Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

DẤU CHÂN TRÊN CÁT

Ta về tìm lại dấu yêu
Chôn vùi trên cát những chiều nắng trong
Vi vu tiếng gió đồi thông
Vẳng xa biển sóng mênh mông vỗ bờ
Đi bên ai cứ hững hờ
Còn ai như kẻ ngẩn ngơ nhìn trời
Sao người không nói một lời
Để ta chờ mãi nửa đời nguôi ngoai
Bây giờ tóc nhuốm sương mai
Ta về tìm dấu chân ai nhạt mờ
Giữa trời chiều đứng bơ vơ
Nhìn mây năm ấy lững lờ bay đi...

Đoàn Quân
( Đoàn Xuân Hiển K2)

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN


Nhân dịp cuối tuần, chị Thanh Xuân ( CBLL )- CHS Buôn Mê Thuột và là thân hữu của Blog ĐG-HHT - xin gửi đến Quý thầy cô, anh chị tiết mục xiếc độc đáo, mời quý anh chị CLICK ON PHOTO để xem:

Ngoài ra sắp vào năm học mới, cuối tuần kỳ này anh Thường Đoàn ưu tiên dành cho các bạn học sinh:
HỌC SINH TRONG THƠ CA.


- Học sinh ngủ gật trong lớp :
“ Là thi sĩ nghĩa là ru với gió” ( Là thi sĩ- Xuân Diệu )
- Học sinh không thuộc bài bị thầy quở mắng :
“ Ai bảo chăn trâu là khổ” ( Quê hương- Giang Nam )
- Học sinh ném bài kiểm tra cho nhau :
“ Cuộc đời em vo tròn lại

Ném vào cuộc đời anh” ( Không đề- Lâm Thị Mỹ Dạ )
- Học sinh ngồi chờ bạn cho copy bài :
“ Người ơi đỏ mắt những mong chờ” ( Trái mùa- Lê Thị Hồng Ngát )
- Ngồi cạnh một học sinh bị bắt vì quay tài liêu :
“ Em dang tay, em xòe tay,
Chẳng thể nào, che anh được”
(Sợi nhớ sợi thương- Thúy Bắc )
- Học sinh nhác học bài ở nhà :
“ Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm” ( Tương tư chiều – Xuân Diệu )
- Học sinh cá biệt :
“ Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi” *
- Học sinh giỏi :
“ Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm” *

- Làm bài kiểm tra được điểm 9, 10 :
“ Mừng nào lại quá mừng này nữa không” *
- Làm bài kiểm tra bị điểm kém :
“ Lại còn bưng bít giấu quanh” *
- Học sinh không thuộc bài, cúp cua :
“ Ba mươi sáu chước, chước nào là hơn”*
- Học sinh yếu môn văn, làm tập làm văn :
“ Lời quê chắp nhặt dông dài “ *

( * : Truyện Kiều- Nguyễn Du )

THƯỜNG ĐOÀN K.9 
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Ngoài ra xin mời xem thêm SỰ KHÁC NHAU

CHIỀU THU VỀ THÀNH PHỐ


Ngày về
Thành phố không em
Thân thương phố cũ
Đường quen
Nhưng buồn
Trời thu
Lá nhẹ nhàng buông
Đâu đây thánh thót
Tiếng chuông nhà thờ
Đêm nằm
Lúc tỉnh lúc mơ
Hình yêu bóng nhớ
Câu thơ quyện tình
Không cần
Một chút thanh minh
Hai ta biết rõ lòng mình
Em ơi
Cuối thu
Vàng úa lá rơi
Bên thềm sương giáng
Gọi mời đông sang
Một mình
Giữa phố lang thang
Mong em
đến độ ngỡ ngàng ...
Chiều thu

Mai Mộng Tưởng K6

MONG NGÀY VỀ TRƯỜNG CŨ

Mãi còn yêu ngôi trường xưa
Nơi nghe lời giảng nhặt thưa một thời
Bạn bè gặp ở góc trời
Còn lưu luyến nhắc đến nơi ngàn trùng
Mong ngày hội ngộ tương phùng
Bốn phương tám hướng về chung một nhà
Dẫu cho cách trở gần xa
Ơn thầy nghĩa bạn mặn mà thuỷ chung...

Đoàn Quân
( Đoàn Xuân Hiển K2 )

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THAM DỰ LIÊN HOAN HỌP MẶT 14.9

Hạn chót đăng ký ngày 30.8.2013. Mọi thông tin đăng ký, xin liên lạc anh Võ Quang Khiêm ĐT 0983.480.259, email: vudongtham@gmail.com hoặc donggiangblog@gmail.com






Người nhận tiền :
 Thủ quỹ: Chị Đỗ Thị Cam K7
Địa chỉ : Số 06 Nguyễn Duy Hiệu, quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng
TK 0101573324 Ngân hàng Đông Á

ĐT: 0935.484.537

+ CÁC KHÓA LỚP ĐÃ NỘP TIỀN:
- K1: 12chs = 2.400.000đ
- K2: 17chs= 3.400.000 đ
- K6: 30chs = 6.000.000đ ( chị Nguyễn Thị Kim Long bận không tham dự được)
- K7: 02chs = 400.000 đ
- K8: 28chs = 5.200.000 đ
- K9: 30chs = 6.000.000 đ
- K11: 3chs = 600.000đ
- CHS Đông Giang Saigon: 21chs = 4.200.000 đ

MONG NGÀY VỀ TRƯỜNG CŨ


Mãi còn yêu ngôi trường xưa
Nơi nghe lời giảng nhặt thưa một thời
Bạn bè gặp ở góc trời
Còn lưu luyến nhắc đến nơi ngàn trùng
Mong ngày hội ngộ tương phùng
Bốn phương tám hướng về chung một nhà
Dẫu cho cách trở gần xa
Ơn thầy nghĩa bạn mặn mà thuỷ chung...

Đoàn Quân
( Đoàn Xuân Hiển K2 )

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

HỌP MẶT LIÊN LỚP 12 PHAN CHÂU TRINH 1968-1975

Từ sau năm 75 đến nay, đây là lần đầu chúng tôi mới có dịp gặp lại nhiều bạn học hồi lớp 12B2 tại trường Phan Châu Trinh ngày xưa.

Học xong lớp 9 trường Đông Giang năm 1972, các bạn Nam chúng tôi chuyển sang Phan Châu Trinh, các bạn Nữ chuyển sang nữ Trung học Hồng Đức. Khi bước vào trường Phan Châu Trinh cái tuổi học trò ngây thơ ngày xưa hình như không còn nữa mà chúng tôi đã bước sang giai đoạn tập làm người lớn, tập trung lo học để kịp bằng các bạn học ở Phan Châu Trinh, học để cố thi đỗ Tú tài, ngày xưa thi đỗ Tú tài rất khó chứ không như tốt nghiệp cấp 3 bây chừ, nhiều đêm đi học thêm Anh văn ở Hội Việt Mỹ về trong mùa mưa gió, phà thì không còn, chúng tôi phải đi bằng chiếc đò bé tí chèo bằng mái chèo chòng chành từ bến Bạch Đằng về bến đò An hải Tây, giờ nghĩ lại mà thấy sợ, những năm học cấp 3 Phan Châu Trinh không như những năm học đệ nhất cấp hồi Đông giang, cứ đến giờ là vào học, học xong là về nhà, ít trò chuyện hay la cà, tuy nhiên thời gian nầy chúng tôi cũng có nhiều kỷ niệm đẹp, nhớ lần trường tổ chức liên lớp chúng tôi đi thăm Huế, ngoài một số lăng tẩm, Thành Nội, Chùa Thiên Mụ..trường còn cho chúng tôi thăm các trường đại học Sư Phạm, Đại học Y Dược.. nhằm giúp chúng tôi định hướng và chọn trường để thì vào Đại học sau nầy, tuy nhiên khi rời xa trường cũng là lúc loạn lạc của tháng 3 năm 75 nên chúng tôi chẳng có buổi liên hoan chia tay để rồi mỗi người mỗi ngả.

Sau gần 40 năm, chiều nay gặp lại bạn bè cũ, cũng khuôn mặt ấy chỉ có điều già đi và tóc râu đã bạc, ngoài nhưng đứa bạn thường gặp từ Đông Giang sang như Khẩn, Tân, Sử, Phạm Ái, Lê Kỳ, Đỗ Thanh, Kỳ Hưng, Toàn… còn có Thân ( em thầy Kính), Cư, Lầu, Phố, Thịnh, Thọ, Duẩn, Hiền lớp 12B2, chiều nay anh em ngồi bên nhau lại nhắc những thằng bạn không về trong đó có thằng đã qua đời như thằng Khoa lớp phó.

Buổi họp mặt có các thầy đến dự như thầy Nguyễn Nguyên, Thầy Hoàng Bích Sơn , thầy Phan Thanh Kế..

Sau phần giới thiệu và tuyên bố lý do của ban tổ chức, thầy Hoàng Bích Sơn thay mặt các thầy phát biểu cảm tưởng, tiếp theo là phần liên hoan ca nhạc, ca khúc đầu tiên là Hành Khúc Phan Châu Trinh, bài Gia Tài Của Mẹ một thời đi học được một bạn hát lại cũng làm nhắc nhớ chúng tôi về đất nước hôm nay.
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, để lại cho con
gia tài của mẹ, là nước Việt buồn…


Cuộc vui họp mặt sôi nổi nhưng cũng thật dễ thương, đến khi Đỗ Xuân Khẩn hát bài Về Muộn – ca khúc viết về những người thầy, người cô đã mất do anh sáng tác - làm khán phòng như chững lại, lắng đọng với những ca từ :
Thầy đâu rồi Thầy?
Cô đâu rồi Cô?
Chỉ nắm xương khô
Nằm sâu đáy mộ
Chỉ nắm xương khô
Đi vào hư vô...

Thầy đâu rồi Thầy?
Cô đâu rồi Cô?
Đồi núi lô nhô
Vàng rơi lá đổ
Vạt nắng hanh khô
Cỏ úa đầy mồ.

Xa xôi tháng ngày
Em trở về đây
Trường vẫn xanh cây
Thầy cô xa rồi.


Ra về hầu như trong danh bạ điện thoại của bất kỳ ai trong chúng tôi cũng vừa nhập thêm những cái tên thân quen ngày xưa, những cái bắt tay thật chặt chào nhau, nhớ nhé có gì điện nhé, hẹn gặp lai…

TN K6

6







                                                                      





THƯ MỜI CỦA CHS ĐÔNG GIANG - HOÀNG HOA THÁM K1-K12



Tính đến hôm nay 28.8 BTC đã nhận được tiền của các các cá nhân, tập thể như sau:
- Anh Đặng Hoàng Hiền 17.604.735 đ VN ( trong đó 200.000 đ tiền tham dự liên hoan, số tiền còn lại ủng hộ in tập thơ, ủng hộ tiền mua quà tặng thầy cô, ủng hộ tiền đặt tiệc mời thầy cô và Quỹ KH )
- Chị Nguyễn Thị Lệ Vân 4.325.000 đ ( tiền in tập thơ)
- Anh Đinh Văn Chức 100 đô Canada qui đổi thành 2.031.800 đ ( tiền in tập thơ )
- CHS Đông Giang Saigon ủng hộ 5.000.000 đ
- CHS K8 ủng hộ mua quà tặng thầy cô : 11.000.000 đ
- A Võ Văn Chương K7: 2.100.000 đ
- 9A K7: 1.000.000 đ


Ngoài ra số tiền CHS đăng ký tham dự liên hoan đã nộp:
- K1: 12chs = 2.400.000 đ
- K2: 17chs = 3.400.000 đ
- K6: 30chs = 6.000.000 đ
- CHS Đông Giang Saigon: 21chs = 4.200.000 
- K7: 2chs = 400.000 đ
- K8: 28chs = 5.200.000 đ
- K11: 3chs = 600.000 đ

THƯ MỜI CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG HOÀNG HOA THÁM




------------------------------------------------------------------------

Một số hình ảnh quà tặng lưu niệm cho nhà trường trong dip kỷ niệm 50 năm của CHS.

Hai chậu cây Lộc vừng của CHS Dương Hoàng Long năm học 2000-2003 ( con trai anh Dương Tấn Cường K8)

Có in hình logo 50 năm của CHS trước 2 chậu cây

Tiểu cảnh của CHS 12/10 năm học 1991-1994

Ngoài ra anh Đỗ Xuân Khẩn thay mặt CHS Đông Giang Saigon trực tiếp trao đến BGH nhà trường số tiền 15.000.000 đ ủng hộ tổ chức Lễ - Hội nhân dịp 50 năm thành lập trường và 5.000.000 đ giúp 10 em học sinh nghèo trong đầu năm học ( NK 2013-2014).

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

BẾN ĐÔNG GIANG

BẾN ĐÔNG GIANG
 
Hồi xưa có hội Thần tiên
Chuỗi ngày hoang dại làm duyên vào đời
Tành tành ngờ nghệch rong chơi
Thơ bâng khuâng tím gieo nơi lưng đèo
Đông Giang hỡi nhớ sao chi quá lạ
Tuổi thiếu thời vùi lấp đụn nguyên sa
Mà học trò tình trong trang giấy mỏng
Đọng vương thơm hương cụm lá bạc hà
                             Ta chớm lớn và cả em chớm lớn
                             Thời nguyên trinh chưa động đã dỗi hờn
                             Tình mở hé bé hơn khe cửa lớp
                             Dáng thẹn thùa theo gió nhẹ mơn mơn
Không bỡn cợt ầm ào cơn lốc cát
Tình ban sơ mưa bụi phùn phủ hạt
Bằng lặng thôi hoa bưởi tóc đưa thơm
Vui trẩy hội mềm tay cầm man mác
                             Ta lang bạt mê mãi gót phiêu du
                             Mây mùa thu ngủ trọ quán tình thu
                             Ngày cùng tháng cứ mịt mù quãng mộng
                             Rộng mông lung bóng mờ thơ phủ dụ
Gió băng ngang nổi nhớ bộn bề
Trắng áo em tiếng guốc gỗ vụng về
Sa mạc cát dấu lưu in chứng tích
Hoàng hạc xưa đâu mãi lạnh hoang khê
                             Ta u mê trễ tràng nên lỡ mất
                             Mất thời mơ, mất tình ta chân chất
                             Mất lối về tuổi thuở tóc xanh bay
                             Tình lộng mù khơi, hương trời phân phất
Sương mật ngọt xin đừng thôi hóa đắng
Mặn môi ai, mặn cả triền cát trắng
Nắng chang chang ta đi chỉ một mình
Hương bể mang mang hàng cây rủ lặng
                             Đông Giang hỡi trăng vàng xa từ đó
                             Lời hẹn xưa, ai đưa ! Bến vắng đò
                             Ai có về, ai có qua lối cũ
                             Nhớ ủ dùm thơ trinh ngày bữa nọ
 
                                                Vũ Đan Huyền  K7     
  

NHÌN LẠI MỘT CHẶN ĐƯỜNG


Áo dài trắng khi tôi vừa mới lớn
Được mặc vào lúc bước đến Đông Giang
Làm người lớn tuổi đời tròn mười một
Ơi cuộc đời ta tươi sáng làm sao!
Đệ nhất cấp cao hơn thời tiểu học
Nhìn đàn em mà cảm thấy tự hào
Ta thiếu nữ thướt tha tà áo trắng
Không bâng khuâng chỉ thấy chút xôn xao
Vì ẩn giấu tuổi thơ còn đâu đó
Nghĩ mình là đàn chị của đàn em
Làm người lớn nhẹ nhàng và khép nép
Áo dài ơi! Thương quá áo dài ơi
Rồi từng năm, từng năm lên từng lớp
Chững chạc hơn trong kỷ niệm mười năm
Trường thành lập cũng là năm cuối cấp
Lên lớp mười ta chợt thấy bâng khuâng
Là người lớn, thực sự là người lớn
Buồn nhiều hơn, suy nghĩ cũng nhiều hơn
Vì người đi, kẻ đến cũng nhiều đi
Chung một lớp, bốn năm nhiều kỷ niệm
Đến lớp mười chia cách quá tình thân
Buồn, buồn lắm biết sao giờ áo trắng?
Lớp mười qua, mùa hạ đến xót xa
Tôi rời biển đi lên rừng đón gió
Xa…xa quá có bao giờ trở lại
Để nhìn trường, để nhìn những đổi thay
Áo dài trắng bốn mươi năm có lẽ
Đã xa rồi theo con sóng cuộc đời
Ta vẫn nhớ như ngày nào còn đó
Đến hôm nay năm mươi lăm kỷ niệm
Ta sẽ về tìm lại dấu tích xưa
Để nhận thấy vòng đời sao ngắn quá
Tuổi sáu mươi chớp mắt đã đến rồi
Chỉ gặp lại một lần này thôi nhé
Đông Giang ơi ! Còn đó những niềm vui.


BMT, Ngày 24/08/2013
Từ Ngọc Kim Luông K7

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

HÁT VỀ GIÁ, LƯƠNG TIỀN

( Trước tình hình vật giá “ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc…” từng ngày, mà lương thì “ kiên quyết bám trụ, một tấc không đi, một li không dời…” như hiện nay ! Mời “ người làm công ăn lương” hát cùng tác giả cho đời vui trên tinh thần “ tiếng hát át giá tăng” . Kính xin nhạc sỹ Hồng Vân tha thứ, vui lòng cho mượn phần nhạc bài hát “ TÀU VỀ QUÊ HƯƠNG ”, tác giả xin được “chế” phần lời ! Tác giả cũng xin “nhắc tuồng” 2 câu đầu : “Anh ơi đô thành, ở đây em sống không quen – đưa nhau lên tàu về quê ta sống vui hơn…” đê bà con dễ hát. )

1. Nghe Lương than mà, lòng em đau xót tái tê .
Nhưng Lương tăng rồi, mà sao em thấy hổng mê .
Vì Lương là có, như không, ngoài kia vật giá, mênh mông, đồng Lương là muối…bỏ sông, còn chăng vài đồng !
2. Em ơi bây chừ, cầm Lương ta tính sao đây ?
Giá xăng giá dầu, rồi ga điện nước…trên mây !
Nằm đêm mình tính…không ra, tiền chi điện nước, xăng ga, tiền đâu mình sắm, “tay-ga”, tiền đâu làm nhà ?


ĐK: Ai mời “ăn”,mình “trốn”, tiền phong bì ta… đỡ tốn, ta không đi chơi, ta không tiêu pha, ta chỉ ở nhà…
Thôi đừng ăn, thịt cá, và ta toàn xơi, cỏ lá, thôi ta ăn chay, thôi ta ăn chay, ăn cho an toàn, tiền đâu xài sang ?
Thôi thì ta, ngủ sớm, thì tiền điện ta, đỡ tốn, ta không xem phim, ta không chơi ghêm, ta chỉ chơi cờ…
Ai rủ rê, mình lánh, và ai nhậu kêu , mình tránh, ta không tham gia, ta không tham gia, ta ăn cơm nhà, là ta bình an !
3. Xin “Giá” thương dùm, đồng “Lương” hẻo lắm Giá ơi.
Để cho “Lương còm”, còn mong ra sức cố“bơi”.
Nhìn Lương gầy ốm, xanh xao, oằn lưng vì Giá, bay cao, làm dân mình phải, lao đao, vì tăng ào ào !
4. Thương cho Lương chừ, còn mong chi nữa Lương ơi.
Giá bay lên Trời, còn Lương dưới đất chơi vơi.
Nằm mơ mình thấy…Lương cao, mình mua mình sắm, xôn xao,, mình ca mình hát… vui sao, tiền vô ào ào.


THƯỜNG ĐOÀN K.9

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

BÓNG MẸ TRONG CHIỀU

(Kính dâng lên Mẹ hiền nhân ngày Vu Lan tháng 7 ÂL)


Mẹ về con dõi mắt theo
Nhỏ dần bóng mẹ,lệ gieo ngấn sầu
Tuổi già sống được bao lâu
Chôn chân đứng mãi, đỏ ngầu mắt con

Thương con mẹ mõi mong chờ
Hạnh phúc đôi bờ, nguyện được yên vui
Dù cho mưa nắng dập vùi
Quyết tâm lòng thiện, biển đời sóng êm

Cha già đã khuất núi xa
Trần ai một cõi, ngẫm ta cùng người
Khi vui mẹ nhếch miệng cười
Lúc buồn mẹ cất muộn phiền nơi nao

Dù cho con ở phương nào
Mẹ - đèn soi lối đường vào tim con
Chắp tay khấn Phật, nhang lòng
Cầu cho mẹ được an khang trường tồn

NGUYỄN CÔNG BIỀN - K7

NƯỚC DỪA VÀ BỆNH CƯỜM NƯỚC, BỆNH ĐỤC NHÂN MẮT


Anh Hồ Văn Dư K3 sưu tầm và giới thiệu đến thầy cô, anh chị một bài thuốc rất hữu dụng: Nước dừa và bệnh cườm nước, bệnh đục nhân mắt.


Bệnh tăng nhãn áp, hay còn gọi là cườm nước (glaucoma) là một bệnh gây sợ hãi cho người ta vì nó có thể dẫn tới mù mắt. Tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực bên trong mắt (nhãn áp) tăng cao khác thường, gây tổn thương cho những mạch máu li ti và dây thần kinh thị giác. Hai đến ba triệu người Mỹ bị tăng nhãn áp, và có đến 120.000 người trong số này bị mù. Nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp gia tăng theo tuổi tác.

Tăng nhãn áp xảy ra trong thầm lặng. Khoảng phân nửa số người bị bệnh này không biết về nó. Thời kỳ đầu không có triệu chứng gì, và bệnh tiến triển rất chậm đến nỗi những thay đổi nhỏ về tầm nhìn không được nhận thấy. Triệu chứng đầu tiên là một đốm đen nhỏ ở trong mắt. Khi bệnh gia tăng, tầm nhìn ngoại biên mất dần, chỉ có thể nhìn thấy những vật trước mắt, không thấy hai bên, rồi dẫn đến mù. Thị lực bị mất do tăng nhãn áp không thể phục hồi lại được. Cách duy nhất để phát hiện ra bệnh này trong thời kỳ đầu là đi khám mắt.

Tăng nhãn áp cơ bản là vấn đề thông thoát nước. Nước luôn luôn ra vào nhãn cầu. Thủy dịch này đem chất dinh dưỡng cho mắt và mang đi những chất bị thải . Bình thường lưu lượng thủy dịch vào trong bằng lượng đem ra khỏi mắt. Tuy nhiên, nếu thủy dịch vào trong mắt nhanh hơn lúc nó thoát ra, nhãn áp bắt đầu hình thành. Khi áp lực tăng, sức ép vào trong nhãn cầu tăng. Áp lực làm giảm máu lưu thông để nuôi dây thần kinh thị giác, gây tổn thương cho dây thần kinh rồi dẫn đến mù lòa.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

NHỮNG BỨC ẢNH RAY RỨT MÙA VU LAN

Sau ngày Vu Lan còn nhiều hình ảnh ray rứt về người mẹ, chúng tôi xin được trích trên mạng và facebook để giới thiệu đến quý anh chị:

Cuộc sống khó khăn, người mẹ phải chắt chiu từng đồng tiền lẻ.
Cuộc sống khó khăn, người mẹ phải chắt chiu từng đồng tiền lẻ. Ảnh: FB

Bức ảnh người mẹ lam lũ trong đêm mưa gió nhận được hàng chục ngàn lượt like và chia sẻ. Ảnh: Internet.
Bức ảnh người mẹ lam lũ trong đêm mưa gió nhận được hàng chục ngàn lượt like và chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh: FB
 
tinh-cam-gia-dinh-5-1377054811.jpg
Nỗi vất vả trong đêm của mẹ. Ảnh: FB

"Con hiểu tổ ấm không nhất thiết là nhà cao, cửa rộng. Tổ ấm là nơi nào có trái tim của người mẹ sưởi ấm cho con. 'Màn trời chiếu đất' cũng là tổ ấm, khi mẹ luôn ở bên, ôm trọn lấy con bằng cánh tay run lên vì lạnh". Lời chia sẻ nghẹn ngào khi mùa bão về của một thành viên. Ảnh: FB.

NGƯỜI ĐI…


Người đi qua những dặm dài
Nhìn mây bay cũng thấy hoài cố hương
Khói chiều lại thấy vấn vương
Đâu là chốn cũ dọc đường qua truông
Nước trôi biền biệt xa nguồn
Đầy vơi góp nhặt nỗi buồn quan san.

Người đi buổi ấy thu vàng
Heo may xao xác, gió ngàn qua sân
Chưa xa đã gọi cố nhân
Cung đàn lạc phím… tơ ngân rã rời
Rồi thôi thuở tóc buông lơi
Khép tà áo trắng… cuối trời biệt ly.

Truân chuyên hết tuổi xuân thì
Đường xưa hút bóng chim di bay về
Ngút ngàn mây trắng trời quê
Làm sao để một ngày về bớt xa!?...

Ngày quay trở lại quê nhà
Đôi bờ cỏ úa bóng tà dương phai
Vườn xưa nghe gió thở dài
Trong từng thớ đất cũng đầy niềm riêng.
Tiếng chim nằng nặng ưu phiền
Người về lòng để nghiêng theo sắc chiều.

PHAN MẠNH THU- K9

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

BÓNG MẸ


Nhân ngày Rằm Tháng Bảy- Lễ Vu Lan, chúng tôi xin giới thiệu lại bài BÓNG MẸ & SỰ CÁM DỖ CỦA QUYỀN LỰC VÀ LÒNG MẸ của Vugia K7

…Lại một lần hoa trắng cài lên ngực
lủi thủi chiều rưng rưng thầm thì gọi “ Mẹ ơi…!”
tiếng chim rơi lành lạnh một góc đồi,
nơi mẹ nghỉ mây trời bay thấp quá…

Nơi mẹ nghỉ đất cằn phơi sỏi đá
Mưa nắng một đời, lại ròng rã nắng mưa,
con chợt muốn đánh đổi cuộc đời thừa
để được làm tấm mành thưa che mộ mẹ…


Thôi, con về lại với trần ai mẹ nhé,
hoa trắng tàn từng cánh nhẹ rụng rơi rơi
bỗng nghe tiếng vọng của chim trời
ngoái nhìn lại,
trong khói trắng thoáng chơi vơi bóng mẹ…

Vugia K7


SỰ CÁM DỖ CỦA QUYỀN LỰC VÀ LÒNG MẸ


Chợt nhớ chuyện xưa kể rằng
- Khanh muốn trẫm ban thưởng điều gì?
- Tâu bệ hạ, thần không dám . Thần chỉ muốn bày tỏ lòng trung thành của mình đối với vương triều thôi ạ.
- Được lắm! Xong việc này ta sẽ cho khanh làm quan đứng đầu một huyện.
- Tạ ơn thánh thượng, thánh thượng vạn tuế!!!

***

Nhà vua cho xây nhiều chùa chiền, tìm các loại thuốc quý nhằm chữa chạy nhưng bệnh của thái hậu càng ngày càng thêm nguy kịch, nằm chờ chết. Chỉ còn một cách là cho thái hậu dùng được tô cháo hầm nhân sâm với trái tim phụ nữ trên trăm tuổi, quan ngự y giỏi nhất triều đình bốc đơn như vậy.
Nhà vua bối rối. Ở cái vương quốc nghèo nàn này lấy đâu ra người sống trên trăm tuổi. Ông cho người lùng sục, nhưng không tìm thấy. May thay, có người lính trong đội thị vệ bày tỏ lòng trung thành.


***

Sau khi giết mẹ, hắn mổ lấy quả tim và vội vã lên ngựa phóng về kinh. Không may, trên đường con ngựa run chân ngã nhào. Đau đớn lồm cồm đứng dậy, hắn đưa mắt nhìn quanh tìm hộp đựng trái tim bị văng ra ở đâu đó. Bổng hắn nghe một giọng nói đầy lo lắng và yêu thương phát ra từ một bụi rậm ven đường :

- Con có bị sao không con?
 
Vugia K7

TẬP THƠ: VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA

 

Về lại trường xưa

                                       gọi nhau một tiếng cho nỗi nhớ ngọc ngà…



                     50 tác giả, hơn 100 bài thơ được tuyển chọn ở Về lại trường xưa là 50 tiếng lòng tha thiết hướng về mái trường xưa, nơi đã 50 năm xa cách của các thế hệ thầy và trò Trường Trung học Đông Giang – nay là THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng.

                     Năm mươi năm. Bóng câu thời gian nghiệt ngã đã gói trọn quá nửa đời người. Một nửa thế kỷ với bao nhiêu thay đổi, biến động trong dâu bể cuộc đời đã vụt qua để hôm nay chợt hiện về trọn vẹn trong ký ức những hình ảnh tươi nguyên của những tháng năm cắp sách đến trường, bên thầy, bên bạn, bên tuổi học trò hồn nhiên trong trẻo ăm ắp bao tình yêu, bao khát vọng dưới mái trường chung ngập tràn kỷ niệm. Có thể nào thầy và trò ngăn nổi một tiếng gọi nghẹn lòng dồn nén mọi nỗi niềm sau chừng ấy tháng năm giã biệt tuổi học trò của đời người:

                     Năm mươi năm. Bóng câu thời gian nghiệt ngã đã gói trọn quá nửa đời người. Một nửa thế kỷ với bao nhiêu thay đổi, biến động trong dâu bể cuộc đời đã vụt qua để hôm nay chợt hiện về trọn vẹn trong ký ức những hình ảnh tươi nguyên của những tháng năm cắp sách đến trường, bên thầy, bên bạn, bên tuổi học trò hồn nhiên trong trẻo ăm ắp bao tình yêu, bao khát vọng dưới mái trường chung ngập tràn kỷ niệm. Có thể nào thầy và trò ngăn nổi một tiếng gọi nghẹn lòng dồn nén mọi nỗi niềm sau chừng ấy tháng năm giã biệt tuổi học trò của đời người:
Bây giờ ai nhớ tên ai
Gọi nhau một tiếng mà dài bấy năm
(Đợi mưa tháng chín cho em gội đầu – Huỳnh Văn Mười  K7)
                       Mái trường, thầy và trò... chính là nơi khởi nguồn của tình yêu thương sẽ cháy lên một ngọn lửa sưởi ấm đời người qua bao mưa nắng bão dông thế sự:
Mưa nắng mấy mùa đời tôi chẳng thiếu
Những tiếng cười chan chứa yêu thương
(Mai tôi về - thầy Nguyễn Đông Giang)
                      Kiến thức, sách vở, lời giảng, bài thi... nơi mái trường xưa từ năm mươi năm đã thấm đượm vào máu thịt mỗi người, để làm người, để sống, để yêu... Và có thể cũng để rơi vào quên lãng trong dằng dặc những tháng năm lưu lạc lao lung vật vã cơm áo gạo tiền. Vĩnh viễn còn lại là... những mối tình đầu tinh khiết tuổi học trò. Mối tình đầu vỡ vụn của người thầy giáo trẻ:
Gởi tuổi nhỏ vào lòng con chữ tím
Gởi tình yêu cho ai đó ơ thờ
(Tôi và em – thầy Hoàng Dục)
                     Thầm kín nhớ thương  hóa nỗi tương tư của chàng trai tuổi mười bảy:
Tần ngần nhặt cánh hoa rơi
Ép vào trang vở thay lời tương tư
(Hạ xưa – Mai Tự Tạo K3)
                     E ấp kín đáo thành một câu hỏi khắc khoải suốt một đời người của những trái tim nữ sinh trinh nguyên:
Em vẫn nghĩ mình không trở lại
Như tuổi thơ đi mãi không về
Nhưng thao thiết vẫn một lần muốn hỏi
Anh/ ngày xưa/ có từng/ thương/ em không?
(Tháng chín em về - Hà Thị Lệ Hà K8)
                      Những mối tình đầu mang nỗi nhớ ngọc ngà (Lê Hường K3) bao giờ cũng đủ làm nồng ấm cõi lòng thầy cõi lòng trò trong mênh mông cõi người:
Tôi treo tôi giữa mênh mông
Tôi treo em giữa cõi lòng riêng tôi
(Trăng Huế - Phan Thanh Bình K5)
                      Từ Thơ tôi viết suốt một đời chưa thấu của Hàn Mặc Tử thi sĩ đau thương xưa đến Bài thơ hay còn ở phía mặt trời của cựu nữ sinh Đông Giang Lệ Hà nay đã chất chứa bao nhiêu nỗi niềm của thơ, của kỷ niệm, hoài niệm trong năm mươi năm ngập tràn nỗi nhớ ngọc ngà, trong tâm thế Chân bước tới nhưng lòng mình đếm ngược của Ngọc Tân K6 chan chứa chất thơ, chất trữ tình hoài niệm mênh mang…
                     Về lại trường xưa không chỉ gói trong những tha thiết của tình cảm thầy trò, bạn bè, mái trường. Tôi đã rung cảm bao nhiêu khi bắt gặp trong đó những vần thơ về quê hương, về  mẹ, về biển, về rất nhiều điều của tình yêu và lẽ sống đời người. Như khi đọc những vần thơ trĩu nặng suy tư của Ngọc Tân K6:
Để buồn cho những buổi chiều
Vầng mây vàng vọt với nhiều suy tư
(Hơi tiếc)
                     Những câu thơ đầy hình ảnh có sức lay động lòng người của Nguyễn Đại Bường K10:
Bùn già xé toạc đáy ao
Hàng tre trơ gọng ghim vào trời trong
(Nỗi nhớ tháng sáu)
                      Và nhiều nhiều nữa, những câu thơ rất đẹp, rất hay của cô giáo Uyên Nguyên (Nguyễn Thị Yến), của thầy Nguyễn Đức Bạn, của những học trò tóc bạc Đoàn Xuân Hiển (K2), Nguyễn Văn Cầu, Nguyễn Hữu Thụy, Mại Tự Tạo (K3), Ngọc Tân, Đỗ Kỳ Hưng, Phan Thị Hoa Xuân, Đỗ Xuân Khẩn, Mai Mộng Tưởng, Nguyễn Thúy Liễu, Nguyễn Tấn Lực (K6), Từ Ngọc Kim Luông, Võ Đông Thám, Vũ Đan Huyền, Vugia (K7), Trần Phú Dũng, Trần Thị Ngọc Bích (K8), Bích San, Phan Thanh Minh, Phan Mạnh Thu, Đoàn Văn Thường, Nguyễn Thiên Chương, Nguyễn Linh Phượng (K9), Huỳnh Thị Thùy, Huỳnh Thị Thiệp (K10), Nguyễn Thị Bảo Hà, Thanh Sương (K12)… mang mang tình yêu và nỗi nhớ.  

                     Là một học trò, rồi cũng có một thời gian ngắn ngủi được làm thầy, lòng tôi có thể nào không xao xuyến rưng rưng khi được viết vài lời mạo muội giới thiệu Về lại trường xưa với bạn đọc yêu thơ xa gần.
                     Cảm động nữa, khi tôi được biết rằng, không chỉ ngoái nhìn quá khứ, thầy và trò Đông Giang sau 50 năm xa cách còn tấm lòng sôi nổi để hướng về tương lai khi có ý định đẹp đẽ muốn mượn Về lại trường xưa để cất lên tiếng gọi khuyến học cho thế hệ thầy và trò Hoàng Hoa Thám – Đông Giang xưa -đang nối tiếp bước chân mình hôm nay.
                     Và vì thế mà tôi mạnh dạn gửi đôi dòng cảm nhận đến bạn đọc…
Đà Nẵng mùa hoa phượng 2013
NGUYỄN KIM HUY
Nhà thơ, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật
Hội Nhà văn Đà Nẵng


                                                                                                                                                                                 
Cựu giáo chức & cựu học sinh ĐG-HHT xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quí báu của: anh Đặng Hoàng Hiền K1, anh Đinh Văn Chức K3, chị Nguyễn Thị Lệ Vân K6Nhà Xuất Bản Đà Nẵng đã giúp chúng tôi hoàn thành được tập thơ VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA nầy

TRONG VÒNG TAY MẸ



Dù con có làm được gì cho mẹ
Cũng đâu sánh bằng những gì mẹ đã cho con
Rộng như Biển Thái Bình cao tựa núi non
Ơn mẹ một đời làm sao con đền đáp

Một đời người đầy phong ba bão táp
Trong vòng tay mẹ hiền con luôn được bình yên
Cho con niềm vui - mẹ giữ lấy ưu phiền
Cho con niềm tin bước lên phía trước

Xa mẹ hiền - đường tương lai một mình con bước
Giữa đất khách quê người con nhớ mẹ biết bao
Những cơn mưa hồn con bất chợt tuôn trào
Vì con biết nhớ con, mẹ rụng từng vạt tóc

Mẹ yêu ơi xin mẹ đừng buồn đừng khóc
Biết con không về mẹ sẽ xót đau
Con cứ mong thời gian rồi sẽ qua mau
Để con sớm có ngày gặp mẹ

Trời đất thương bây giờ con gần bên mẹ
Mẹ vẫn sớm chiều lo lắng cho con
Sáu mươi tuổi đầu con như vẫn còn thơ
Vẫn mãi trẻ con trong vòng tay của mẹ

Vulan 2013
Nguyễn Tấn Lực K6

KHUẤT TÌNH


Một lửng lơ chiều trắng mây treo
Lặng trời đôi bướm cánh chùng theo
Miên man day dứt điều không thể
Từng nỗi buồn thiêu cháy trên tay

Ngồi nhẩm ngày trôi nhanh nào hay
Tám năm xa cách tám năm kề
Tình hờ vẫn sớm hôm tri kỷ
Khói mờ ám ảnh lúc phân ly

Lặng lẽ lạnh lùng em rời xa
Ra đi chẳng định bến đâu bờ
Dấu yêu để lại quằn quặn nhớ
Cho kẻ si cuồng thêm xót xa...

Tình dẫu cách chia còn thiết tha
Đường dài che khuất lối quay về
Đôi khi bóng hình em quanh quẩn
Nhủ lòng đừng tiếc tháng ngày qua...

Xa lâu càng nặng những khát khao
Duyên xưa xao xuyến thủa xanh mùa
Sân chùa nhặt lá vàng nghiêng đảo
Tâm như mãi động gió chiều khua...

Đoàn Quân
( Đoàn Xuân Hiển K2)

BIỂN ĐÔNG THỨC ĐÊM NAY



Em lại trở về,
Với dòng đời hối hả,
Áo vẫn trắng và trái tim vẫn màu hồng,
Em vui mừng, bè bạn vui mừng,
Ta bật khóc, bao nhiêu người bật khóc!
Mẹ Việt Nam ơi!
Biển Đông thức đêm nay!

Vũ Đông Thám K7

BÔNG HỒNG CÀI ÁO - PHẠM THẾ MỸ


Còn mấy hôm nữa là ngày lễ Vu Lan - Rằm tháng Bảy, chúng tôi xin giới thiệu bài nhạc Bông Hồng Cài Áo của Phạm Thế Mỹ :


Bông hồng cài áo là tên một đoản văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc bất hủ do Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.

Hoàn cảnh sáng tác và nội dung:

Ban đầu, "Bông hồng cài áo" là tên một bài viết rất cảm động về Mẹ, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết năm 1962 tại Sài Gòn. Trong bài viết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh kể về một tập tục đẹp mà ông gặp ở Nhật Bản:

"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."

Trong bản văn, thay vì như ca khúc Lòng Mẹ ví tình Mẹ như biển bao la, như suối ngọt không cạn, Bông Hồng Cài Áo của nhà sư Nhất Hạnh vẽ nên người Mẹ qua những hình ảnh và lời văn đơn sơ mà gần gũi, và rất đỗi thân thương : Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một như đường mía lau. Nhà sư cũng viết "Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên... Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ...Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ."

Cuối cùng bản văn, nhà sư Nhất Hạnh viết :"Ðó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Ðóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.!".
Như vậy ban đầu bông hoa ở đây không nhất thiết là hoa hồng. Tuy nhiên, khi tập tục này du nhập vào Việt Nam, thì hoa hồng là loại hoa được sử dụng phổ biến nhất.

Trong những năm 1965-1966, Ông đã lấy ý từ bài văn trên của sư Nhất Hạnh để viết ca khúc này. Từ đó, bài ca "Bông hồng cài áo" không chỉ luôn luôn được hát lên ở mỗi mùa lễ Vu Lan, mà còn là một trong những ca khúc cảm động, chân thành nhất về Mẹ.

Nhiều ca sĩ đã thể hiện ca khúc này, trong số đó có Thái Thanh, Duy Khánh, Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Miên Đức Thắng, Nguyễn Hưng, Cẩm Vân, Quang Linh, Bằng Kiều, Đan Trường, Mạnh Quỳnh ...

(Trích wikipedia)
Xin mời click dể nghe ca khúc:

BỒNG HỒNG CÀI ÁO

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

MÙA HẠ CUỐI

mình chia tay vào mùa phượng nở
những buồn vui lẫn lộn trong hồn
tuổi ngày ấy em xanh màu ngọc bích
như sông hiền ngời ngợi nước khơi trong

lặng bên nhau nghẹn ngào chẳng nói
hạ chói chang sao mưa ướt trong lòng
chiều cúi xuống hoàng hôn phơn phớt lạnh
chia tay là lịm chết những chờ mong

ngày biệt ly ngỡ ngàng tay níu kéo
vội nụ hôn chưa ấm nổi tim người
nước mắt ấy ngàn năm nào dễ cạn
tình ban đầu là mãi mãi người ơi !

xa rồi đó hàng cây con đường nhỏ
ngày bên anh là dỹ vãng hoen mờ
sân trường vắng rũ buồn cành phượng đỏ
tình học trò sao cũng chỉ là thơ ?

Bảo Hà K12

HỒN Ở NƠI ĐÂU


Cháu tôi sinh ở Toronto
Ba mươi tuổi, lần đầu tiên về làng tìm gốc gác
Giọng lơ lớ không thanh không điệu
Khấn vái chút hồn mộc mạc.

Khốn nạn thân tôi ngày ngày hít thở
Học bài đạo đức của người không cần đạo lý
Hỏi tấm gương nào là khuôn mẫu để rập khuôn?

Phan Thanh Minh K9

LỜI TRẦN TÌNH CỦA EM


Hãy để hồn em lãng đãng giữa trời
Mang nỗi niềm tâm sự với trăng sao
Xin tự nguyện làm bạn tình với gió
Mặc cho đời còn lắm chuyện xôn xao
Ai đã hiểu và ai chưa từng hiểu
Cũng xin đừng thắc mắc chuyện riêng em
Như cơn gió cuối chiều ru bóng nắng
Ôm muộn phiền theo tâm trạng vào đêm
Cho hồn em giữa mây trời đỏng đảnh
Hoàng hôn buông sót giọt nắng bên hè
Ai nhặt vội giật mình chiều hoang tím
Cuối đồng xa thấp thoáng bóng ai về
Anh xa vắng vẫn ngọt ngào tình cũ
Con đường quen xào xạc lá me bay
Em hiu quạnh giữa dòng người ngập lối
Bỗng run người dẫu chỉ thoáng heo may

Mai Mộng Tưởng K6

TA VỀ ĐÂY VUI CÙNG TIẾNG CA


Chị Trần Thanh Xuân ( CBLL)- CHS trường Buôn Mê Thuột - gửi tặng thầy cô và các anh chị CHS Đông Giang ca khúc Ta Về Đây Vui Cùng Tiếng Ca của NS Phan Ni Tấn nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, xin mời click on photo để thưởng thức:

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

NGÀY TRỞ VỀ


Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường Đông Giang – Hoàng Hoa Thám

Sách có câu “đời vô thường”
Nay sống mai chết khôn lường được đâu
Cách xa ngàn dặm mặc dầu
Quyết về gặp lại nét màu năm xưa
Hàng cây ngày cũ đong đưa
Vẫy chào trong gió những ai chưa về.

Năm mươi năm – chặng đường dài
Bây chừ gặp lại ấm ngay nỗi niềm
Vùng trời kỉ niệm hiện lên
“Ngày xưa thân ái” nhớ tên nhau liền.

Bao năm xa cách nhưng mà
Biển lòng ta tắm bạn bè bốn phương
Trái thời gian – Đếm chặng đường
Mong ngày tái ngộ đêm trường bên nhau


Nguyễn Công Biền K7

CHƯƠNG TRÌNH GẶP MẶT CHS K1-K12 NHÂN KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG

A- Phần đăng ký và nộp tiền:
Việc đăng ký và nộp tiền hạn chót đến ngày 31 tháng 8, đề nghị các anh chị đã đăng ký tham dự và đăng ký ủng hộ mua quà tặng thầy cô xin chuyển tiền về cho thủ quỹ
Chị Đỗ Thị Cam K7
Địa chỉ : Số 06 Nguyễn Duy Hiệu, quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng
TK 0101573324 Ngân hàng Đông Á, điện thoại 0935.484.537
Ngoài ra các anh chị trong phạm vi Thành phố Đà Nẵng, có thể điện cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đến tận nơi nhận tiền:
- Tăng Nhường: 0917.027.027
- Võ Ngọc Lân : 0989.076.250
- Võ Quang Khiêm: 0983.480.259

B-
CHƯƠNG TRÌNH GẶP MẶT
12.9
- CHS Đông Giang Saigon tổ chức đi viếng mộ phần thầy cô đã quá cố tại các nghĩa trang trong phạm vi tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng.
- Dựng lều trại CHS Đông Giang Saigon: Các anh chị Đông Giang Saigon chịu trách nhiệm dựng lều và trang trí
- Dựng lều trại CHS Đông Giang Đà Nẵng: Anh Phạm Dũng và anh Nguyễn Hưng chịu trách nhiệm
- Giới thiệu, bán ủng hộ gây quỹ Khuyến Học qua tập thơ VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA của CHS & thân hữu tại các lều trại CHS.
- 19g30 : CHS phối hợp & tham gia chương trình văn nghệ với HS nhà trường tại sân trường.
13.9
- 13:30 CHS Saigon, CHS Đà Nẵng và các tỉnh thành tập trung về trường dự lễ và tặng quà cho nhà trường
- 20:00 CHS Saigon và Tây Nguyên tổ chức lửa trại tại sân trường.

14.9 Buổi gặp mặt CHS K1-K12 từ 15:00 đến 21:00 tại Nhà hàng Đại Phúc Thịnh
- anh Mai Cư chịu trách nhiệm mời thầy cô và BGH nhà trường




Địa chỉ Nhà hàng 357 Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
. Tầng trệt để xe
. Tầng 1 : Sảnh dành đón tiếp thầy cô và CHS các khóa.
. Tầng 2 :Nhà hàng

Chương trình liên hoan họp mặt:
+ PHẦN LỄ

- Tuyên bố lý do, giới thiệu thầy cô và đại biểu tham dự
- Phút mặc niệm tưởng nhớ đến thầy cô và CHS đã qua đời.
- Đại diện CHS đọc Tâm Thư của thầy Hiệu trưởng Lâm Sĩ Hồng (1963-1975)
- Phát biểu của thầy Phan Bá Tánh Hiệu trưởng trường.
- Tặng hoa và quà lưu niệm thầy cô
- Đại diện CHS phát biểu cảm tưởng: anh Đặng Hoàng Hiền K1, ở Đức về dự và phát biểu.
- Cắt bánh sinh nhật

+ PHẦN HỘI
- Văn nghệ ( đơn ca, tốp ca, ngâm thơ)
- Xổ số may mắn mang tình thương yêu gồm các giải: Ấm áp, Thương yêu, Hoa phượng, Nhớ bạn... Quà xổ số do CHS ủng hộ, BTC tiếp tục đón nhận quà xổ số của các anh chị đến hết ngày 13.9
- Bán đấu giá gây quỹ ủng hộ Quỹ Khuyến Học ( bức ảnh ngôi trường Đông Giang có chữ ký của tất cả thầy cô đến dự, bức ảnh trường Hoàng Hoa Thám in trên lá Bồ đề...)
Kết thúc: Tặng quà lưu niệm và tập thơ TRỞ VỀ TRƯỜNG XƯA cho tất cả CHS có mặt.

+ ĐẶC SAN ĐÔNG GIANG 50 NĂM
Đặc San Đông Giang kỷ niệm 50 năm thành lập trường do Đông Giang Hải ngoại phát hành tại Cali vào các ngày 13, 14 & 15 tháng 9.

CHƯƠNG TRÌNH LỄ - HỘI KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG HOÀNG HOA THÁM ( ĐÔNG GIANG CŨ)


Tự hào một thuở Đông Giang
Mười hai năm ấy nên trang sử hồng
Ăn quả nhớ kẻ vun trồng
Vươn ra biển lớn nhớ nguồn suối xa

( Trích thơ của thầy Phan Bá Tánh -Hiệu trưởng THPT Hoàng Hoa Thám- trong Đặc san 50 năm của trường)

Chương trình chính thức
HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG

Ngày 12/9
08g00 - Tiếp đón các đoàn cựu GV, HS về thăm trường
- BTC triển khai các lều trại trung ương, các lớp 12, CLB Áo Trắng triển khai các tiểu trại
- Các Cựu học sinh triển khai các tiểu trại đã đăng ký trực tiếp với nhà trường hoặc qua email cô Phương Lam : phuonglamdtnhht@gmail.com
14g00 - Các lớp tiếp tục triển khai các lều trại
- Trang trí và trưng bày các lều trại
19g30 Văn nghệ chào mừng " Kỷ niệm 50 năm thành lập trường Đông Giang - Hoàng Hoa Thám" do HS, GV và cựu GV, cựu HS trường phối hợp tổ chức tại sân trường.

Ngày 13/9
08g00 - Khai mạc Ngày hội
- Tham quan phòng truyền thống
- Cựu HS giao lưu với HS tại các lều trại
13g30 -17g00 Gặp mặt cựu giáo chức nguyên là GV và cựu HS trường Đông Giang - Hoàng hoa thám nội dung:
- Gặp gỡ giao lưu các thế hệ GV-HS ( tự sinh hoạt )
- Báo cáo về tình hình hoạt động của trường trong 50 năm qua
- Nhịp cầu tri âm
- Bầu BLL cựu học sinh ĐG-HHT
20g00 Sinh hoạt " Đêm hội ngộ"
- Đêm lửa trại của CHS do CHS Đông Giang Saigon - Tây Nguyên tổ chức

Ngày 14/9: Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường
Địa điểm: Sân trường THPT Hoang Hoa Thám
Chương trình: Quan khách và đại biểu ( có giấy mời)
07g30 - 10g00
- Chào cờ - tuyên bố lý do - Giới thiệu và thành phần tham dự
- Nghi lễ dâng hương cụ Hoàng Hoa Thám - sinh hoạt truyền thống
- Diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường Đông Giang - Hoàng Hoa hám của Hiệu trưởng
- Phát biểu của đại diện cựu giáo viên
- phát biểu của đại diện cựu học sinh
- phát biểu của đại diện học sinh
- Phát biểu của lãnh đạo
- UBND tặng bức trướng "50 năm xây dựng và phát huy truyền thống dạy tốt, học tốt"
- Tôn vinh các cá nhân, tập thể có đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường.
- Phát biểu cảm tạ của Ban tổ chức
10g00 - 11g00 :Tham quan phòng truyền thống
11g00: Cơm thân mật giữa đại diện các thế hệ thầy và trò nhà trường với các vị khách quý, các vị đại biểu.
KẾT THÚC

THÁNG SÁU - THEO BƯỚC NGƯỜI ĐI


Tháng sáu thôi không về qua đó
Tôi đau lòng ôm nỗi chia xa
Tháng sáu còn dáng người qua ngõ
Còn thấy nhau hiên sáng bên nhà.

Tháng sáu mưa dài trên mái ngói
Tôi ra đi đem nửa trời sầu
Buổi xa người nhưng làm sao nói
Để buồn chùng xuống như biển sâu.

Không biết được lòng mình sao lạ
Buồn rất buồn theo bước chân đi
Đời chắc hẳn xanh như là lá
Mà cũng đành nói tiếng biệt li.

Tháng sáu - ôi đau lòng quá đỗi !

                      Phan Thị Hoa Xuân  K6

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN


Nhân dịp cuối tuần, thầy Nguyễn Bang xin mời anh chị CLICK ON PHOTO để xem WaterCar.



Ngoài ra anh Đoàn Thường giới thiệu đến chúng ta SỰ KHÁC NHAU GIỮA VỢ VÀ BỒ NHÍ:

- Vợ : muốn nấu cho ta ăn ở nhà,
- Bồ : muốn cùng ta đi ăn ở tiệm !
- Vợ : muốn đi chơi cùng ta đến những nơi công cộng, đông vui ,
- Bồ : muốn đi chơi cùng ta đến những nơi hoang vắng, trữ tình !
- Vợ : thường hay “lớn tiếng” với ta ,
- Bồ : thường hay “nhỏ nhẹ” với ta !
- Vợ : thường hay ngắt lời ta nửa chừng ,
- Bồ : hay “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” khi ta nói !
- Vợ : để “tiết kiệm” ta thường đưa vợ đến các cửa hàng bán đồ sida, hàng sale off…
- Bồ : để “ dzợt-le” ta thường đưa bồ đến các shop bán đồ …hàng hiệu !
- Vợ : thường hay giặt áo quần, mùng mền cho ta,
- Bồ : thường hay chải tóc, nhổ râu,nặn …mụn cho ta !
- Vợ : khi nhổ tóc sâu cho ta, vợ hay nhổ tóc đen, để tóc bạc lại, vì vợ muốn ta già, khỏi ai dòm ngó ,
- Bồ : khi nhổ tóc sâu cho ta, bồ hay nhổ tóc bạc, để tóc đen lại, bởi bồ muốn ta trẻ trung, phong độ !
Kết quả là…đầu ta không còn sợi tóc !

THƯỜNG ĐOÀN K.9

RẤT LÀ ĐÔNG GIANG


Vừa qua có dịp vào Saigon, chúng tôi được gặp anh chị CHS Đông Giang Saigon tại nhà riêng anh Thông-chị Thiệp, theo chúng tôi có lẽ không nơi nào có tinh thần chuẩn bị cho ngày họp mặt kỷ niệm 50 năm thành lập trường sôi nổi như CHS Đông Giang tại Saigon, khi chúng tôi đến có người đang cầm trên tay vé máy bay mới vừa đi đổi về ( trước đây nhà trường lên chương trình tổ chức Lễ - Hội vào ngày 13, 14 & 15 tháng 9, anh chị CHS Đông Giang Saigon mua vé hàng không giảm giá, nay nhà trường thay đổi chương trình Lễ - Hội là ngày 12, 13 & 14 tháng 9, nên anh chị phải mua vé mới cho phù hợp ngày về.
Ngoài việc chuẩn bị ngày về viếng mộ thầy cô giáo cũ của các anh chị CHS Đông Giang Sài gòn, hiện nay các anh chị đang nỗ lực tập văn nghệ để hát tặng thầy cô, anh chị CHS trong đêm 14.9, ở Saigon anh chị mỗi người một nơi, đi lại xa xôi thế nhưng cứ đến giờ hẹn là anh chị tập trung để tập văn nghệ giống như thời còn đi học, một tinh thần rất là Đông Giang, chúng ta đón chờ xem…


DẤU CHIỀU



Bởi tôi chầm chậm lên đồi
Em đi in lại chỗ ngồi hai không*
Dấu tròn cuồn cuộn ngóng trông
Hai nắp vung ngửa tôi đong trời chiều
Cát xoăn xoắn hạt đùa trêu :
Bước chân hai kẻ ngược chiều vô duyên
Nhắm đôi con mắt lại thiền
Mở ra rười rượi hai triền mông xa.

Sài Gòn 04.08.2013.
Phan Thanh Cương K8

(*) 00


Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

CHA TIỄN CON

( riêng tặng anh TN K6 )

Cha tiễn con đi dạ bùi ngùi
Dặm dài phía trước những gian nan
Đường đời con bước chân đơn lẻ
Thầm lặng cha về nhỏ giọt thương
Con gái yêu ơi! Gắng chuyên cần
Nhớ lời mẹ dặn lúc ra đi
Trau dồi ngôn hạnh thân tâm tịnh
Trí tuệ hanh thông trọn đời lành
Quê nhà cha mẹ luôn cầu phúc
Xứ lạ con yêu vạn điều lành...

Huỳnh Thị Thiệp K10

CÁCH TÍNH CÁC KHÓA (K)

Lâu nay chúng ta thường tính các khóa (K) theo năm thi vào trường, tuy nhiên có nhiều anh chị từ trường khác chuyển về chứ không phải thi vào từ lớp 6 hay lớp 10, nay chúng tôi xin giới thiệu thêm cách tính các K từ các năm ra trường ở cuối cấp do anh Võ Quang Khiêm lập bảng.
Tuy nhiên cũng có một số anh chị CHS thi vào Đệ Thất Đông Giang nhưng vì hoàn cảnh gia đình đang học một thời gian phải chuyển đi trường khác tỉnh khác như anh Đặng Hoàng Hiền K1 ( thi đỗ vào Đệ Thất trường năm 1963 ) thì tính theo bảng tính cũ.
Chúng tôi cũng xin nói thêm từ K1 đến K6 các lớp Đệ Thất, Đệ Lục, Đệ Ngũ và Đệ Tứ được gọi lớp 6, lớp 7 lớp 8 & lớp 9. K1, K2, K3, K4, K5 & K6 học xong lớp 9 được chuyển vào lớp 10 trường Phan Châu Trinh và Nữ Trung Học Hồng Đức vì trường Đông Giang chưa có cấp 3 ( PTTH ):



CHS ĐÔNG GIANG THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT CỦA TRƯỜNG SAO MAI ĐÀ NẴNG TỔ CHỨC TẠI SAIGON

Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh CHS Đông Giang tại Saigon tham dự buổi họp mặt do thầy cô và CHS trường Sao Mai ĐN tổ chức vào ngày 4 tháng 8 năm 2013 tại Đầm Sen.

Từ trái sang phải: Việt Bình, Thúy Liễu, Hồng Quang, cô Tôn Nữ Hoàng Mai, Bích Ngọc, Lệ Hà, Đỗ Xuân Khẩn.

Từ trái sang phải: Anh Anh ( CHS Sao mai), Thúy Liễu, Bích Ngọc, Lệ Hà, Kim Tiến ( CHS Sao mai), Đỗ Xuân Khẩn, anh Chính ( CHS Sao mai ).

Anh Kim Tiến trong Ban đại diện CHS Sao Mai tại Saigon trao quà lưu niệm cho anh Đỗ Xuân Khẩn đại diện CHS Đông Giang Saigon

Thầy Phi cựu giáo sư Sao mai trao quà lưu niệm cho đại diện CHS Đông Giang tại Saigon.

NHỚ LAN MAN


Hồn quê dẫu có nhạt phai
Vẫn không ngăn được
Giêng hai nhớ người
Cố hương khuất nẻo
Xa vời
Còn chăng một chút bồi hồi
Nhớ
Quên
Ngõ làng ngại bước chân quen
Sân đình lạ lẫm
Những đêm hát tuồng
Có người ngồi nhớ lan man...

Nguyễn Văn Gia

Xin mời nghe ca khúc thơ Nguyễn Văn Gia, nhạc Trần Hoàng Thụy, trình bày ca sĩ Cao Minh
Xin mời nghe hòa tấu ca khúc NÓI VỚI CON TRAI thơ Nguyễn Văn Gia, Nhạc Lưu Như Hải, Hòa âm Nguyễn Văn Bách.

NHỚ BẰNG LĂNG TÍM THÁNG TƯ


Cây bằng lăng ấy trên con đường ấy
Ngày tôi qua hoa tím đã lâu rồi
Khung cửa vẫn tháng tư tràn nắng
Mà dáng người khuất nẻo mấy xa xôi…

Thầm thương nhớ một lời yêu nồng thắm
Thầm tiếng ve sôi khắc khoải những đêm dài
Em giếng mắt hồ thu chừng vụng dại
Cánh hoa nào tím liệm để riêng ai

Trong khoảnh khắc của vô cùng tình lỡ
Em tìm chi trong ngày tháng phôi phai
Niềm tin rũ héo ngày bão rớt
Bằng lăng xanh đẫm ướt giấc mơ dài

Tôi chẳng yêu người đâu
Chỉ nhớ cây bằng lăng ấy
Xanh ngút phố phường nhân chứng một tình yêu
Rưng rức tím hoa về ngày vui cũ

Bầm tím lòng tôi
Bầm tím tháng tư tôi!

Nguyễn Đại Bường
( Nguyễn Quốc Huấn K10)

CUỐI HẠ GIÓ HEO MAY

Cuối hạ gió heo may
Thoảng như mùa thu đến
Khẽ khàng bên khe cửa
Chạnh lòng anh có hay?

Mặt trời không ngủ say
Chim kia về đậu bến
Trên cành lá khẽ lay
Gió hôn bờ tóc rối

Hơi thở chiều men say
Mây trôi về cuối bãi
Ánh mắt sâu vời vợi
Chạnh lòng em có hay?

uyên nguyên

( Cô Nguyễn Thị Yến )

NHỮNG HÌNH ẢNH LƯU NIỆM CỦA MỘT THỜI HỌC SINH

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng tôi tiếp tục giới thiệu những hình ảnh, lưu bút, tập san, học bạ... mà các anh chị còn lưu giữ, chúng tôi rất mong các anh chị các khối lớp gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ: donggiangblog@gmail.com
Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh của cựu học sinh K7 do chị Như Loan gửi đến.


THƯ GIÃN CUỐI TUẦN


Nhân dịp cuối tuần, thầy Nguyễn Bang mời Quý thầy cô, anh chị click on photo để xem tài bắn cung:


Ngoài ra “Mỗi tuần một chuyện” kỳ này anh Đoàn Thường K9 xin tặng ông Điện lực đã có “thành tích” tăng giá điện 5% kể từ 1/8/2013 ) .

ÔNG TRỜI CON

Ngày kia, nghe tin ở trần gian mở một hội chợ hoành tráng, người ta quảng cáo rầm rộ đến tai bà Trời, Thiên Mụ quyết định làm chuyến ngao du xuống trần cùng cậu con trai quý tử, dự xem hội chợ cho thỏa chí tò mò .
Mải mê với các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm…bà để lạc mất cậu con trai, tìm mãi chẳng thấy, bà buồn thiu quay về thiên đình, ông Trời giận lắm, nhưng do bản chất sợ…bà Trời, nên ngài nén giận cho qua…
Mấy ngàn năm sau, ông Trời có chuyến công tác xuống trần, nhân tiện ngài truy tìm “cậu ấm” của mình luôn thể, được sự mách bảo của người trần gian rằng : có một ông tên “Điên Nặng”, ổng rất hống hách xem ai chẳng ra cái “đinh rỉ” gì, ổng giàu có nứt đố đổ vách nhưng luôn miệng kêu…lỗ, lúc nào cũng đòi tăng giá ! Không cho ổng tăng, ổng gây khó khăn bằng cách…cúp điện luân phiên hoặc cúp điện liên tục, mà cho ổng tăng, cũng chưa chắc đã yên, được đằng chân ổng lân đằng đầu, cứ đòi tăng giá hoài…
Ông Trời vỗ đùi đánh đét một cái…độc quyền kiểu ni chắc chắn là con của tao rồi! Nhưng để chắc ăn phải đưa nó đi giám định AND cho chính xác. Kết quả giám định, ông Trời tá hỏa vì lòi ra chuyện “động trời”, rằng…ông “Điên Nặng” không phải con của ông Trời mà là con của…Thiên Lôi, do bà Trời lén lút “cải thiện” được!
Người trần gian biết được chuyện “ ông Trời mọc sừng”, họ thở dài ngao ngán mà bàn rằng…giá mà cái ông “độc quyền” kia là con của ông Trời có khi còn dễ chịu hơn ổng là con của Thiên Lôi nhiều, bởi tính khí của Thiên Lôi, không nói ra chắc ai cũng biết.

THƯỜNG ĐOÀN K.9

THÔNG TIN VỀ BUỔI LIÊN HOAN HỌP MẶT CHS K1-K12


- Cho đến hôm nay đã có 284 anh chị CHS và vợ chồng CHS đã đăng ký họp mặt đêm 14.9
- Theo anh Mai Cư dự kiến thầy cô khách mời 60 người.
- Hạn chót đăng ký tham dự đến ngày 1/9 đề nghị các anh chị đăng ký để BTC in bảng tên và đặt tiệc với Nhà hàng tránh những phát sinh không đáng có.
- Tập thơ “ Về Lại Trường Xưa” dự kiến 500 tập tặng thầy cô, anh chị CHS, 500 tập nầy trị giá 8.650.000 đ do anh Đặng Hoàng Hiền K1 và chị Nguyễn Thị Lệ Vân K6 tài trợ. 500 tập còn lại Quỹ Khuyến học ứng tiền để in ( 8.650.000 đ). Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, anh Phạm Dũng & anh Trần Văn Điểu thay mặt Quỹ KH tổ chức trưng bày giới thiệu và bán Tập thơ lấy tiền ủng hộ giúp các em học sinh nghèo vượt khó của trường vào ngày 13 & sáng 14.9 ( tại sân trường )và chiều 14.9 ( tại nhà hàng)
- Vừa qua anh Đặng Hoàng Hiền K1 chuyển về 350 Euro qui đổi theo tỉ giá của Ngân hàng là 9.474.000 đ, trong số nầy anh đề nghị:
+ Đóng góp mua quà lưu niệm tặng thầy cô: 1.000.000 đ
+ Đóng tiền tham gia liên hoan họp mặt: 200.000 đ
+ Ủng hộ 50% chi phí in 500 tập thơ làm quà tặng: 4.325.000 đ
Số tiền còn lại : 3.949.000 đ anh đóng góp vào phần tiền đặt tiệc để mời thầy cô
+ Sang tuần thứ 2 tháng 8, anh Mai Cư cùng các anh chị trong BTC sẽ tiếp tục họp bàn chuẩn bị cho đêm 14.9

Nhân đây chúng tôi cũng xin thông tin thêm, ngày 12.9 đoàn CHS Đông Giang Saigon có tổ chức đi viếng phần mộ các thầy cô tại các nghĩa trang ở Quảng nam- Đà Nẵng, anh chị nào muốn cùng tham gia xin liên hệ anh Đỗ Xuân Khẩn 0908.688.240

KHI EM VỀ


Hãy thản nhiên như là không biết
Dù xung quanh mình tất cả đã đổi thay
Làm gì phải buồn - làm gì phải xót đau
Khi chính trong ta bây giờ cũng khác

Cứ nghĩ đời mình thơm như trang sách
Và vô tư như lúc mới vào trường
Hồn trong veo như buổi sớm tinh sương
Để cười với hoa để đùa với nắng

Mặc áo học trò màu trinh nguyên trắng
Nhẹ gót chân hồng em dạo bước trong sân
Mùi sách mực, mùi hoa phượng trong gió lâng lâng
Như dìu bước em về khung trời thơ mộng

Những ánh mắt nai - cánh hồng lay động
Sóng sánh hạ vàng nhạc khúc ve ran
Phút giây nào hồn ta bỗng lan man
Tỉnh tỉnh mơ mơ khi ta về trường cũ...

Nguyễn Tấn Lực K6

GIẤC MƠ SÁCH BÚT

Cầm tờ báo trên tay, theo lệ thường, hắn lướt đọc những tít. Vẫn những chuyện như tuần trước, tháng trước. Những tin con đánh cha, giết mẹ, giành đất đai, vợ cắt của quý chồng vì ghen tuông, những hotgirl làm đình làm đám với những cái rung bưởi vòng 1, lắc mông, lắc háng v.v… Hắn thở dài, bần thần xếp tờ báo lại. Nghe tiếng thở dài, vợ hắn lên tiếng:
- Bộ có tin gì xấu nhiều hơn tin tốt, hở ông?
Mắt vẫn không rời tờ báo, hắn chép miệng, nói:
- Có chi đâu. Tại cái cơ chế. Tại cái cơ chế.
Vợ hắn nghe hai tiếng cơ chế, bèn trách:
- Ông suốt ngày cứ đổ thừa cho cơ chế. Mà cái cơ chế thì kệ cha nó, chứ ông nghĩ đến nó làm chi cho mệt. Gần đến lổ rôi mà cứ nghĩ cứ ngợi hoài thì làm sao cho yên được. Ông không nghe mấy ông thầy tu nói hôm trước sao?
Hắn nghe vợ trách, bèn xuống giọng:
- Ừ, biết rồi mà! Thôi, bà bớt nói đi cho tôi nhờ!
Vợ hắn như biết điều, bèn đánh trống lảng:
- Ông ở nhà, tôi tới trường mua hồ sơ cho con Hằng đây.
Hằng là cháu nội của vợ chồng hắn, chuẩn bị vào lớp 1. Hắn ở nội thành, nên xin cháu vào học tiểu học khó ơi là khó. Không mua trước hồ sơ thì có nước không có chỗ học, chớ chẳng chơi đâu.
Đợi vợ đi khỏi nhà, hắn ngồi thừ trên giường. Hắn nhớ lại hôm trước, đi chùa, được nghe mấy thầy tu giảng đạo. Nào là phải tu tâm dưỡng tính, nào là phải buông để bình yên, vô sự. Phải buông! Hắn giật mình làm rơi quyển kinh trên tay khi nghe tiếng “buông”. Hắn như chìm vào giấc mơ. Hắn nhớ lại vợ hắn đã nhắc nhở khi đó: “Nè ông! Ông làm chi mà sững sững sờ sờ thế?”. Nghe vợ nói thế, hắn vội cúi xuống lượm lại quyển kinh. Giọng thầy tu vẫn đều đều: “Đức A Di Đà đã dạy phải tìm về bến giác. Muốn trở về bến giác thì phải buông…”.