Anh Đỗ Xuân Quang xin giới thiệu đến Quý thầy cô, anh chị bài " Chuyện về một hầu bàn người Nhật" của Nguyễn Quang Thiều
Một
lời từ chối lịch sự, một cái cúi đầu, một bước đi lùi, một nụ cười thân
ái, một gương mặt tự tin chỉ của một người hầu bàn đã một lần nữa làm
nên nhân cách người Nhật.
Cả
lượt đi và về Hà Nội - Boston và Boston - Hà Nội, tôi đều quá cảnh ở
sân bay Narita, Tokyo chừng dăm tiếng đồng hồ. Khi mua vé, một số người
khuyên đừng đi qua Nhật vì có thể bị nhiễm phóng xạ. Nhưng có lẽ vì tôi
đã quá cảnh Tokyo nhiều lần rồi nên thành thói quen và cũng thấy nhớ.
Và thú thực, tôi cũng muốn được quan sát nước Nhật đang sống như thế
nào sau cơn " tiểu hồng thủy" mới tràn qua cho dù chỉ ở một trong không
gian nhỏ là một sân bay. Báo chí đã nói về bản lĩnh và nhân cách người
Nhật sau thảm họa sóng thần cũng như bản lĩnh và nhân cách người Nhật
sau khi người Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất nước này. Và cả
bản lĩnh của người Nhật ngay khi dân tộc họ trở thành một trong những
dân tộc giàu có nhất thế giới.
Ở
nhiều nơi trong khu vực sân bay Narita, người ta có dán một tờ giấy
với nội dung nước Nhật đang gặp khó khăn sau thảm họa sóng thần nên
thiếu năng lượng, vì vậy quản lý sân bay xin lỗi hành khách khi hệ
thống điều hòa trong khu vực sân bay không thể phục vụ hành khách như
trước kia. Lúc đầu không nhìn thấy lời xin lỗi đó, tôi tỏ ra khó chịu
với sự nóng bức trong sân bay sau một chuyến bay quá dài. Nhưng khi đọc
được lời xin lỗi đó thì tôi lại thầm xin lỗi những người Nhật. Lúc đó,
tôi thấy mình thật ích kỷ. Sống tử tế thật khó. Có lẽ chỉ khi chết rồi
con người mới có thể tuyên bố rằng mình đã sống hoàn toàn tử tế.
Tôi
là kẻ nghiện thuốc lá. Bởi thế, xuống đến sân bay là tôi đảo mắt kiếm
tìm phòng hút thuốc. Cho đến bây giờ, chỉ ở Mỹ là tôi không tìm thấy
phòng hút thuốc trong sân bay còn tất cả các sân bay tôi đã từng qua
đều có phòng hút thuốc. Nhưng chưa ở đâu, phòng hút thuốc trong sân bay
lại rộng, đẹp và sạch như ở sân bay Narita. Tất cả mọi thứ trong phòng
hút thuốc ở Narita đều đẹp và sạch như là một phòng khánh tiết. Nhìn
là biết những người quản lý sân bay đã quan tâm đến cái phòng hút thuốc
như thế nào.
Nhưng xin bạn nhớ rằng họ quan tâm không phải vì họ khuyến khích người ta hút thuốc mà là lối sống văn hóa của họ. Hút thuốc có hại sức khỏe cho người hút thuốc và cũng có hại phần nào đó cho người bên cạnh. Nhưng không vì sự có hại đó mà người không hút thuốc tẩy chay người hút thuốc. Phép ứng xử với những người hút thuốc qua cách thiết kế và chăm sóc các phòng hút thuốc là một phép ứng xử văn hóa của những người quản lý sân bay Narita. Hút thuốc không có tội, nghĩa là không vi phạm luật pháp trừ khi anh hút thuốc ở nơi cấm hút. Và vì vậy, người hút thuốc phải được ứng xử một cách văn hóa và bình đẳng. Tôi nói vậy vì tôi thấy phòng hút thuốc ở nhiều sân bay trên thế giới giống như địa ngục. Một cái phòng nhỏ xíu chỉ dăm người vào hút thuốc là chật cứng. Những người hút thuốc chen nhau trong mù mịt khói thuốc trông thật thảm hại. Có lẽ những người quản lý ở các sân bay đó tìm cách đày đọa và sỉ nhục những người hút thuốc để cho họ phải bỏ thuốc chăng ?
Nhưng xin bạn nhớ rằng họ quan tâm không phải vì họ khuyến khích người ta hút thuốc mà là lối sống văn hóa của họ. Hút thuốc có hại sức khỏe cho người hút thuốc và cũng có hại phần nào đó cho người bên cạnh. Nhưng không vì sự có hại đó mà người không hút thuốc tẩy chay người hút thuốc. Phép ứng xử với những người hút thuốc qua cách thiết kế và chăm sóc các phòng hút thuốc là một phép ứng xử văn hóa của những người quản lý sân bay Narita. Hút thuốc không có tội, nghĩa là không vi phạm luật pháp trừ khi anh hút thuốc ở nơi cấm hút. Và vì vậy, người hút thuốc phải được ứng xử một cách văn hóa và bình đẳng. Tôi nói vậy vì tôi thấy phòng hút thuốc ở nhiều sân bay trên thế giới giống như địa ngục. Một cái phòng nhỏ xíu chỉ dăm người vào hút thuốc là chật cứng. Những người hút thuốc chen nhau trong mù mịt khói thuốc trông thật thảm hại. Có lẽ những người quản lý ở các sân bay đó tìm cách đày đọa và sỉ nhục những người hút thuốc để cho họ phải bỏ thuốc chăng ?
Tôi
còn nhớ mãi một trong những câu chuyện đau lòng trong các trại giam giữ
những người Việt Nam vượt biên ở Hongkong những năm đầu thập kỷ 80 của
thế kỷ trước. Cảnh sát Hongkong cai quản những trại đó đã ra lệnh
những người Việt Nam vượt biên mỗi ngày mỗi người phải bắt 50 con ruồi
thì mới được phát khẩu phần ăn. Đó là một sự sỉ nhục. Đó là vô lương
tâm. Tôi đã trực tiếp trò chuyện với một số người từ trại đó trở về. Họ
đã khóc khi kể lại câu chuyện bắt ruồi để được ăn. Trước kia tôi không
nghĩ đến việc bỏ thuốc lá. Nhưng khi nhìn những phòng hút thuốc ở sân
bay Narita và cách những người lao công lau chùi phòng hút thuốc đã làm
tôi nghĩ tới việc bỏ thuốc lá. Người ta chỉ có thể thức tỉnh con người
bằng văn hóa chứ không bao giờ thức tỉnh con người bằng áp bức dưới
bất cứ hình thức nào được.
Vì
thời gian quá cảnh ở sân bay Narita quá dài nên chúng tôi tìm đến một
quán ăn trong sân bay. Tôi gọi một bát mì hải sản. Theo trí nhớ của tôi
thì giá một bát mì như vậy vẫn không có gì thay đổi sau cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu và đặc biệt sau thảm họa sóng thần. Lúc đó, nghĩ
lại những cơn bão giá ở trong nước như trận đồ bát quái mà người tiêu
dùng không thể tìm thấy đường thoát ra. Khi chúng tôi ngồi vào bàn thì
một người hầu bàn bước đến cúi đầu chào chúng tôi và hỏi chúng tôi dùng
gì. Rồi anh mang nước cho chúng tôi. Lúc đó, tôi vô tình chạm vào tay
anh và làm đổ cốc nước. Nước làm ướt một chiếc giày của tôi. Trong khi
tôi lúng túng chưa biết làm gì thì người hầu bàn đã nói lời xin lỗi và
quỳ xuống lau chiếc giày của tôi bằng một chiếc khăn trắng tinh. Tôi
thực sự bất ngờ và thấy xấu hổ. Tôi nghĩ đến cách ứng xử của những
người Việt Nam ở những nơi công cộng. Người hầu bàn lau chiếc giày bị
ướt của tôi kỹ lưỡng như đang lau một viên kim cương. Tôi cam chắc rằng
nếu một người hầu bàn trong những quán ăn ở Việt Nam cúi xuống lau giày
cho khách thì họ sẽ rất xấu hổ. Nhưng họ biết đâu rằng : chính tôi,
người có chiếc giày được lau, mới là người thấy xấu hổ chứ không phải là
người lau chiếc giày ấy cho tôi.
Khi
ăn xong, tôi đã để lại một món tiền tip kha khá vì muốn bày tỏ sự biết
ơn của mình với người hầu bàn đó. Nhưng người hầu bàn nói họ không
nhận tiền tip. Một lần nữa, tôi thực sự ngạc nhiên. Tôi cố tìm cách đưa
tiền tip cho người hầu bàn nhưng người hầu bàn vẫn nhã nhặn từ chối.
Năm 1992, trong chuyến đi đầu tiên của mình đến Mỹ, tôi có đến một quán
ăn người Việt ở New York. Khi ăn xong tôi đã để 10 đô la tiền tip lại.
Người hầu bàn là một người Mỹ gốc Việt đã tỏ ra vô cùng bực bội với tôi
vì tôi đã không để 12 đô la mà chỉ để 10 đô la. Sau này tôi mới biết họ
tính phần trăm tiền tip theo tổng giá của bữa ăn. Tôi thực sự không
biết điều đó. Sao người hầu bàn kia không giải thích cho tôi? Và sao
người hầu bàn kia không có thể nói: "Quý ông còn thiếu 2 đô la tiền tip
theo quy định, nhưng nếu quý ông không có 2 đô la thì cũng không sao.
Mong quý ông trở lại nhà hàng chúng tôi để chúng tôi được phục vụ quý
ông". Nếu nói như vậy, người hầu bàn và nhà hàng của anh ta sẽ không bao
giờ mất 2 đô la (vì đương nhiên tôi sẽ trả thêm) mà còn được một cái gì
đó giá trị gấp ngàn lần giá trị của 2 đô la kia. Và chắc chắn những
lần tới New York sau đó tôi sẽ tìm đến nhà hàng đó. Bởi có gì hạnh phúc
hơn khi được trở lại một nơi chốn đã từng gieo vào lòng mình sự xúc
động và kính trọng. Nhưng bây giờ, trong các nhà hàng ở Mỹ, người ta
tính tiền tip vào luôn hóa đơn thanh toán. Nghe rất khoa học và sòng
phẳng nhưng vẫn không ổn ở một khía cạnh nào đó.
Sau
khi từ chối tiền tip, người hầu bàn hỏi chúng tôi có cần gì nữa mà anh
ta có thể phục vụ chúng tôi. Chúng tôi cảm ơn anh. Anh cúi đầu chào
chúng tôi và bước lùi một bước mời chúng tôi đi. Một lời từ chối lịch
sự, một cái cúi đầu, một bước đi lùi, một nụ cười thân ái, một gương
mặt tự tin chỉ của một người hầu bàn đã một lần nữa làm nên nhân cách
người Nhật. Họ đã từ một đất nước nghèo nàn và tan hoang vì chiến tranh
trở thành một đất nước văn minh, văn hóa và giàu có. Họ không bán hàng
giả, hàng độc hại, họ không dùng tiền hay vũ khí đe dọa người khác. Sự
nhẫn nại trong hành động lau chiếc giày cho khách và sự chối từ tiền
tip của người hầu bàn Nhật và sự nhẫn nại của người bán trứng Trung
Quốc và cách ăn mì tôm của cậu sinh viên Trung Quốc hoàn toàn khác nhau.
Sự
nhẫn nại của người Nhật là sự rèn luyện nhân cách, là ứng xử văn hóa,
là sự tôn trọng con người và ý chí vươn lên. Sự nhẫn nại đó không chứa
đựng những tham vọng ngông cuồng và những mưu mô. Cũng như người Nhật
đã dạy cho con em của họ về những khó khăn mà dân tộc Nhật phải đương
đầu, dạy cho mỗi người Nhật hãy bằng hành động trung thực của mình làm
cho văn hóa Nhật, nhân cách Nhật cũng như giá trị những sản phẩm made
in Japan lan tỏa vào lòng con người trên toàn thế giới chứ không phải là
những cuộc "xâm lăng" đầy mưu tính đôi khi phi nhân và ác độc.
Nguyễn Quang Thiều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét