Mấy hôm nay dư luận xôn xao về tư liệu lịch sử của NXB Giáo Dục, theo GS Trần Lâm Biền, chi tiết
Mã Viện dùng hạ kế bắt quân sỹ cởi quần giao chiến trong cuốn sách
“Trưng Nữ Vương khởi nghĩa Mê Linh" của NXB Giáo dục rất thô thiển.
Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu lại bài TRỐNG ĐỒNG RỖNG của Vugia K7:
MỘT
Gã vừa hổn hển chạy vừa chửi thề. Phía
trước có hơn mười tên oằn lưng vác trên vai các hòm chứa đầy của cải.
Vừa run rẫy cạo râu, cắt tóc bằng con dao nạm vàng, gã vừa hốt hoảng lấm
lét nhìn về phía sau, rồi lại chăm chú nhìn xuống đường xem có vật gì
rơi ra từ các hòm kia không. Nhảy vội vào bụi rậm ven đường, lát sau gã
bước ra xúng xính trong bộ y phục đàn bà. Chắc hẳn bọn chúng vừa ăn cướp
ở đâu đó và đang bị truy đuổi.
- Mẹ nó, đã chở về biết bao nhiêu chuyến rồi không đủ sao mà giờ này còn tham!
Các tên đi trước hằn học lẩm bẩm.
Tranh vẽ Hai Bà Trưng "phất cờ nương
tử" của họa sĩ Vi Vi trên bìa báo Thiếu Nhi số 121 phát hành tại Sài
Gòn ngày 15.2.1974. Tư liệu L.M.Q
…
Về sau, trên đường gã nọ tháo chạy, một loại cỏ lạ có lá đen và cứng mọc dọc theo hai bên đường; người này gọi là tô mao thảo, người kia gọi là tô tu thảo, tên gọi chung là cỏ Tô Định. Loại cỏ này cực độc, không ai dám cho trâu bò đến gần.
Mãi đến khi một vị nữ tướng có việc quân đi ngang qua, loại cỏ này héo dần rồi tuyệt chủng.
***
- Tên thái thú họ Tô đã bỏ chạy về
nước trước khi ta tiến đánh. Hơn sáu mươi lăm thành ở Lĩnh Nam đã được
lấy lại. Nhân danh dân Lạc Việt, ta tuyên bố đất nước độc lập. Công lao
này thuộc về nhân dân, không phải riêng của Lạc hầu, Lạc tướng nào. Mọi
người hãy cùng nhau giữ nước.
Uy nghi trong chiến bào rực đỏ, Trưng Nữ
Vương dõng dạc vung tay tuyên bố. Tiếng hô vang “ Độc lập! độc lập! “
từ các nữ tướng, nữ binh, quân sĩ rồi đến dân chúng hòa với tiếng trống
đồng sấm động được hồn đất nước từ các núi rừng sông biển đáp vọng lại
vang rền như muốn ôm trọn vào lòng những đứa con cùng chung đồng bào đã
làm cho kẻ thù tham tàn kinh sợ.
***
- Thánh Thiên tướng quân, ta giao
cho ngươi lo việc phụng dân. Nhân dân là cha mẹ. Ta cho ngươi được quyền
chém trước tâu sau các trường hợp quan lại nhũng nhiễu, hà hiếp, bóc
lột, xem thường tính mạng mạng dân, biến của công thành của tư.
Lê Chân tướng quân, ta giao cho
ngươi lo việc phát triển quốc gia. Các nữ tướng, quan lại nào lợi dụng
chức tước để mưu cầu lợi ích riêng, đặt vận mệnh quốc gia dưới cái lợi
trước mắt mà làm tay sai cho giặc phương bắc thì cứ chém đầu. Mời người
có thực tài và đạo đức thực sự để cùng giữ nước và làm cho dân no ấm.
Quý Lan tướng quân, ta giao ngươi cùng phối hợp, hỗ trợ và góp ý với hai vị trên để công việc có kết quả.
Tất cả mọi việc mà chúng ta làm đều phải lấy lợi ích của nhân dân và đất nước làm nền tảng.
Bọn giặc sẽ mãi mãi không để ta yên. Hãy cảnh giác và luôn chuẩn bị.
***
Tướng quân Lê Chân rất lấy làm hài lòng
với ba người đàn ông này. Họ nói họ từ Luy Lâu tìm đến vì ngưỡng mộ Hai
Bà và mong góp một phần mình vào công cuộc chấn hưng đất nước. Phần lớn
trong hơn bảy mươi tướng lĩnh của triều đình ít có vị nào sánh kịp tài
năng của họ.
Người lớn tuổi nhất trong ba người
khoảng năm muơi lăm tuổi. Ông ta xưng là Chu Khả, có phong thái của một
kẻ sĩ, sự hiểu biết và thông minh toát ra từ cặp mắt sáng ngời thường
nhìn chăm chú vào mặt người đối diện.
Người thứ hai xưng là Văn Khánh. Ông ta
khoảng ngoài năm mươi, dáng vẻ con nhà võ toát ra từ cung cách ăn nói và
đi đứng khiến người ta phải e dè. Là người của sự điềm tĩnh, tự tin,
quyết đoán và tham vọng.
Người thứ ba dường như đi theo hầu hai
người kia, nhưng võ công của anh ta qua lần tỉ thí với các vệ binh khiến
tướng quân Lê Chân phải tấm tắc khen ngợi. Anh tên là Dương Trì.
Cả ba được nữ tướng Lê Chân đưa đến ra mắt Hai Bà. Sau khi ân cần thăm hỏi, Nữ vương phán:
- Đất nước đang cần người có tài
đức. Mỗi người hãy vì tiền đồ dân tộc mà cống hiến theo công sức mình.
Làm tướng vì sự tồn vong của đất nước mà chết trên lưng voi, áo bào bọc
thây. Làm quan vì lợi ích nhân dân mà hy sinh chính bản thân mình. Bè
phái và tham lam ấy là họa lớn của dân tộc.
Các ngươi hãy cùng tướng quân Lê Chân ngày đêm suy nghĩ các kế sách để cùng chị em ta phụng sự đất nước.
Cả ba cung kính cúi chào rồi lui ra.
Tư lự, Chu Khả thốt lên : “Hiếm thấy! Hiếm thấy!”
Văn Khánh cố dấu đi vẻ hùng dũng vốn có, lẩm bẩm: “Làm
tướng vì sự tồn vong của đất nước mà chết trên lưng voi, áo bào bọc
thây. Khí khái! Khí khái! Uy dũng! Uy dũng! Ta sẽ ghi nhớ câu nói này.”
Còn Dương Trì, tim anh ta vẫn còn loạn nhịp kể từ khi ngước nhìn dung nhan Hai Bà.
***
Sau thời gian tìm hiểu địa hình, địa thế
và cuộc sống nhân dân ở đất Mê Linh, Chu Khả cùng Văn Khánh dâng lên nữ
tướng Lê Chân các kế sách về phòng thủ, cách thức phụng dân của mình.
Lê Chân càng ngày càng quí trọng và xem cả ba như người thân thích. Họ
cũng thường được Nữ Vương vời đến để cùng bàn việc chính sự.
***
Vài tháng sau, có người mật tấu với
tướng quân Lê Chân về lối sống trụy lạc bí mật của Văn Khánh. Rằng ông
ta thường ép để quan hệ bất chính với các nữ binh dưới quyền. Rằng ông
ta thường dùng vàng bạc để phỉnh phờ các cô gái quê. Rằng trong tư thất
của ông ta bao giờ cũng có bóng dáng đàn bà. Tướng quân Lê Chân cho rằng
đó là những đơm đặt thói thường của những kẻ bất tài ganh tị.
Một hôm bà cho triệu Văn Khánh đến để
bàn việc đắp thành chống quân xâm lược. Tin cho hay nhà Hán đã chuẩn bị
và sắp cử tướng tài sang đánh phá. Biết Văn Khánh thích uống rượu khi
đàm đạo, bà sai người sắp sẳn một mâm rượu thịt để cùng đối ẩm.
Giữa tiệc rượu, đang chăm chú nghe Văn
Khánh tâu trình, tướng quân Lê Chân chợt giật mình đỏ mặt khi bắt gặp
cái nhìn hau háu của ông ta đang sổ sàng nhìn vào người bà với cái nhìn
của một con sói động đực. Bất ngờ ông ta đứng lên và ôm trọn lấy bà. Bủn
rủn, bà định hét lên nhưng kịp dừng lại.
Những lời đơm đặt kia là thật, bà thoáng
nghĩ như vậy và để mặc hắn vồ vập. Một lát sau, bất ngờ bà điểm ngay
huyệt đan điền làm hắn lảo đảo và khụy xuống. Bà thét lớn và các nữ vệ
binh ập vào. “Trói gô tên này lại, buộc vào đòn và khiêng hắn theo ta !”. Các nữ binh răm rắp tuân theo lệnh lạnh lùng của bà.
- Đừng khóc nữa, trên đời này vẫn còn có chuyện khiến nữ tướng của ta phải khóc nấc lên như vậy à?
Sau khi được Trưng Nữ Vương dịu dàng
nâng dậy, Lê Chân tấm tức thuật lại cho Hai Bà sự việc đã xảy ra. Theo
chân các nữ tướng, Hai Bà tiến ra phía ngoài. Thoáng thấy bóng các Bà,
Văn Khánh thất thần la to: “Xin Nữ Vương và tướng quân tha tội ! Xin Nữ Vương và tướng quân tha tội !”.
- Hừ! Tên khốn kiếp kia, nói với
ngươi thật uổng lời của ta. Tài năng và công lao của ngươi dù bằng Trời
đi nữa mà xem thường luật Vua, phép nước, dẫm đạp lên luân thường, đạo
lý của cha ông thì tội không thể tha.
Giọng nghiêm khắc của Nữ Vương làm Văn Khánh run lên bần bật. Ngưng lại như để suy nghĩ, Bà lạnh lùng phán: “Cung hình! Ngay lập tức!”. “Cầu xin Nữ Vương tha tội, xin tha tội…”. Văn Khánh thống thiết gầm lên.
Chu Khả bước ra quỳ mọp dưới chân Bà tâu: “Muôn
tâu Nữ vương, người này quả thật là một nhân tài, cầu xin Nữ vương cho
anh ta cơ hội đoái công chuộc tội. Nếu bệ hạ xử như vậy thần e rằng…”. Bà cắt ngang: “E rằng không còn người phụng sự đất nước à? Ngươi nghĩ rằng con cháu Lạc Việt này đã hết người tài rồi chăng?”
Chu Khả vội vàng thoái lui rồi ôm mặt đi về phía Dương Trì đang run rẩy đứng nhìn từ xa.
***
Sau vài ngày tịnh dưỡng ở một cái lán
được dựng vội ở bìa rừng, họ đi tìm người đàn ông đã thực hiện lệnh cung
hình nhằm xin giúp tìm lại phần thân thể ít ỏi của Văn Khánh. Người đàn
ông dẫn họ đi về hướng núi, tay trỏ chỉ về phía trước, khoanh một vòng
rồi nói: “Tôi đã vứt nó ở đây “. Cả ba chăm chú cật lực tìm kiếm nhưng không thấy dấu vết gì. “Chắc chó rừng tha rồi “. Người đàn ông thương cảm, bỏ đi.
Như chợt nhớ ra điều gì, người đàn ông
quay lại chăm chú nhìn vào một bụi cây. Cả ba người kia mừng rỡ chạy đến
và cùng nhìn theo hướng nhìn của ông ta. “Có gì à ?“. “Không, cái
bụi cây này lạ lắm. Xưa nay loại này tôi chưa hề thấy. Hôm vứt cái ấy ở
đây không thấy nó mà, chắc là mới mọc…“.
Bụi cây lạ này cao đến thắt lưng người.
Lá thưa và dài, từ gân chính của đầu lá kéo dài ra rồi tạo nên một ống
rỗng tròn dài chưa đến một gang tay, trên đầu ống có một cái nắp, nhìn
vào phía trong thấy có vài ba con ruồi đã chết.
Sau này người ta đặt tên cho loại cây mới này là cây nắp ấm, còn gọi là cây nắp bình, cây ăn ruồi. (Các địa phương ở Quảng Nam như Hội An, Thăng Bình, Tam Kỳ v.v… người dân đặt tên thực tế hơn: cây c... ông Bộ ).
***
Bóng ba lữ khách đổ dài chập chờn trên
đường vắng hướng về đất Giao Châu. Cúi đầu lầm lũi bước trong yên lặng,
cả ba đều muốn nói lên một câu nào đó để chứng tỏ họ đang cùng đồng hành
với nhau. Bất ngờ Văn Khánh thu tay đấm ngực và gầm lên như một con cọp
cái bị thương: “Hãy chờ ta, Trưng Trắc ơi là Trưng Trắc! Lê Chân ơi là Lê Chân!”.
- Thưa, làm thế nào để giữ kín chuyện này? Dương Trì lên tiếng.
- Câm ngay! Bất ngờ Văn
Khánh vung gươm. Sau cái nhìn ngơ ngác ngạc nhiên đến tội nghiệp, Dương
Trì gục xuống, miệng ú ớ muốn nói điều gì đó nhưng không còn kịp.
- Chỉ có cách này thôi. Nhìn thẳng vào mắt Chu Khả, Văn Khánh nói tiếp:
“Thưa tiên sinh, vạn bất đắc dĩ, mong tiên sinh thông cảm. Người sống
biết nói những gì cần nói, giữ kín những gì cần giữ mới là người
sống".
***
HAI