thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang”
(Trịnh Công Sơn)
Lê Thị Hiền là người luôn năng nổ, mãi đến nay đã hơn bốn mươi năm rồi
mà Hiền vẫn giữ tính cách như ngày nào, có trách nhiệm nhắc nhở bạn bè ở
xa nên đi sớm trong những lần họp mặt để có được thời gian gần gũi nhau
nhiều. Hiền là người nhiệt tình lo khâu đời sống cho lớp tôi trong
những lần gặp ấy. Có thể vì tình bạn chúng tôi trải qua quá nhiều năm
chung học nên đã có một sợi dây thiêng liêng buộc chúng tôi lại với
nhau. Từ đó khi bắt được liên lạc, tình cảm chúng tôi được trở về như
thuở còn đi học. Ở những lần gặp mặt bên bạn bên thầy, tôi thấy mình
được ấm áp vô cùng trong tình yêu thương của thầy cô, bè bạn. Bạn gái
Đông Giang Đà Nẵng chúng tôi chỉ vỏn vẹn còn mấy khuôn mặt thường xuyên
gặp nhau đó là Mĩ Hạnh, Hoa Xuân, Lệ Vân, Hiền, Hoài, Lương, Hồng và một
số bạn nam. Chúng tôi không ai bảo ai nhưng cũng thầm hứa sẽ luôn có
mặt nhau để động viên, chia sẻ nhau trong cuộc sống. Tôi xem Hiền như
người chị cả. Ở Đại Lộc xa xôi, có những lúc trời mưa gió nên tôi đến
muộn thì Hiền đã đến cởi áo mưa cho tôi, buộc dây nơ áo trong lại cho
tôi, rồi vuốt tóc giùm tôi cho khỏi rối bời vì gió và hỏi han đủ điều
“Răng đi trễ rứa nàng, bữa ni đi dạy căng lắm hả ? Mấy lần mi đi sớm lắm
mà !” hay những lúc họp mặt về trễ, gặp khi mùa đông gió lạnh, Hiền đã
nhắc tôi gài áo ấm cho kĩ và nó quàng khăn cổ cho tôi…Có một người bạn
luôn quan tâm đến bạn bè như thế ai không mến, không yêu và ai đành lòng
vắng mặt trong những lần gặp lớp. Nhưng rồi Hiền chẳng may gặp một căn
bệnh hiểm nghèo chỉ chờ đợi có thời gian từ giã người thân. Đây là một
cú sốc lớn đối với chúng tôi còn Hiền thì vẫn bình thản như chưa từng bị
bệnh. Còn nhớ ngày tôi bị bệnh phải nằm viện, Hiền và các bạn đến thăm
tôi. Nó như bao nhiêu người khỏe mạnh khác, khuyên răn và động viên tôi
đủ điều. Từ đó tôi thấy Hiền trông yếu ớt nhưng thật bản lĩnh, đáng để
chúng tôi khâm phục. Cũng có thể vì lẽ đó mà bạn đã chiến thắng bệnh
tật. Nhưng rồi căn bệnh quái ác kia vẫn không tha Hiền. Một hôm, có thể
vì giận trời xanh chẳng xót thương mình, Hiền đã ra đi vĩnh viễn bỏ lại
chúng tôi, những người bạn một thời đèn sách. Chúng tôi thẫn thờ nhìn
nhau câm nín, những giọt nước mắt thi nhau rơi xuống cho dù chúng tôi cố
ngăn dòng lệ.
Đám tang Hiền diễn ra trong một ngày trời nắng gắt, nghĩa trang Hòa Sơn đã đón bước chân người bạn hiền của chúng tôi. Trước lúc đưa bạn về cõi vĩnh hằng, Nguyễn Anh thay mặt lớp nói lời vĩnh biệt. Bài điếu văn buồn hơn bao giờ cả làm chúng tôi không cầm được nước mắt, không biết bao nhiêu người tiếc thương bạn, tôi cắn môi để khỏi bật thành tiếng nấc. Hết rồi người chị hiền lành, người bạn biết cảm thông chia sẻ! Rồi đây những lúc họp lớp, ai sẽ cởi áo mưa cho tôi, buộc giùm dây nơ áo và mắng yêu tôi “Mợ ni hồi nào mặc đồ cũng dây nơ nọ, nơ kia” và hết rồi những lúc Hiền vuốt tóc tôi cho bớt rối bù vì gió…Hiền ơi …!
Mọi bạn bè đã có mặt đông đủ để tiễn bước chân Hiền. Bánh xe tang lăn trong lòng thành phố từng vòng từng vòng một như để cho Hiền một lần cuối ngắm nhìn từng góc phố thân quen. Cái nắng mùa hè chói chang nhưng lòng chúng tôi lạnh tái tê, Hiền và chúng tôi cùng một con đường đi nhưng cách xa vời vợi.
Biết bao giờ Hiền trở về với chúng tôi, với những ngày xưa thân ái. Hiền ơi!!!
Phan Thị Hoa Xuân K6
Lê Thị Hiền! Chỉ một cái tên thôi tôi cũng đã nghe một cảm giác bình an. Vâng! Tôi làm sao quên được người bạn hiền thuở ấy. Khi còn học ở trường tiểu học, tôi đã từng cảm mến người bạn này rồi. Hiền vừa là lớp trưởng của lớp tôi hồi bọn tôi học lớp năm và còn là người chị cả của tôi vì không chỉ ở việc Hiền lớn tuổi hơn tôi mà ở đây Hiền có cách sống, cách cư xử như một người chị. Ngày bọn tôi chia tay nhau ở trường tiểu học, chúng tôi tưởng chừng sẽ không còn được chung học với Hiền nữa, nhưng rồi duyên số bọn tôi cũng tìm được nhau ở trường trung học Đông Giang, rồi Nữ trung học Hồng Đức. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, chúng tôi mỗi người mỗi ngả vì hoàn cảnh của mỗi đứa khác nhau và từ đó chúng tôi bặt tin nhau. Trời thương nên “Những ngày xưa thân ái” được ra đời và cũng chính “Những ngày xưa thân ái” đã gọi chúng tôi về, gắn chặt chúng tôi lại như xưa sau bao năm dài xa cách.
Đám tang Hiền diễn ra trong một ngày trời nắng gắt, nghĩa trang Hòa Sơn đã đón bước chân người bạn hiền của chúng tôi. Trước lúc đưa bạn về cõi vĩnh hằng, Nguyễn Anh thay mặt lớp nói lời vĩnh biệt. Bài điếu văn buồn hơn bao giờ cả làm chúng tôi không cầm được nước mắt, không biết bao nhiêu người tiếc thương bạn, tôi cắn môi để khỏi bật thành tiếng nấc. Hết rồi người chị hiền lành, người bạn biết cảm thông chia sẻ! Rồi đây những lúc họp lớp, ai sẽ cởi áo mưa cho tôi, buộc giùm dây nơ áo và mắng yêu tôi “Mợ ni hồi nào mặc đồ cũng dây nơ nọ, nơ kia” và hết rồi những lúc Hiền vuốt tóc tôi cho bớt rối bù vì gió…Hiền ơi …!
Mọi bạn bè đã có mặt đông đủ để tiễn bước chân Hiền. Bánh xe tang lăn trong lòng thành phố từng vòng từng vòng một như để cho Hiền một lần cuối ngắm nhìn từng góc phố thân quen. Cái nắng mùa hè chói chang nhưng lòng chúng tôi lạnh tái tê, Hiền và chúng tôi cùng một con đường đi nhưng cách xa vời vợi.
Biết bao giờ Hiền trở về với chúng tôi, với những ngày xưa thân ái. Hiền ơi!!!
Phan Thị Hoa Xuân K6
Lê Thị Hiền! Chỉ một cái tên thôi tôi cũng đã nghe một cảm giác bình an. Vâng! Tôi làm sao quên được người bạn hiền thuở ấy. Khi còn học ở trường tiểu học, tôi đã từng cảm mến người bạn này rồi. Hiền vừa là lớp trưởng của lớp tôi hồi bọn tôi học lớp năm và còn là người chị cả của tôi vì không chỉ ở việc Hiền lớn tuổi hơn tôi mà ở đây Hiền có cách sống, cách cư xử như một người chị. Ngày bọn tôi chia tay nhau ở trường tiểu học, chúng tôi tưởng chừng sẽ không còn được chung học với Hiền nữa, nhưng rồi duyên số bọn tôi cũng tìm được nhau ở trường trung học Đông Giang, rồi Nữ trung học Hồng Đức. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, chúng tôi mỗi người mỗi ngả vì hoàn cảnh của mỗi đứa khác nhau và từ đó chúng tôi bặt tin nhau. Trời thương nên “Những ngày xưa thân ái” được ra đời và cũng chính “Những ngày xưa thân ái” đã gọi chúng tôi về, gắn chặt chúng tôi lại như xưa sau bao năm dài xa cách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét