sót lại. Mường tượng quãng đời mà em hòa mình trong đó, lúc ấy tôi không có những giờ hờn giận vu vơ với con Mimi dễ ghét, cũng vắng cảnh bắt bướm bên cánh hoa vàng rực rỡ, tôi đã vô tình đánh rơi, tôi xa cả những lần đùa nhí nhảnh dưới ánh trăng rằm tỏa sáng, và những ngày rong chơi để rồi ngồi khóc bắt đền mẹ, mẹ dỗ hoài không nín mà phải cho thêm năm đồng quà sáng. Có những lần chịu đòn roi, nhưng những chiếc roi mây kia đâu nghĩa lí gì nếu đem đổi lấy chàng bướm lạ đầy màu sắc phải không em ? Rồi có những lần mải mê đuổi theo bướm vì bướm bay hoài không chịu đậu, đêm về lên cơn sốt mẹ la rầy cúi đầu không dám nói. Một bông hoa thược dược màu hồng còn đọng những giọt sương mai lóng lánh, em có thấy được tuổi em đẹp tựa khóm hoa điểm vài giọt sương óng ánh đó không em ? Em hãy yêu thật nhiều lứa tuổi của em, ôm ấp đầy vòng tay kẻo nó vụt bay xa, hãy đón nhận giữ gìn như giọt sương trên cánh hoa kia khi bóng mặt trời cháy đỏ !

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

XUÂN RẠNG NGỜI.


Thân tặng Nguyễn Tấn Lực



Gọi sáu mươi năm một vòng đời
Xuân về còn thấy lòng chơi vơi
Ngày xưa có kẻ cho là trẻ
Sông Vị ngồi câu mãi chờ thời.

Xuân qua ai bảo già rồi đấy
Nếu vậy có còn hương ngất ngây
‘’50 năm trước 23 tuổi’’
Dai, dẽo thành duyên giấc mộng đầy.

Lớn tuổi đó thôi đâu có già
Như thông sừng sững trước phong ba
Cứ reo để thấy còn sức trẻ
Quên nỗi ưu tư mỗi chiều tà.

Xuân đến mừng mình thêm một tuổi
Cũng là điểm lại thấy vui vui
Dẫu biết chưa làm tròn gì cả
Nhưng mà không đến nỗi hỗ ngươi.

Có chán cuộc đời, tự trách ta
Phân bua cứ nghĩ rằng mình già
Không ai tròn trĩnh chi mà hối
Bởi thế hậu sinh kế nghiệp nhà.

NGỌC TÂN K6

BỘ TỘC ĐEO VÀNG KHẮP CẢ NGƯỜI VẪN CHẾT ĐÓI





Anh Đỗ Xuân Quang  sưu tầm và giới thiệu đến Quý Thầy Cô, anh chị :
 


Bộ tộc đeo vàng khắp người vẫn chết đói






Từ người lớn đến trẻ nhỏ trong bộ tộc Ashanti, ai cũng đeo lủng lẳng những khối vàng nặng hàng cân trên người. Tuy nhiên, đây lại là bộ tộc chết đói và nghèo nhất thế giới.

Vùng đất tràn của cải
Bộ tộc Ashanti nằm biệt lập với thế giới bên ngoài ở miền trung Ghana, Tây Phi, cách bờ biển khoảng 300km. Ghana là một đất nước mới lên với tuổi đời khá non, chỉ hơn 50 năm lịch sử.
Người Ashanti tuy sở hữu cả một núi vàng nhưng vẫn đói nghèo.
Tuy nhiên, đây lại là nơi sinh ra của những đế chế vàng hùng mạnh và được biết đến với cái tên Bờ Biển vàng. Trước đây, mặc dù nằm ở trung tâm Ghana nhưng những ồn ào, náo nhiệt và gấp gáp của thế giới hiện đại hoàn toàn không thể "bước chân" vào vùng đất của người Ashanti. Chính vì kiên quyết từ chối sự "xâm nhập" của bên ngoài nên đến nay, mọi tập tục của Ashanti cũng rất nguyên thuỷ.
Để ghi lại được cuộc sống của người dân nơi đây, các nhà thám hiểm và nghiên cứu đã phải hết sức cố gắng tạo được lòng tin của tộc trưởng và làm quen với một số già làng. Ở vùng đất lạ kỳ này gần một tháng, những đoàn nghiên cứu phát hiện ra nhiều điều mới mẻ và vô cùng thú vị.
Ấn tượng đầu tiên của đoàn là người Ashanti sở hữu một lượng vàng đáng kể. Họ đeo đầy người, thậm chí còn làm đẹp bằng cách rắc vàng lên cơ thể. Đúng như phán đoán của đoàn, người Ashanti đeo vàng để chứng tỏ sự giàu có của mình.
Thành viên gia đình nào đeo càng nhiều vàng thì gia đình đó càng giàu và đó cũng là cách thể hiện địa vị, quyền lực lớn bé trong làng. Thật không sai nếu nói đây là một bộ tộc giàu có nhất thế giới, một vùng đất của vàng. 
Vàng đối với người dân Ashanti không chỉ đóng vai trò là đồ trang sức, nó còn là "linh hồn" của bộ tộc, là công cụ giao tiếp với các bộ lạc xung quanh. Vàng khiến người Ashanti tự tin hơn khi và thể hiện chữ tín của mình khi làm ăn, buôn bán.
Người Ashanti thường đánh giá đối tác làm ăn, sự tin cậy qua lượng vàng đeo trên người. Một người Ashanti đeo càng nhiều vàng chứng tỏ anh ta, hay cô ấy có cả gia tài khổng lồ. Như vậy, cũng có nghĩa là người đó rất đáng tin cậy, kính trọng để có thể chọn làm người hợp tác cùng.
Ngay cả trong việc lập gia đình, các chàng trai, cô gái người Ashanti cũng tìm vợ hoặc chồng dựa trên số lượng vàng mà chàng trai hoặc cô gái đeo trên cơ thể.

Có cả… ghế đẩu bằng vàng
Dân số của Ashanti khoảng ba triệu người, tạo thành một bộ tộc có tổ chức như một quốc gia thu nhỏ. Lịch sử của người Ashanti khá khác biệt với các bộ tộc khác ở Châu Phi. Sau khi giành độc lập từ Denkyira vào thế kỷ XVII, con đường buôn vàng bắt đầu mở qua vương quốc này, những người dân Ashanti đã tham gia một cách tích cực vào việc buôn vàng và trở nên lớn mạnh.
Từ đó, người Ashanti coi vàng là vật bất ly thân và thể hiện sức mạnh của cả bộ tộc. Một trong những đồ vật bằng vàng quan trọng nhất từ trước tới nay của người Ashanti chính là chiếc ghế đẩu bằng vàng. Một già làng cho hay, nếu thiếu chiếc ghế đẩu vàng, lịch sử của Ashanti sẽ bị coi là không đầy đủ. Chiếc ghế đẩu vàng được đặt tại cung điện của vua Ashanti, Otumfuo Osei Tutu II.
Theo lịch sử của "tiểu vương quốc" Ashanti, chiếc ghế vàng không phải làm bằng tay hay máy móc. Nó được làm từ vàng nguyên chất và là vật đến từ thiên đường. Các cư dân của "tiểu vương quốc" Ashanti nói rằng, chiếc ghế đẩu vàng huyền bí từ trên trời rơi xuống thông qua lời cầu kinh của một trong những linh mục có tên là Okomfo Anokye.
Chiếc ghế vàng được bảo vệ hết sức cẩn thận. Không ai được ngồi lên chiếc ghế đó kể từ khi nó xuất hiện và nó cũng không được để xuống đất. Như một biểu tượng của người Ashanti, ghế đẩu bằng vàng tượng trưng cho sự tôn thờ tổ tiên, hạnh phúc và dân tộc Ashanti.
Càng đeo nhiều vàng, người Ashanti càng có địa vị và quyền lực lớn.
Chết đói trên đống vàng
Vàng đeo khắp người, những tưởng bộ tộc Ashanti phải là vùng đất có cuộc sống sung túc và hạnh phúc hơn bất cứ một bộ tộc nào, thậm chí người hiện đại cũng không thể sánh bằng. Ấy vậy mà thực tế hoàn toàn ngược lại. Gương mặt của những người trưởng thành và người cao tuổi luôn mang nét lo âu và buồn lạ.
Một thực tế đáng buồn ở vùng đất vàng này mà không ai nghĩ đến đó chính là tỷ lệ đói nghèo cực cao. Số lượng vàng của người dân Ashanti không hề tỷ lệ thuận với cuộc sống của họ. Dù lượng vàng trên mình mỗi người dân Ashanti có thể lên đến vài kg nhưng thực tế, bộ tộc này không có nổi một bữa ăn đầy đủ. Hiện tượng đói nghèo này đã tồn tại từ lâu và vẫn tiếp tục diễn ra ở hiện tại.
Gạt sang một bên sự giàu có trên danh nghĩa hay cái đói nghèo đeo đẳng, người Ashanti có những tập tục khá thú vị với thế giới bên ngoài. Đúng như chế độ mẫu hệ, đối với người Ashanti, gia đình và dòng họ của người mẹ rất được coi trọng. Một đứa trẻ sẽ được thừa hưởng linh hồn và tinh thần từ cha, còn thể xác và dòng máu từ mẹ. Đứa trẻ cũng có mối quan hệ mật thiết với dòng họ mẹ hơn. Các bé trai trong gia đình sẽ được anh em trai của mẹ dạy gõ trống. Đây là môn học quan trọng đối với việc học ngôn ngữ Ashanti cũng như dùng trong các lễ kỷ niệm lớn của bộ tộc.
Trong khi đó, các bé gái sẽ được mẹ dạy nấu nướng và làm việc nhà. Ngoài ra, các việc nặng nhọc như cày cấy trên cánh đồng và mang vác những vật cần thiết như củi, nước về nhà cũng là việc của người phụ nữ. Người bà, người mẹ cũng dạy cho các cô gái kỹ năng làm sao để có thể bảo vệ tổ ấm gia đình.
Một trong những tục lệ đáng chú ý ở bộ tộc Ashanti là quy định người đàn ông được phép lấy nhiều vợ dù nơi đây vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Hôn nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng người Ashanti. Người phụ nữ trong văn hóa Ashanti phải kết hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ. Nhiều người thậm chí không biết mặt của chồng mình cho tới lúc cưới.
Tuy là hôn nhân theo sắp đặt nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống của những gia đình người Ashanti không có hạnh phúc và nhanh chóng tan vỡ. Bởi vậy, việc ly dị là chuyện rất hiếm đối với người Ashanti và hai bên gia đình phải có trách nhiệm duy trì cuộc hôn nhân của con cái. Nếu chuyện ly hôn xảy ra thì cả hai bên gia đình nhà chồng và vợ sẽ phải có trách nhiệm hàn gắn mối quan hệ này.
Rời khỏi Ghana, đoàn nghiên cứu vẫn không hết ngỡ ngàng bởi bộ tộc tưởng chừng giàu có mà lại dễ dàng chết đói đến lạ kỳ. Đây là bộ tộc duy nhất trên thế giới không muốn sử dụng vàng để mang lại cuộc sống ấm no và sung túc. Đây cũng là bộ tộc còn duy trì chế độ mẫu hệ mà cho phép người đàn ông được "năm thê, bảy thiếp".
A.M (Theo Africa Guide/ National Geographic)

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN 24)

Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.

PHẦN 24:

ĐẶC SAN 50 NĂM - VỚI 9B NGÀY ẤY..



 


Từ rừng về biển xa xôi
Thế nên tôi phải đơn côi cả đời
Bể dâu dù có đổi dời
Tôi là tôi vẫn rối bời mối tơ
Hãy quay về với tuổi thơ
Cho lòng thanh thản giấc mơ học trò
Bốn mươi năm vẫn câu hò
“Học trò ăn vụng cá kho” ấy mà
Mây bay trên đỉnh Sơn Trà
Nhìn qua bên ấy Tiên Sa hiện về
Cầu Rồng như thực như mê
Ngàn năm vẫn thấy tràn trề tuổi xuân
Em mười lăm tuổi má hồng
Tà áo dài trắng sáng trong nắng vàng
Hè về ve rộn kêu vang
Trường tôi vẫn thế Đông Giang tuyệt vời
9b ngày ấy xa rồi
Nhưng tôi vẫn cứ là người “tía yêu”
Của đàn con gái mỹ miều

“Đại gia đình 9b” nhiều niềm vui
Tuy giờ tuổi đã xế chiều
Vẫn là “ tía” của 9b thuở nào
Gặp nhau lại một câu chào
“Tía ơi” thương quá chẳng bao giờ buồn
Tôi giờ đã hết đơn côi.

Từ Ngọc Kim Luông K7
– BMT


Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

NGỌN LỬA TRONG TIM

Ai không có ngọn lửa trong tim
Phút giây nào sẽ bùng lên rực cháy
Hòa bình phải đổi bằng xương bằng máu
Khi đất tổ quê cha vấy gót quân thù

Chiến công tiền nhân rạng danh mãi ngàn thu
Đất Việt từ xưa đã là mồ chôn quân xâm lược
Nối gót cha ông ta xông lên phía trước
Ngọn lửa Đống Đa thiêu cháy lũ bạo tàn

Chiến công Bạch Đằng, Chi Lăng muôn thuở còn vang
Hùng tráng tự hào ta dân nước Việt
Quân xâm lược mộng bá quyền chết tiệt
Sao cứ hận thù cứ gieo rắc đau thương

Ta yêu hòa bình nhưng sẵn sàng gìn giữ quê hương
"Dạy cho Việt Nam một bài học " hay ngươi lại thêm một bài học
Cao Bằng - Đình Lập - Đồng Đăng xác quân thù lăn lóc
Ngọn lửa tim ta cháy mãi đến bao giờ

LSG



TỪ ĐÂU CÓ CHỮ OK


Thầy Nguyễn Bang sưu tầm và giới thiệu đến Quí anh chị nguồn gốc chữ OK:

Sản phẩm văn hóa vĩ đại nhất của nước Mỹ

Không ai có thể ngờ một từ xuất phát từ một trò đùa đã trở thành một sản phẩm vĩ đại nhất của nước Mỹ, vì nó phản ánh văn hóa, tư duy của dân Mỹ, và trên thế giới không ai không dùng đến nó.
Ông Allan Metcalf viết nguyên một cuốn sách về OK . Ông nói OK không chỉ là một từ vĩ đại, nó còn là một từ quan trọng, một sản phẩm thành công nhất mà người Mỹ đã xuất khẩu đi khắp thế giới. Nó còn bao gồm triết lý sống và cách suy nghĩ của người Mỹ.
Ông nói cái hay của nó là chỉ vỏn vẹn hai mẫu tự mà vừa đẹp, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm.
Nó còn mang tính thực dụng của người Mỹ. Nó không hàm ý mọi chuyện đều hoàn hảo, vượt mức mong đợi, mà chỉ mang tính trung lập, có người còn gọi là ba phải.
Khi có ai hỏi bạn có khỏe không, bạn trả lời tôi OK, như vậy không có nghĩa là bạn khỏe như voi và cũng không có nghĩa là bạn đang bệnh liệt giường.
Có nhiều giai thoại về xuất xứ của OK, ở đây chỉ xin kể ba giai thoại.
Thứ nhất, từ này bắt đầu do một trò đùa. Ngày 23 tháng 3 năm 1839, một tờ báo ở Boston dùng từ này đầu tiên, và giải thích rằng “ok” là viết tắt của “all correct,” mọi thứ đều chính xác. Nhưng tại sao lại chính xác khi “o” không bắt đầu cho “all” và “k" không bắt đầu cho “correct?” Do đó, ngay từ đầu, những gì gọi là chính xác cũng chưa hẳn là chính xác, mà chỉ là OK.
Thứ hai, một năm sau đó, 1840, ông Martin Van Buren ra tranh cử tổng thống lần nữa. Ông này vốn xuất thân từ khu Kinderhook của New York. Những người ủng hộ ông tái tranh cử gọi ông là lão già ở Kinderhook - Old Kinderhook - và nhiều nơi trên nước Mỹ lập ra những nhóm ủng hộ ông, lấy tên là OK Club. Thế là cái từ này gây ồn ào trở lại.
Thứ ba, người ta đồn rằng Tổng thống Andrew Jackson, lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1829 đến 1837 thường hay phê “OK” vào các văn thư trình lên ông để tỏ ý chấp thuận. Trong vòng 20 năm sau đó, các vị lãnh đạo trong các ngành nghề khác bắt chước lối phê này để ra điều mình cũng làm như tổng thống. Tác giả Allan Metcalf nói sự thực Tổng thống Andrew Jackson không hề phê “OK” vào các văn thư, nhưng tin đồn đó đã tạo ra một phong trào và giúp biến từ này thành một từ thông dụng.
Tác giả Allan Metcalf vẫn còn dạy môn Anh ngữ tại trường cao đẳng Mac Murray ở thành phố Jacksonville, tiểu bang Illinois. Ông còn là Tổng thư ký lâu năm của hội các nhà Phương ngữ Hoa Kỳ.
Ông vẫn cố vận động để cả nước Mỹ xem ngày 23 tháng 3 là ngày OK Day để kỷ niệm ngày từ này xuất hiện đầu tiên.
Ông nói ngoài ông ra còn một người nữa, Thomas Harris, cũng viết một quyển sách có tựa 'I'm OK -- You're OK.' Theo ông, sách này phản ánh tâm lý yêu chuộng tự do của người Mỹ:
"'I'm OK' có nghĩa là tôi có thể làm những gì tôi muốn. 'You're OK' có nghĩa là bạn có thể làm những gì bạn muốn. Có thể là chúng ta không làm giống nhau, nhưng như vậy cũng OK.”

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (PHẦN 23)

Chị Phan Thị Thanh Nhãn K4 xin giới thiệu đến Thầy Cô, anh chị một Tài liệu quý mà chúng ta cần dành thời gian để xem, nghiền ngẫm và nên cho con cháu xem để có hiểu biết nhiều hơn về Lịch sử Việt Nam

Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi", một bộ phim giáo dục bổ ích. Xin cảm ơn những người thực hiện loạt phim ngắn này đã rất tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực trong bối cảnh việc dạy lịch sử chắp vá như hiện nay...

Chúng tôi xin phép sẽ lần lượt giới thiệu toàn bộ phim tài liệu lịch sử VN nầy trên trang ĐG-HHT.

PHẦN 23:

ĐẶC SAN 50 NĂM - NHỚ THẦY


Đi qua bao tháng bao ngày
Mà em vẫn nhớ dáng thầy cao cao
Thầy ơi thầy ở phương nao
Có nghe tiếng gọi học trò ngày xưa?
Qua bao tháng nắng năm mưa
Ơn sâu nghĩa nặng em chưa trả thầy
Lâu rồi như chim tung bay
Dang đôi cánh lượn trời mây quê mình
Quê hương đất nước thanh bình
Nghĩa thầy kiến tạo công trình trăm năm
Bây giờ mọi nẻo giang san
Đi đâu cũng nhớ hồi đang học thầy
Vì trò…mặc bụi phấn bay
Truyền bao kiến thức đó đây từng lời
Xa thầy đi khắp muôn nơi
Em mang theo mãi những lời thầy khuyên
Đừng quên cố gắng cần chuyên
Trao dồi phẩm chất tạo nên cuộc đời
Lời thầy nhớ mãi thầy ơi
Luôn luôn tâm niệm sáng ngời niềm tim

MAI MỘNG TƯỞNG - K6 ĐG