Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014
HƯỚNG VỌNG QUÊ NHÀ
Chiếc lá vàng bay trên đường xào xạc
Nghe hồn ta như cứa, máu trào tuôn
Phố phường vui. Ai biết ? Có kẻ buồn
Đang đếm bước gục đầu sầu lữ thứ
Giữa phố lạ gió giận hờn thổi dữ
Nắng vàng hoe xô ngã bóng cây đường
Ta chợt nghe như có một nguồn thương
Đang cuồn cuộn trong hồn chiều cô lẻ
Cũng cây cối, cũng phố phường chợ búa
Cũng người xe nhộn nhịp bước lại qua
Cũng lâu đài biệt thự thật nguy nga
Mà ngôn ngữ nghe sao mà lạ quá
Ta chợt hiểu . . .hướng về quê hương Mẹ
Đong đầy tình dấu ái thuở ngày xanh
Nắng hồng lên gió mát thật trong lành
Tim nghèn nghẹn mưa bỗng về trên mắt
Hoàng Hà Vĩnh Lạc
( Hình Bảo Mai)
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
TIN BUỒN
THÀNH KÍNH CHIA BUỒN CÙNG GIA ĐÌNH THẦY LÊ VĂN RƠI
.
. . .
.
TIN BUỒN Chúng tôi vô cùng xúc động và thương tiếc báo tin: Thầy LÊ VĂN RƠI Cựu giáo sư trường trung học ĐÔNG GIANG Đã tạ thế hồi 21h00 ngày 29 tháng 12 năm 2014
( nhằm ngày 8 tháng Mười Một, năm Giáp Ngọ)
Tại tư gia số 8 Nguyễn Thiện Kế
phuờng Vĩnh Ninh, TP. Huế
Hưởng thọ 63 tuổi Khâm liệm hồi 9h00 ngày 30 tháng 12 năm 2014 Động quan lúc 07h00 ngày 6 tháng 1 năm 2015.An táng cùng ngày tại Nghĩa trang Thủy Tân, Hương Thủy ( Phú Bài)Thành phố Huế* * *
|
ĐIẾU VĂN
Lời tự tình lần cuối thay cho Điếu văn
Liem Luong
( Lương Thanh Liêm)
Tôi về tự thắp hương tôi
Để mai sau khỏi ngậm ngùi cô đơn
Tôi tìm tôi giữa nghĩa trang
Mịt mùng cây cỏ, ngút ngàn mộ bia
Vật vờ dưới ánh trăng khuya
Một linh hồn mới vừa lìa xác thân
Không quê hương, chẳng mộ phần
Lang thang hưởng chút hương trần phôi pha.
Cúi đầu lạy tạ hồn ma
theo tôi suốt cõi ta bà bấy nay.
Cám ơn cái xác thân này
đã cùng tôi sống những ngày dương gian.
Cám ơn đời đã cưu mang
cho tôi trải nghiệm gian nan ngot bùi.
Cám ơn Đất, cám ơn Trời
cho tôi chỗ trọ, cho tôi chốn về…
Thuyền trần vừa thoát dòng mê
Vẳng bên tai có tiếng Người gọi sang
Sá gì một kiếp đa đoan
Giờ xin về với gió ngàn rong chơi!
Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014
Lại trở về, cặm cụi... rất con người...
Ta thả trôi ta bao ngày nắng
Cuộn trên dòng tất bật, hỗn mang
Ta đã rơi trong nhiều khoảng lặng
Nghe tiếng đời hư thực, tan hoang
Lắm lúc muốn "trực thướng cô phong đỉnh" (*)
Thét một tiếng vang lạnh toác trời
Ném hết nỗi buồn vào lũng vắng
Hòng trở về chỉ với xác thân thôi
Hồn ta thả theo mây xa nghìn dặm
Vờn trăng non vừa nhú, vỗ tay cười
Hôn gió mát, trăng thanh đắm đuối
Thản nhiên lòng lang bạt cõi thơ chơi...
Thân rời rã giữa muôn vàn dâu bể
Gửi tiếng hờn trên đỉnh núi chơi vơi...
Văng vẳng vọng âm áo-cơm-cuộc-thế
Lại trở về, cặm cụi... rất con người...
Mộc Miên Thảo
Cuộn trên dòng tất bật, hỗn mang
Ta đã rơi trong nhiều khoảng lặng
Nghe tiếng đời hư thực, tan hoang
Lắm lúc muốn "trực thướng cô phong đỉnh" (*)
Thét một tiếng vang lạnh toác trời
Ném hết nỗi buồn vào lũng vắng
Hòng trở về chỉ với xác thân thôi
Hồn ta thả theo mây xa nghìn dặm
Vờn trăng non vừa nhú, vỗ tay cười
Hôn gió mát, trăng thanh đắm đuối
Thản nhiên lòng lang bạt cõi thơ chơi...
Thân rời rã giữa muôn vàn dâu bể
Gửi tiếng hờn trên đỉnh núi chơi vơi...
Văng vẳng vọng âm áo-cơm-cuộc-thế
Lại trở về, cặm cụi... rất con người...
Mộc Miên Thảo
( Nguyễn Đăng Khoa)
(*) theo: Ngôn hoài - Không Lộ
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
CHUNG VUI CÙNG GIA ĐÌNH ANH PHAN PHÚ KIỂM K7
Gia đình anh Phan Phú Kiểm và chị Bùi Thị Như Phương cùng là CHS K7 ĐG-HHT tổ chức Lễ Thành Hôn cho con Phan Phú Tri kết duyên cùng Trần Thị Thủy vào lúc 10:00 ngày 27 tháng 12 năm 2014 ( nhằm ngày 06 tháng 11 năm Giáp Ngọ) tại tư gia nam. Buổi tiệc trà chung vui được tổ chức vào lúc 17:00 ngày Chủ Nhật 28 tháng 12 năm 2014 tại Nhà Hàng Tiệc Cưới FOR YOU, đường 2/9, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Thầy Cô cùng anh chị CHS ĐG-HHT nói chung và CHS K7 nói riêng xin chúc mừng gia đình anh chị Phan Phú Kiểm và Bùi Thị Như Phương, chúc hai cháu Phan Phú Tri & Trần Thị Thủy trăm năm hạnh phúc.
CỎ LÁ
Huỳnh Văn Mười K7
Sóng đời giăng bủa quanh quanh
Soi đèn tìm ngọn gió lành hiếm hoi
Ta thân lá cỏ mệt nhoài
Bão giông xin đậu ra ngoài non tơ
Rớt khuya một khoảnh trăng hờ
Gót chân du tử đợi giờ phục sinh
Nắng lên gọi cuộc đăng trình
Giật mình, mình biết có mình ở đây
Xin nhè nhẹ một bàn tay
Mảnh mai sợi khói chiều nay ngậm cười
Sáng mai quỳ xuống ơn Người
Xin nhân gian nỗi ngậm ngùi bớt xanh
Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014
Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á vừa phát hiện ở Việt Nam
Suốt chiều dài 25 km của hang động vừa phát hiện ở tỉnh Đăk Nông có
nhiều hốc sụt, cấu tạo đặc trưng quá trình phun trào dung nham, các di
tích thực vật cách đây hàng triệu năm...
Sau 7 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Bảo tàng địa chất Việt Nam
(Tổng cục Địa chất và Khoáng sản) cùng các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm
thấy hệ thống hàng chục hang động núi lửa trong đá bazan ở huyện Krông
Nô, tỉnh Đăk Nông. Hang dài 25 km từ miệng núi lửa buôn Choar dọc theo
chiều dài sông Sêrêpôk đến khu vực thác Dray Sáp.
Đây
là hệ thống hang động hiếm gặp bao gồm hàng chục hang động và miệng núi
lửa hình thành từ quá trình phun trào dung nham, được cho là cách đây
hàng triệu năm. Hang động nằm trong rừng sâu, chưa ghi nhận dấu vết của con người nhưng có nhiều loài vật sinh sống.
Hang
lớn nhất có chiều dài gần 1.100 m, bên trong rộng hàng nghìn mét, có
cấu trúc độc đáo và đặc trưng của hang động núi lửa với dòng dung nham
phun ngược.
THƯ GIÃN CUỐI TUẦN
Mời anh chị xem những pha bida kĩ thuật cực 'ảo' của Florian Kohler:
Chúng tôi xin giới thiệu bài ĐỊNH NGHĨA CHỒNG (sưu tầm)
Chồng là một dạng đàn ông
Một phạm trù rất mênh mông lằng nhằng
Lúc bực khối chị gọi "thằng"
Vui vui các chị gọi bằng "anh yêu"
Chồng là bậc thánh nói điêu
Chém gió phần phật (thả diều bay ngay)
Giúp vợ người rất hăng say
Giúp vợ mình nói "việc này...để mai"
Chồng cậy có một củ khoai
Mình là phái mạnh phải oai với đời
Chồng to như thể ông giời
Chỉ ra mệnh lệnh, vợ thời nghe theo
Chồng là trụ cột, trụ kèo
Vợ là một thứ dây leo bám nhờ
Chồng đi từ sớm tinh mơ
Có khi về lúc....0h hôm sau
Hai chân đá lẫn lộn nhau
"Cười ra thực phẩm" đủ mầu phát kinh
Chồng luôn tự nhận thông minh
Tài giỏi bậc nhất hành tinh loài người
Vợ càng im lặng ngậm cười
Chồng càng lấn tới gấp mười lần hơn
Chồng là ông chủ ban ơn
Chồng là ngọn núi Thái Sơn cao vời
Trèo lên chắc mệt đứt hơi
Nên ta chấp nhận ở nơi dưới chồng
Chồng vững như sắt như đồng
Những lời ta nói là không ích gì
Chồng là một chiếc ti vi
Nhưng ta không thể tắt đi khi cần
Chồng là thánh, chồng là thần
Trượt chân rơi xuống cõi trần mà thôi
Nên vốn dĩ đã thế rồi
Đắng lòng vợ chỉ biết ngồi khóc than
Bụt hiện lên mới hỏi han
Nghe ta kể những trái ngang đời mình
Nghe xong....biến mất thình lình
Rồi gửi mail lại "tình hình...bó tay"
Ta đành ngậm đắng nuốt cay
Vận công để viết thơ này kêu oan
***
Đàn ông sợ vợ mới ngoan
Không biết sợ vợ hoàn toàn là sai
Sợ vợ mới đáng mặt zai
Kính vợ mới có tương lai huy hoàng
Đàn ông sợ vợ mới sang
Nếu không sợ vợ tan hoang của nhà
Dẫu sao vợ cũng đàn bà
Một phạm trù rất rườm rà mênh mông
Nên mới đặt cạnh đàn ông
Một phạm trù cũng mênh mông rườm rà.
Một phạm trù rất mênh mông lằng nhằng
Lúc bực khối chị gọi "thằng"
Vui vui các chị gọi bằng "anh yêu"
Chồng là bậc thánh nói điêu
Chém gió phần phật (thả diều bay ngay)
Giúp vợ người rất hăng say
Giúp vợ mình nói "việc này...để mai"
Chồng cậy có một củ khoai
Mình là phái mạnh phải oai với đời
Chồng to như thể ông giời
Chỉ ra mệnh lệnh, vợ thời nghe theo
Chồng là trụ cột, trụ kèo
Vợ là một thứ dây leo bám nhờ
Chồng đi từ sớm tinh mơ
Có khi về lúc....0h hôm sau
Hai chân đá lẫn lộn nhau
"Cười ra thực phẩm" đủ mầu phát kinh
Chồng luôn tự nhận thông minh
Tài giỏi bậc nhất hành tinh loài người
Vợ càng im lặng ngậm cười
Chồng càng lấn tới gấp mười lần hơn
Chồng là ông chủ ban ơn
Chồng là ngọn núi Thái Sơn cao vời
Trèo lên chắc mệt đứt hơi
Nên ta chấp nhận ở nơi dưới chồng
Chồng vững như sắt như đồng
Những lời ta nói là không ích gì
Chồng là một chiếc ti vi
Nhưng ta không thể tắt đi khi cần
Chồng là thánh, chồng là thần
Trượt chân rơi xuống cõi trần mà thôi
Nên vốn dĩ đã thế rồi
Đắng lòng vợ chỉ biết ngồi khóc than
Bụt hiện lên mới hỏi han
Nghe ta kể những trái ngang đời mình
Nghe xong....biến mất thình lình
Rồi gửi mail lại "tình hình...bó tay"
Ta đành ngậm đắng nuốt cay
Vận công để viết thơ này kêu oan
***
Đàn ông sợ vợ mới ngoan
Không biết sợ vợ hoàn toàn là sai
Sợ vợ mới đáng mặt zai
Kính vợ mới có tương lai huy hoàng
Đàn ông sợ vợ mới sang
Nếu không sợ vợ tan hoang của nhà
Dẫu sao vợ cũng đàn bà
Một phạm trù rất rườm rà mênh mông
Nên mới đặt cạnh đàn ông
Một phạm trù cũng mênh mông rườm rà.
(ST)
Ngoài ra anh Đoàn Thường thư giãn với VỢ LÀ SỐ 1
Trong hộ
khẩu gia đình, rõ ràng tui là chủ hộ, nhưng... quyền hành thực tế lại nằm ở
trong tay vợ tui, bởi lẽ bã là người nắm giữ kinh tế tài chính, hơn nữa bã được
trao quyền "hợp pháp" bởi "hội đồng gia đình" tôi, nhất trí
bầu bã làm "chủ tịch UB gia đình"! Thế là, từ xưa tới nay, muốn làm
một việc gì đó cho gia đình hoặc cho bản thân, tôi phải làm "đơn xin" phép vợ, ví dụ như...đơn xin cưới vợ cho con, đơn xin sửa chuồng heo,
chuồng gà, đơn xin đóng cái ...giường nằm vv và vv .
Bỗng
nhiên một hôm rất...rất đẹp trời, đúng là hôm đó có dự báo thời tiết lý
tưởng..."đêm không mưa ngày nắng gió
nhẹ", Vợ tôi gợi ý...tôi tuy là chủ tịch UB gia đình, nhưng người
chủ gia đình lại là anh, vậy thì hà cớ gì anh phải "xin" tôi, cứ hở
tí là "đơn xin", "đơn xin"...thôi từ nay trở đi, thay vì
"đơn xin" anh ghi "đơn đề nghị" cho tôi !
Khỏi phải
nói chủ hộ tui phấn khởi như thế nào, tui nhảy cẩn lên ôm hun vợ một phát,
thắm thiết trên cả tuyệt vời...hoan hô vợ, người tiên phong trong
"cải cách ", một sự đổi mới tư duy hoàn hảo, nhạy bén, rất được
lòng...dân !
Tiện đây,
tui xin gửi đến quí vị "mẫu" tờ đơn mà tui gởi vợ sau sự kiện đó
để các vị tham khảo chơi.....
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA NHÀ.
Kính gửi: Lê Thị Vợ, chủ tịch UB gia đình.
Tôi tên là:
Đoàn Văn Chồng, là chủ hộ : X .Tôi đề nghị với Vợ một việc như sau:
Nhà ta xây dựng từ những năm một ngàn chín
trăm...lâu lắc, nay đã xuống cấp trầm trọng, hôm rồi có trận mưa giông nhà dột
tơi tả, có tổng cộng tất cả 13 điểm phải dùng thau chậu để ...hứng nước, nhiều
nhất lại tập trung ở buồng...vợ chồng mình, điều đó chứng tỏ mái tôn đã bị oxy
hóa, rỉ sét hư hỏng nặng, nếu không thay tôn mới, e rằng mùa mưa đến cả nhà ta sẽ
hát bài..."U...hứng lu, Ồ hô...hứng xô! ".
Vì vậy, tui làm đơn này kính đề nghị Đ/c Vợ
cấp phép sửa chửa nhà cho tui, để tui lợp lại mái tôn, tạo điều kiện cho cả nhà
khô ráo, ấm áp khi mùa mưa bão đến. Ô-kê !
Trân trọng ...
Nhà
tui, ngày....tháng....năm......
Ý kiến Chủ tịch UB gia đình
Người làm đơn.
Đồng ý cái rẹt, cấp phép sửa nhà Đoàn Văn Chồng ( đã ký )
theo đơn đề nghị.
-
CT: Lê Thị Vợ ( đã ký ) THƯỜNG ĐOÀN K.9
Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
LỤC BÁT 2 của Phan Thanh Cương
ĐŨA THƠ
vui lòng đừng lấy bút tôi
bút như đôi đũa khi ngồi ăn cơm
ân tình gắp ngọn rau thơm
thơ như bánh tráng giòn hơn miếng
đời!
THƠ
em đừng nhổ cánh thi ca
không bay cũng lết quanh nhà, văn chương
mưu sinh, khoai sắn trong vườn
em ơi chừa chút đất ươm ngôn từ.
ĐƯỜNG
THẲNG
chở đời nhẹ nặng sau lưng
miệng em làm thắng xe dừng xe đi
hay là hạnh- phúc- thiên -di?
một con đường
thẳng bay đi bay về!
NHỐT TÔI
gặp em những bước hoa hồng
bỗng dưng trời sụp thành lồng nhốt tôi
nhốt đi nhốt đứng nhốt ngồi
nhốt tôi bằng với những lời quản gia!
TRÁI NGÀY
thức khuya mình hóa thành dơi
bắt đêm ăn trái trời ơi của ngày.
vỏ hồng mà ruột đắng cay
cũng do mình
ném trái ngày vào đêm
Sài Gòn Tháng 12.2014
Phan Thanh Cương K8
CẢM ƠN MÙA ĐÔNG
Phan Thành Khương
.
Ta cảm ơn mùa Đông
An nhiên chờ Xuân đến!
Ta cảm ơn mùa Đông
Bình thản đón Xuân sang!
Ta cảm ơn mùa Đông
Không ngăn đường Xuân lại!
Ta cảm ơn mùa Đông
Chẳng cản lối Xuân về!
Ta cảm ơn mùa Đông
Biết tự từ bỏ mình!
Ta cảm ơn mùa Đông!
( hình Bảo Mai)
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014
VÀI CÂU CHO NOEL
Giá xăng dầu đang rơi tự do
Mấy ông hoàng Ả rập đang phát sốt trong đêm đông giá lạnh
Hèn chi người ta đổ ra đường đông hơn mọi năm
Nghe như tiếng chuông giáo đường trong hơn mọi năm
Thèm xẹt một que diêm
Không phải để sưởi ấm như em bé An Đêx sen
Mà là để soi chân dung Đức Chúa hài đồng
Ánh mắt hơn hai ngàn năm trong veo
Để trì níu cái rơi tự do của đức tin một lời hứa cứu chuôc
Giá chữ thập nhất âm nhất dương chi vị Đạo
Chúa trao cho tôi từ thuở chào đời
Nầy cây thông đèn màu rực rỡ
Có phải sự cứu rỗi lủng lẳng chuông kia không
Nầy máng cỏ Bêt le hem sa số
Có phải mười điều răn ẩn núp trong đó không
Con lạc đà liệu có thành se sợi chỉ
Ông Trịnh có lý đến cỡ nào
Khi dập ghitar nghêu ngao Chúa và Phật đã bỏ loài người
Ông ấy đang rơi tự do chăng!
Tôi tắt phụt mọi ngọn đèn
Quên ngay dòng người ùn ùn ngoài đường
Quên ngay bài Đêm Thánh Vô Cùng
Quên ngay lời rao giảng
Khóa trái mọi gíac quan lại
Để tìm cho mình tự do đang rơi
Để đứng lại với chính mình!
Nguyễn Đại Bường
( Nguyễn Quốc Huấn K10)
SAU HÌNH HÀI THƠ
Chúng tôi xin giới thiệu entry SAU HÌNH HÀI THƠ của Người Kế Môn ( thầy Hoàng Dục ) cựu giáo viên THPT Hoàng Hoa Thám, Thầy bình thơ HÀNH CA CHO NHỮNG NGƯỜI YÊU NHAU của thầy Nguyễn Văn Gia cựu giáo viên trường THPT Thái Phiên :
Đến với thơ, người đọc luôn ở trong tình huống bị lừa một cách thú vị. Những cú lừa văn chương ấy không làm ai bực mình hay cảm thấy bị sỉ nhục, ngược lại, ai cũng cảm giác hạnh phúc, cảm giác sướng khoái vô biên. Tôi đã từng sướng khoái như thế khi cảm thơ. Và dẫu đã có những trải nghiệm, tôi vẫn bị thơ dẫn dụ vào mê cung của nó, đúng hơn tôi vẫn thích bị phỉnh phờ một cách hồn nhiên khi đọc thơ. Không nói đâu xa, chỉ trong khoảng khắc này, tôi đang sung sướng được bị lừa khi đọc “Hành ca cho những kẻ yêu nhau” của Nguyễn Văn Gia.
Bài
thơ “Hành ca cho những kẻ yêu nhau”, tôi tình cờ đọc được trên blog của
Huỳnh Ngọc Chênh. Vừa chạm vào nhan đề, trong tôi dậy lên một cảm giác
là lạ. Sao ở thời buổi văn học thế giới đi vào chủ nghĩa hậu hiện đại,
tác giả lại để cho tên bài thơ vẫn nằm trong văn học trung đại như vậy.
“Hành ca cho những kẻ yêu nhau” vừa giới thiệu thể loại vừa biểu hiện đề
tài thơ, có khác gì “Cảm hoài”, “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm”, Vũ
trung tùy bút”, “Hoa Tiên truyện”, “Truyện Kiều”… Hay “hành ca” kia là
tiếng hát của những tâm hồn lãng mạn, tiếng hát bi tráng, tiếng hát đang
nghịch phách với điệu ca khác trong trào lưu thơ Mới. Đó là “Tống biệt
hành” của Thâm Tâm, “Can trường hành” của Trần Huyền Trân, “Hành phương
Nam” của Nguyễn Bính. Tôi nghĩ không hẳn như vậy. Có lẽ cái tôi trữ tình
trong thơ “Hành ca cho những người yêu nhau” vẫn khác. Cái tôi ấy không
ẩn mình sau những hình tượng “lão”, “khách”…, không bay trên đường bay
lãng mạn của thời chiến quốc xa xưa. Cái tôi ấy đang sống vào cái thời
hiện đại, một cái tôi có đủ năng lực nhận thức về mình và về cộng đồng,
nhưng phải sống giả hình; một cái tôi mang hoài bão đẹp nhưng phải sống
chật chội trong mấy đấu chữ nghĩa khô khốc. Nếu là cái tôi ấy, sao là
“hành ca” mà lại hành ca “cho những người yêu nhau” nữa. Đây là một bài
thơ trữ tình tình yêu ? Tình yêu thường là điệu slow, boston, valse… sao
ở đây lại march ? Chả lẽ, tác giả giục những người yêu nhau phải quấn
quýt yêu, phải “mau với chứ, vội vàng lên với chứ” như ông hoàng thơ
tình Xuân Diệu…
Tôi cứ vướng trong nhan đề bài thơ một hồi lâu. Và khi đọc bài thơ, cái ý nghĩ đây là bài thơ tình cũng chưa rũ bỏ được. Thậm chí, tôi có cảm giác, bài thơ là tiếng nói của một tình nhân có những trải nghiệm đắng cay trong tình trường. Thì đây, khi yêu nhau, người ta cùng nhau đặt chân lên quãng đường tình, mở lối vào cái đích cuối là hạnh phúc lứa đôi. Còn nhân vật trữ tình trong bài thơ hình như đang đối diện với sự thực vỡ lỡ, vỡ mộng.Vì thế mà trong bài thơ cộm lên nhưng dòng thơ mang kinh nghiệm đau thương “Dắt nhau đi rồi mà chẳng biết về đâu”. Thực ra, khi yêu cảm xúc lãng mạn xúi giục bước chân người ta ướm trên con đường lãng mạn, không thực. Đó là một tâm lí tình yêu. Lúc ấy người ta mê man bước, để rồi khi tỉnh táo nhìn lại, hai con người yêu nhau hụt hẫng như vừa bị đánh cắp niềm tin “Tay vẫn nắm tay mà niềm tin rạn vỡ”. Để rồi họ tự trách mình sao mãi “lấp lững quanh co”, họ trách những triết gia tình yêu làm họ “bối rối” trong “Mớ lý thuyết suông - Như chiếc áo cũ lỗi thời”. Để rồi khi, người tình nhân kia đếm tuổi thời gian mới giật mình thảng thốt nhận ra thời gian không đứng đợi, nỗi đau tình yêu vẫn còn đó bằng cảm nghiệm da diết :
Đừng để hạnh phúc cuối đường
Chỉ là
Ảo ảnh lừa nhau.
Nhưng rồi tôi bỗng hoài nghi chính tôi nên đọc lại bài thơ. Đúng là tôi đã bị cái nhan đề làm lạc hướng thụ cảm. Tôi bị lặm chữ, lặm vào cái cái định kiến của chính tôi. Tôi biết đâu rằng thơ ca lắm lúc là một trò chơi ngôn từ. Ngôn từ trong tay nhà thơ là con xúc xắc. Nhà thơ cho người đọc thấy một mặt qua hình thức ngữ ngôn của thơ, còn năm mặt kia khuất lấp, bàng bạc trong cái mặt thấy được đó. Nhận ra điều này tôi mới hiểu Nguyễn Văn Gia đã tạo được một cú lừa rất có duyên. Hóa ra, những người yêu nhau trong nhan đề bài thơ, dọc theo hình hài bài thơ ấy, không thể hiểu bó hẹp trong tình yêu đôi lứa. Chữ “yêu” ở đây hiểu theo nghĩa rộng, đó có thể là tình yêu của con người dành cho một sự vật hiện tượng, lí thuyết, một trào lưu, một chủ nghĩa,… “Yêu” cũng có nghĩa là đi chung với nhau trên một con đường để đến một cái đích nào đó.
Chính vì vậy, Nguyễn Văn Gia mở bài thơ bằng quy luật của hoạt động đi:
Lẽ thường
Ra đi là phải biết đi đâu
Không thể trù trừ giữa ngã ba ngã bảy
Không thể bắt mây kia ngừng trôi
Và sông kia ngừng chảy
Để vẽ hươu vẽ vượn một chân trời
Dắt nhau đi rồi mà chẳng biết về đâu
Săm soi mãi con đường không có thực.
Nguyễn Tuân từng nói một cách dí dỏm : “Đi là có nơi nào để đến”. Đúng như thế không ai đi mà cứ bâng khuâng : “Ta đi nhưng biết về đâu chứ?” (Nguyễn Bính). Chỉ những kẻ ảo tưởng về năng lực chính mình, họ mới tin rằng có thể bắt thời gian ngừng lại để vẽ ra hình ảnh cái đích đến theo trí tưởng tượng nhằm tự huyễn hoặc chính họ và mọi người đó là cái đích đến có thực, rất thực. Nhưng thực ra, đó cũng chỉ là “vẽ hươu vẽ vượn một chân trời”. Một người ra đi “là phải biết đi đâu”, hai người ra đi, nhiều người ra đi điều đó càng hệ trọng hơn, nhất là khi đã “dắt nhau đi rồi”. Chân đã ướm trên con đường thời gian, nhưng trí nghĩ cứ “săm soi mãi con đường không có thực” đó là bi kịch, là một đại nạn.
Và tệ hại hơn, khi nhiều người đi trên một con đường, chân có vẻ chung lối nhưng tâm hồn không hòa hợp, ngoảnh mặt lại với nhau. Cái đáng sợ nhất là “Tay vẫn nắm tay mà niềm tin rạn vỡ - Con đường xa chưa thấy một bến bờ”. Trong đời thực, biết bao con người miệng thơn thớt yêu thương, yêu người, nhưng những lời có cánh ấy chỉ là ngôn từ bôi trơn cho một lý tưởng đã hao mòn, cho một tình yêu đã cạn. Người ta yêu nhau, người ta đi với nhau như những kẻ mộng du. Còn khi tỉnh ra, mới rơi vào trạng thái bối rối, trách các lão triết gia lôi họ vào mê cũng triết lí đã lỗi thời, nhưng rêu rao mãi đó là chân lí.
Có phải mấy lão triết gia chết tiệt kia
Vẫn còn làm ta bối rối ?
Mớ lí thuyết suông
Như chiếc áo cũ lỗi thời.
Thế nhưng, họ trách để mà trách, hỏi để mà hỏi. Bởi họ đang tự huyễn hoặc mình vì họ quá tự cao, họ đang “lẽo đẽo theo cái thằng lẹo lưỡi”, nên không tự biết chính họ đang “độc hành”, họ đang quay về cái thời tiền sử, cái nơi chỉ còn là hoài niệm xa xăm của nhân loại. Trong khi đó trên hành tinh này, những người “yêu nhau” đang đi trên một con đường khác, con đường đi tới. Người ta đi trên con đường chung, ai ai cũng ngẩng mặt hân hoan, còn họ mãi cúi mặt “lầm lũi” :
Con đường ai ai cũng đi tới
Sao ta lại quay lui
Bởi cái ghế cản đường
Hay của nả phù vân cản lối ?
Dòng đời chung mỗi lúc một đông vui
Đường thiên lý
Ai cũng ngại độc hành lầm lủi
Như thế, trong cái nhìn của Nguyễn Văn Gia, những kẻ gọi là yêu nhau ấy đã đi không đúng quy luật. Trong lòng họ, tình cảm dành cho nhau đang “Nghễnh ngãng như kèo đục vênh”. Đó là một thực trạng não lòng. Yêu nhau như thế” bằng mười phụ nhau”. Bởi xét cho cùng, tình yêu làm con người đẹp hơn, hạnh phúc hơn, chứ không phải đẩy nhau vào sự vô vọng :
Để mà chờ
Để mà đợi
Đừng để hạnh phúc cuối đường
Chỉ là
Ảo ảnh lừa nhau.
Ai sống trăm năm để đợi để chờ… một ảo ảnh. Giọng thơ chân thành, đầy xót xa và rất nhân văn.
Tôi cứ vướng trong nhan đề bài thơ một hồi lâu. Và khi đọc bài thơ, cái ý nghĩ đây là bài thơ tình cũng chưa rũ bỏ được. Thậm chí, tôi có cảm giác, bài thơ là tiếng nói của một tình nhân có những trải nghiệm đắng cay trong tình trường. Thì đây, khi yêu nhau, người ta cùng nhau đặt chân lên quãng đường tình, mở lối vào cái đích cuối là hạnh phúc lứa đôi. Còn nhân vật trữ tình trong bài thơ hình như đang đối diện với sự thực vỡ lỡ, vỡ mộng.Vì thế mà trong bài thơ cộm lên nhưng dòng thơ mang kinh nghiệm đau thương “Dắt nhau đi rồi mà chẳng biết về đâu”. Thực ra, khi yêu cảm xúc lãng mạn xúi giục bước chân người ta ướm trên con đường lãng mạn, không thực. Đó là một tâm lí tình yêu. Lúc ấy người ta mê man bước, để rồi khi tỉnh táo nhìn lại, hai con người yêu nhau hụt hẫng như vừa bị đánh cắp niềm tin “Tay vẫn nắm tay mà niềm tin rạn vỡ”. Để rồi họ tự trách mình sao mãi “lấp lững quanh co”, họ trách những triết gia tình yêu làm họ “bối rối” trong “Mớ lý thuyết suông - Như chiếc áo cũ lỗi thời”. Để rồi khi, người tình nhân kia đếm tuổi thời gian mới giật mình thảng thốt nhận ra thời gian không đứng đợi, nỗi đau tình yêu vẫn còn đó bằng cảm nghiệm da diết :
Đừng để hạnh phúc cuối đường
Chỉ là
Ảo ảnh lừa nhau.
Nhưng rồi tôi bỗng hoài nghi chính tôi nên đọc lại bài thơ. Đúng là tôi đã bị cái nhan đề làm lạc hướng thụ cảm. Tôi bị lặm chữ, lặm vào cái cái định kiến của chính tôi. Tôi biết đâu rằng thơ ca lắm lúc là một trò chơi ngôn từ. Ngôn từ trong tay nhà thơ là con xúc xắc. Nhà thơ cho người đọc thấy một mặt qua hình thức ngữ ngôn của thơ, còn năm mặt kia khuất lấp, bàng bạc trong cái mặt thấy được đó. Nhận ra điều này tôi mới hiểu Nguyễn Văn Gia đã tạo được một cú lừa rất có duyên. Hóa ra, những người yêu nhau trong nhan đề bài thơ, dọc theo hình hài bài thơ ấy, không thể hiểu bó hẹp trong tình yêu đôi lứa. Chữ “yêu” ở đây hiểu theo nghĩa rộng, đó có thể là tình yêu của con người dành cho một sự vật hiện tượng, lí thuyết, một trào lưu, một chủ nghĩa,… “Yêu” cũng có nghĩa là đi chung với nhau trên một con đường để đến một cái đích nào đó.
Chính vì vậy, Nguyễn Văn Gia mở bài thơ bằng quy luật của hoạt động đi:
Lẽ thường
Ra đi là phải biết đi đâu
Không thể trù trừ giữa ngã ba ngã bảy
Không thể bắt mây kia ngừng trôi
Và sông kia ngừng chảy
Để vẽ hươu vẽ vượn một chân trời
Dắt nhau đi rồi mà chẳng biết về đâu
Săm soi mãi con đường không có thực.
Nguyễn Tuân từng nói một cách dí dỏm : “Đi là có nơi nào để đến”. Đúng như thế không ai đi mà cứ bâng khuâng : “Ta đi nhưng biết về đâu chứ?” (Nguyễn Bính). Chỉ những kẻ ảo tưởng về năng lực chính mình, họ mới tin rằng có thể bắt thời gian ngừng lại để vẽ ra hình ảnh cái đích đến theo trí tưởng tượng nhằm tự huyễn hoặc chính họ và mọi người đó là cái đích đến có thực, rất thực. Nhưng thực ra, đó cũng chỉ là “vẽ hươu vẽ vượn một chân trời”. Một người ra đi “là phải biết đi đâu”, hai người ra đi, nhiều người ra đi điều đó càng hệ trọng hơn, nhất là khi đã “dắt nhau đi rồi”. Chân đã ướm trên con đường thời gian, nhưng trí nghĩ cứ “săm soi mãi con đường không có thực” đó là bi kịch, là một đại nạn.
Và tệ hại hơn, khi nhiều người đi trên một con đường, chân có vẻ chung lối nhưng tâm hồn không hòa hợp, ngoảnh mặt lại với nhau. Cái đáng sợ nhất là “Tay vẫn nắm tay mà niềm tin rạn vỡ - Con đường xa chưa thấy một bến bờ”. Trong đời thực, biết bao con người miệng thơn thớt yêu thương, yêu người, nhưng những lời có cánh ấy chỉ là ngôn từ bôi trơn cho một lý tưởng đã hao mòn, cho một tình yêu đã cạn. Người ta yêu nhau, người ta đi với nhau như những kẻ mộng du. Còn khi tỉnh ra, mới rơi vào trạng thái bối rối, trách các lão triết gia lôi họ vào mê cũng triết lí đã lỗi thời, nhưng rêu rao mãi đó là chân lí.
Có phải mấy lão triết gia chết tiệt kia
Vẫn còn làm ta bối rối ?
Mớ lí thuyết suông
Như chiếc áo cũ lỗi thời.
Thế nhưng, họ trách để mà trách, hỏi để mà hỏi. Bởi họ đang tự huyễn hoặc mình vì họ quá tự cao, họ đang “lẽo đẽo theo cái thằng lẹo lưỡi”, nên không tự biết chính họ đang “độc hành”, họ đang quay về cái thời tiền sử, cái nơi chỉ còn là hoài niệm xa xăm của nhân loại. Trong khi đó trên hành tinh này, những người “yêu nhau” đang đi trên một con đường khác, con đường đi tới. Người ta đi trên con đường chung, ai ai cũng ngẩng mặt hân hoan, còn họ mãi cúi mặt “lầm lũi” :
Con đường ai ai cũng đi tới
Sao ta lại quay lui
Bởi cái ghế cản đường
Hay của nả phù vân cản lối ?
Dòng đời chung mỗi lúc một đông vui
Đường thiên lý
Ai cũng ngại độc hành lầm lủi
Như thế, trong cái nhìn của Nguyễn Văn Gia, những kẻ gọi là yêu nhau ấy đã đi không đúng quy luật. Trong lòng họ, tình cảm dành cho nhau đang “Nghễnh ngãng như kèo đục vênh”. Đó là một thực trạng não lòng. Yêu nhau như thế” bằng mười phụ nhau”. Bởi xét cho cùng, tình yêu làm con người đẹp hơn, hạnh phúc hơn, chứ không phải đẩy nhau vào sự vô vọng :
Để mà chờ
Để mà đợi
Đừng để hạnh phúc cuối đường
Chỉ là
Ảo ảnh lừa nhau.
Ai sống trăm năm để đợi để chờ… một ảo ảnh. Giọng thơ chân thành, đầy xót xa và rất nhân văn.
Người Kế Môn
(Thầy Hoàng Dục)
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
NGUYỆN CẦU
đêm đông giá
thắp lên ngàn ngọn nến
cành thông xanh
hoa tuyết trắng giăng đầy
đêm rực rỡ
muôn vì sao lấp lánh
nghìn hào quang
Thiên Chúa giáng trần gian
em bên anh
vui trong mùa sao sáng
áo trắng bay
trên phố đẹp muôn màu
đêm giáo đường
bài thánh ca vang vọng
quỳ bên nhau
khấn nguyện mãi gần nhau
ngày thánh lễ
thiên thần cao tiếng hát
tiếng kinh cầu
vang vọng khắp trời mây
xin thế gian
đẹp màu như thánh ý
đêm vô cùng
xao động đến ngàn sao
nguyễn tấn lực K7
vui trong mùa sao sáng
áo trắng bay
trên phố đẹp muôn màu
đêm giáo đường
bài thánh ca vang vọng
quỳ bên nhau
khấn nguyện mãi gần nhau
ngày thánh lễ
thiên thần cao tiếng hát
tiếng kinh cầu
vang vọng khắp trời mây
xin thế gian
đẹp màu như thánh ý
đêm vô cùng
xao động đến ngàn sao
nguyễn tấn lực K7
( hình Bảo Mai)
VÔ ĐỀ
Xua mây về cuối thượng ngàn
Xin đừng quay lại trần gian muộn phiền
Ru đời niệm khúc bình yên
Ru ta bằng một giọt thiền nhẹ tơ
Sông sâu nước chảy ơ hờ
Có viên đá cuội nằm chờ vãng sanh
Bằng lăng hé nụ mong manh
Nghiêng mình tím vạt cỏ xanh bên đường
Nắng mai rụng xuống tà dương
Phù dung trỗi khúc vô thường để quên
Gối đầu vào chỗ không tên
Sớm mai thức dậy đã quên mình rồi
Hạt sương đậu nhánh bồi hồi
Trong veo chờ ngọn nắng trời bay đi
Triền đê ngọn cỏ xanh rì
Nửa đêm úp mặt thầm thì trong mê
Tìm chi trong chốn bộn bề
Bao nhiêu người đến lại về tay không
Trần ai gió bụi phiêu bồng
Bứng cây vô niệm đem trồng mười phương
Áo khăn xếp lại lên đường
Theo bàn tay chỉ về phương trăng ngời
Huỳnh Văn
Mười K7
( hình Bảo Mai)
Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH
Mừng Chúa Giáng Sinh, Trang ĐG-HHT kính chúc quí Thầy Cô, anh chị cựu học sinh cùng gia đình một mùa giáng sinh an lành, hưởng
nhiều hồng ân của Chúa.
Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014
GIÁNG SINH XA
em lụi lầm... cô phụ
ta nhọc nhằn... chiến chinh
xay hoài bầy cối gió
suốt bốn mùa âm binh...
Noel
tần ngần
trước cửa mùa đông
bước vô
chẳng bước
về không muốn về
tuyết giăng giăng
kín bốn bề
ừ !
Noel nữa
lại về rồi sao ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)