Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

BỘ TỘC ĐEO VÀNG KHẮP CẢ NGƯỜI VẪN CHẾT ĐÓI





Anh Đỗ Xuân Quang  sưu tầm và giới thiệu đến Quý Thầy Cô, anh chị :
 


Bộ tộc đeo vàng khắp người vẫn chết đói






Từ người lớn đến trẻ nhỏ trong bộ tộc Ashanti, ai cũng đeo lủng lẳng những khối vàng nặng hàng cân trên người. Tuy nhiên, đây lại là bộ tộc chết đói và nghèo nhất thế giới.

Vùng đất tràn của cải
Bộ tộc Ashanti nằm biệt lập với thế giới bên ngoài ở miền trung Ghana, Tây Phi, cách bờ biển khoảng 300km. Ghana là một đất nước mới lên với tuổi đời khá non, chỉ hơn 50 năm lịch sử.
Người Ashanti tuy sở hữu cả một núi vàng nhưng vẫn đói nghèo.
Tuy nhiên, đây lại là nơi sinh ra của những đế chế vàng hùng mạnh và được biết đến với cái tên Bờ Biển vàng. Trước đây, mặc dù nằm ở trung tâm Ghana nhưng những ồn ào, náo nhiệt và gấp gáp của thế giới hiện đại hoàn toàn không thể "bước chân" vào vùng đất của người Ashanti. Chính vì kiên quyết từ chối sự "xâm nhập" của bên ngoài nên đến nay, mọi tập tục của Ashanti cũng rất nguyên thuỷ.
Để ghi lại được cuộc sống của người dân nơi đây, các nhà thám hiểm và nghiên cứu đã phải hết sức cố gắng tạo được lòng tin của tộc trưởng và làm quen với một số già làng. Ở vùng đất lạ kỳ này gần một tháng, những đoàn nghiên cứu phát hiện ra nhiều điều mới mẻ và vô cùng thú vị.
Ấn tượng đầu tiên của đoàn là người Ashanti sở hữu một lượng vàng đáng kể. Họ đeo đầy người, thậm chí còn làm đẹp bằng cách rắc vàng lên cơ thể. Đúng như phán đoán của đoàn, người Ashanti đeo vàng để chứng tỏ sự giàu có của mình.
Thành viên gia đình nào đeo càng nhiều vàng thì gia đình đó càng giàu và đó cũng là cách thể hiện địa vị, quyền lực lớn bé trong làng. Thật không sai nếu nói đây là một bộ tộc giàu có nhất thế giới, một vùng đất của vàng. 
Vàng đối với người dân Ashanti không chỉ đóng vai trò là đồ trang sức, nó còn là "linh hồn" của bộ tộc, là công cụ giao tiếp với các bộ lạc xung quanh. Vàng khiến người Ashanti tự tin hơn khi và thể hiện chữ tín của mình khi làm ăn, buôn bán.
Người Ashanti thường đánh giá đối tác làm ăn, sự tin cậy qua lượng vàng đeo trên người. Một người Ashanti đeo càng nhiều vàng chứng tỏ anh ta, hay cô ấy có cả gia tài khổng lồ. Như vậy, cũng có nghĩa là người đó rất đáng tin cậy, kính trọng để có thể chọn làm người hợp tác cùng.
Ngay cả trong việc lập gia đình, các chàng trai, cô gái người Ashanti cũng tìm vợ hoặc chồng dựa trên số lượng vàng mà chàng trai hoặc cô gái đeo trên cơ thể.

Có cả… ghế đẩu bằng vàng
Dân số của Ashanti khoảng ba triệu người, tạo thành một bộ tộc có tổ chức như một quốc gia thu nhỏ. Lịch sử của người Ashanti khá khác biệt với các bộ tộc khác ở Châu Phi. Sau khi giành độc lập từ Denkyira vào thế kỷ XVII, con đường buôn vàng bắt đầu mở qua vương quốc này, những người dân Ashanti đã tham gia một cách tích cực vào việc buôn vàng và trở nên lớn mạnh.
Từ đó, người Ashanti coi vàng là vật bất ly thân và thể hiện sức mạnh của cả bộ tộc. Một trong những đồ vật bằng vàng quan trọng nhất từ trước tới nay của người Ashanti chính là chiếc ghế đẩu bằng vàng. Một già làng cho hay, nếu thiếu chiếc ghế đẩu vàng, lịch sử của Ashanti sẽ bị coi là không đầy đủ. Chiếc ghế đẩu vàng được đặt tại cung điện của vua Ashanti, Otumfuo Osei Tutu II.
Theo lịch sử của "tiểu vương quốc" Ashanti, chiếc ghế vàng không phải làm bằng tay hay máy móc. Nó được làm từ vàng nguyên chất và là vật đến từ thiên đường. Các cư dân của "tiểu vương quốc" Ashanti nói rằng, chiếc ghế đẩu vàng huyền bí từ trên trời rơi xuống thông qua lời cầu kinh của một trong những linh mục có tên là Okomfo Anokye.
Chiếc ghế vàng được bảo vệ hết sức cẩn thận. Không ai được ngồi lên chiếc ghế đó kể từ khi nó xuất hiện và nó cũng không được để xuống đất. Như một biểu tượng của người Ashanti, ghế đẩu bằng vàng tượng trưng cho sự tôn thờ tổ tiên, hạnh phúc và dân tộc Ashanti.
Càng đeo nhiều vàng, người Ashanti càng có địa vị và quyền lực lớn.
Chết đói trên đống vàng
Vàng đeo khắp người, những tưởng bộ tộc Ashanti phải là vùng đất có cuộc sống sung túc và hạnh phúc hơn bất cứ một bộ tộc nào, thậm chí người hiện đại cũng không thể sánh bằng. Ấy vậy mà thực tế hoàn toàn ngược lại. Gương mặt của những người trưởng thành và người cao tuổi luôn mang nét lo âu và buồn lạ.
Một thực tế đáng buồn ở vùng đất vàng này mà không ai nghĩ đến đó chính là tỷ lệ đói nghèo cực cao. Số lượng vàng của người dân Ashanti không hề tỷ lệ thuận với cuộc sống của họ. Dù lượng vàng trên mình mỗi người dân Ashanti có thể lên đến vài kg nhưng thực tế, bộ tộc này không có nổi một bữa ăn đầy đủ. Hiện tượng đói nghèo này đã tồn tại từ lâu và vẫn tiếp tục diễn ra ở hiện tại.
Gạt sang một bên sự giàu có trên danh nghĩa hay cái đói nghèo đeo đẳng, người Ashanti có những tập tục khá thú vị với thế giới bên ngoài. Đúng như chế độ mẫu hệ, đối với người Ashanti, gia đình và dòng họ của người mẹ rất được coi trọng. Một đứa trẻ sẽ được thừa hưởng linh hồn và tinh thần từ cha, còn thể xác và dòng máu từ mẹ. Đứa trẻ cũng có mối quan hệ mật thiết với dòng họ mẹ hơn. Các bé trai trong gia đình sẽ được anh em trai của mẹ dạy gõ trống. Đây là môn học quan trọng đối với việc học ngôn ngữ Ashanti cũng như dùng trong các lễ kỷ niệm lớn của bộ tộc.
Trong khi đó, các bé gái sẽ được mẹ dạy nấu nướng và làm việc nhà. Ngoài ra, các việc nặng nhọc như cày cấy trên cánh đồng và mang vác những vật cần thiết như củi, nước về nhà cũng là việc của người phụ nữ. Người bà, người mẹ cũng dạy cho các cô gái kỹ năng làm sao để có thể bảo vệ tổ ấm gia đình.
Một trong những tục lệ đáng chú ý ở bộ tộc Ashanti là quy định người đàn ông được phép lấy nhiều vợ dù nơi đây vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Hôn nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng người Ashanti. Người phụ nữ trong văn hóa Ashanti phải kết hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ. Nhiều người thậm chí không biết mặt của chồng mình cho tới lúc cưới.
Tuy là hôn nhân theo sắp đặt nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống của những gia đình người Ashanti không có hạnh phúc và nhanh chóng tan vỡ. Bởi vậy, việc ly dị là chuyện rất hiếm đối với người Ashanti và hai bên gia đình phải có trách nhiệm duy trì cuộc hôn nhân của con cái. Nếu chuyện ly hôn xảy ra thì cả hai bên gia đình nhà chồng và vợ sẽ phải có trách nhiệm hàn gắn mối quan hệ này.
Rời khỏi Ghana, đoàn nghiên cứu vẫn không hết ngỡ ngàng bởi bộ tộc tưởng chừng giàu có mà lại dễ dàng chết đói đến lạ kỳ. Đây là bộ tộc duy nhất trên thế giới không muốn sử dụng vàng để mang lại cuộc sống ấm no và sung túc. Đây cũng là bộ tộc còn duy trì chế độ mẫu hệ mà cho phép người đàn ông được "năm thê, bảy thiếp".
A.M (Theo Africa Guide/ National Geographic)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét