Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

THƯ THẦY TRẦN HUYỀN ÂN

Trước khi chúng tôi trích đăng thư của Thầy, chúng tôi xin được nói thêm về Thầy:
Theo Việt Báo thì tên và bút danh của Thầy là Trần Huiền Ân ghép tên thật Trần Sĩ Huệ thành Ân Huệ, nhắc “kẻ sĩ” nhớ ơn cuộc đời, theo Từ điển mở Wiktionary thì Ân Huệ là Ơn to lớn ở trên ban xuống.
Thầy cũng khắc Triện để đóng vào các tác phẩm ký tặng nhưng tên trên chữ Triện của Thầy không như nhiều người thường dùng chữ Hán hay chữ Việt viết theo kiểu chữ Hán, Thầy chỉ đơn giản dùng tiếng Việt nhưng cái độc đáo ở đây Thầy dùng chung 1 chữ N cho 3 chữ cuối của bút danh.

nh.
Thầy cũng hay ký tên tắt trasih = trần sĩ huệ, theo thầy chữ trần huiền ân khó viết tắt, trần huiền ân = thân, dễ hiểu lầm là thân tình, thân mật v.v..
Vừa rồi chúng tôi nhận được thư của thầy Trần Huyền Ân gửi, Thầy nói rõ thêm một số điều mà chúng ta muốn biết, hôm nay chúng tôi xin phép được trích đăng lên đây để anh chị CHS chúng ta biết thêm một số thông tin về người bạn Vũ Dzũng của Thầy và bài thơ - bài học thuộc lòng-: Chuyến đi dài.


- Về Vũ Dzũng là một người tài hoa. Nguyên học sinh Chu Văn An Hà Nội – Sài Gòn. Viết văn, làm thơ, chữ đẹp, vẽ đẹp. Sau khi đậu Tú tài, mộng du học không thành, học Kiến trúc. Từng làm Thư ký Tòa soạn tuần báo Sinh Viên, Trưởng đoàn Văn nghệ sinh viên (của Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn – 1963, 1964) thời ông Lê Hữu Bôi làm Chủ tịch Tổng hội. Ông Bôi học Quốc gia hành chánh, một thời rất nổi danh. Sau 75 Dzũng cũng điêu đứng lắm. Rồi khi đổi mới đi làm báo thuê cho nhiều chỗ. Gần đây ông Nguyễn Trung Dân kéo về làm biên tập cho chi nhánh phía nam NXB Hội nhà văn tại SG, chứ chẳng phải là “công tác” gì.

- Về việc làm sách giáo khoa ngày trước: Ai muốn soạn cũng được, nhưng phải soạn đúng theo tiêu chuẩn giáo khoa và người chủ biên phải có uy tín mới được NXB in. Ông Bùi Văn Bảo là một nhà giáo rất có uy tín trong ngành. NXB Sống Mới xuất bản rất nhiều sách giáo khoa. Không phải sách in ra là được dùng ngay. Phải được Nha Tu Thư của Bộ Giáo Dục xét duyệt, nếu được họ sẽ có thông báo đến tất cả các tỉnh và đăng lên công báo là quyển sách ấy: tên sách, tác giả, nhóm tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản… được công nhận, được phép dùng trong nhà trường. Sau đó thầy giáo mới dùng và cho học sinh mua dùng. Dùng sách chưa được cho phép là vi phạm quy chế về quản trị học đường, Hiệu trưởng và giáo viên sẽ bị kỷ luật. Sau này, một số sách do Trung tâm học liệu Bộ Giáo Dục xuất bản, vẫn phải có sự đồng ý của Nha Tu Thư từ lúc bản thảo, nên những sách của Trung Tâm học liệu in xong không phải xét duyệt nữa.

- Về bài thơ “Chuyến đi dài”, đoạn của tôi bị hạn chế vì tôi tự “trói tay” mình, một nơi chỉ viết một câu. Quảng Nam coi như một câu rưỡi nói dến Ngũ Hành và Hải Vân, Huế hai câu, nói đến sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ. Chẳng hiểu vì sao tôi làm vậy. Thành ra nhiều chỗ không nói hết ý. Vũ Dzũng có nới tay hơn nên có thể đưa tình cảm vào thuận tiện.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét