Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Virus Ebola: bệnh dịch nguy hiểm


  Chúng tôi xin giới thiệu đến Quí thầy cô, anh chị về  virus Ebola một bệnh dịch nguy hiểm mà chúng tôi sưu tầm trên trang Bảo Mai (BM):

Virus Ebola: bệnh dịch nguy hiểm

image
Sốt xuất huyết do virus Ebola đang xuất hiện trở lại và gây thành dịch, làm tử vong nhiều người ở Angola thuộc châu Phi. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, song cho đến nay, những hiểu biết về virus này vẫn còn nhiều hạn chế.

image
Virus Ebola cũng được tìm thấy ở các loài linh trưởng.
Sốt xuất huyết Ebola là một bệnh nặng, thường gây tử vong ở người và nhóm động vật có đặc điểm gần với người (khỉ, vượn, tinh tinh). Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976, thường xuất hiện không đều đặn, lâu lâu mới quay lại một lần.

Tên virus Ebola (tác nhân gây bệnh) được đặt theo tên của một con sông ở Cộng hòa Congo (trước đây là Zaire), nơi lần đầu tiên phát hiện ra virus này. Nó có 4 phân type, trong đó có 3 gây bệnh ở người.

image
Nguồn gốc, vị trí và thói quen tự nhiên (cũng như nơi trú ẩn) của virus Ebola vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, dựa vào những bằng cớ đã phát hiện được và tính chất tự nhiên của các virus tương tự, các nhà nghiên cứu cho rằng Ebola là virus của động vật có vú và được truyền sang người. Động vật tự nhiên châu Phi chính là nơi virus duy trì và tồn tại. Người ta vẫn còn chưa xác định được liệu virus Ebola có tồn tại trong môi trường tự nhiên ở các châu lục khác hay không.

Các ca sốt xuất huyết Ebola đã được tìm thấy ở Congo, Gabon, Sudan, Bờ biển Ngà, Uganda. Ở Anh cũng có một nhân viên phòng xét nghiệm mắc bệnh do để kim đâm vào tay. Sốt xuất huyết Ebola thường xuất hiện thành những vụ dịch rải rác, trong đó có nhiều vụ xảy ra ngay chính trong các cơ sở y tế do có sự lây truyền tại chỗ.

image
Nhiễm Ebola là một tình trạng cấp tính, do đó không có tình trạng người lành mang virus. Theo các giả thiết đã được đưa ra, người đầu tiên mắc bệnh là do tiếp xúc với động vật bị nhiễm, sau đó lây truyền cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể... Do đó, virus hoàn toàn có thể lan rộng trong phạm vi gia đình, bạn bè. Những người phải tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ dính máu hoặc dịch cơ thể như bơm kim tiêm... rất dễ bị phơi nhiễm với virus Ebola.
Nhiễm khuẩn bệnh viện do Ebola hoàn toàn có thể xảy ra tại các cơ sở y tế, bệnh viện, đặc biệt là trong các vụ dịch.

image
Thời kỳ nhiễm bệnh kéo dài khoảng 2-21 ngày. Bệnh thường đột ngột với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi... Những ngày sau, bệnh nhân có thể tiêu chảy, nôn, đau bụng, nổi ban, mắt đỏ, nấc. Một số người bị xuất huyết bên ngoài (xuất huyết kết mạc), xuất huyết nội tạng (xuất huyết tiêu hóa, thận, âm đạo...).

image
Một số bệnh nhân có thể hồi phục, trong khi một số khác không hồi phục được. Đây vẫn là một điều chưa được các nhà lâm sàng giải thích cặn kẽ. Chẩn đoán bệnh trong giai đoạn sớm thường là khó, do các triệu chứng lâm sàng còn nghèo nàn và thường không đặc hiệu. Tuy nhiên, khi đã nghi ngờ nhiễm virus Ebola thì việc thực hiện các biện pháp cách ly hợp lý là rất cần thiết.

image
Cũng như các trường hợp nhiễm virus khác, sốt xuất huyết Ebola không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân được điều trị và chữa triệu chứng là chính, bao gồm uống nhiều nước và điện giải, lượng ôxy và duy trì huyết áp, chữa bội nhiễm nếu cần.


Số người chết vì Ebola lên tới 887 người

image
Các viên chức y tế Nigeira kiểm tra hành khách đến phi trường quốc tế ở Lagos Nigeria, 4/8/14
Số người chết vì dịch bệnh Ebola bùng phát ở Tây Phi đã lên tới gần 900 người, cùng với hàng chục trường hợp tử vong mới được báo cáo tại Guinea, Liberia và Sierra Leone.

Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố những số liệu mới hôm thứ Hai, trong khi các viên chức tại Nigeria báo cáo trường hợp tử vong vì Ebola thứ nhì được xác nhận ở nước này – một bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân đầu tiên của căn bệnh Ebola, đã qua đời ngày 25 tháng 7 tại Lagos.
WHO cho biết tổng số các trường hợp nhiễm bệnh ở 4 nước Tây Phi là 1.603 người, trong số này 887 người đã qua đời.

image
Trong khi đó, tin cho biết một bác sĩ người Mỹ bi nhiễm Ebola khi chữa trị cho các bệnh nhân ở Liberia đang trong tình trạng cải thiện, tại Bệnh viện thuộc Đại học Emory ở thành phố Atlantic, Hoa Kỳ.

Ông Purse nhân viên Hội từ thiện Cơ đốc giáo Samaritan cho biết bác sĩ Kent Brantly đã nhận được một liều thuốc huyết thanh thử nghiệm trước khi rời khỏi Liberia, và cũng nhận máu của một cậu bé 14 tuổi đã khỏi bệnh Ebola dưới sự chăm sóc của ông.


image
Một nhà truyền giáo người Mỹ bị nhiễm bệnh ở Liberia, bà Nancy Writebol, theo dự kiến sẽ được đưa bằng phi cơ đến Atlanta vào ngày thứ Ba. Bà cũng sẽ được chữa trị tại Bệnh viện Đại học Emory.
image
Nhân viên y tế của Tổ chức Y sĩ Không biên giới chuẩn bị mang thức ăn cho bệnh nhân trong một khu vực cách ly tạicác trung tâm điều trị Ebola ở thị trấn Kailahun, ngày 20/7/2014.

image
Bà Decontee Sawyer, vợ của Patrick Sawyer, một công dân Mỹ đã tử vong vì Ebola sau khi đi du lịch từ Liberia đếnNigeria, tại tư gia ở bang Minnesota, ngày 29/7/2014.

image
Bác sĩ David Mcray đọc một tin nhắn gần đây từ Bác sĩ Kent Brantly gởi tới trong một cuộc họp báo. Bác sĩ người MỹKent Brantly chữa trị cho các bệnh nhân Ebola ở Liberia đã có xét nghiệm dương tính với loại virus gây chết người này.

image
Từ trái sang phải: Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Nigeria (NCDC) Abdulsalami Nasidi và Ủy viên Y tế thành phố Lagos Jide Idris cập nhật bản báo cáo các ổ dịch Ebola trong một cuộc họp báo ở Lagos, ngày 28/7/2014.

image
Ảnh do trung tâm CDC cho thấy một loại virus Ebola.  Các giới chức y tế Mỹ đang giám sát các ổ dịch Ebola ở Châu Phi.

image
Nhân viên y tế  thuộc Tổ chức Y sĩ Không Biên giới mặc quần áo bảo hộ trước khi đi vào khu vực cách ly tại trung tâm điều trị Ebola ở Kailahun, ngày 20/7/2014.

image
Nhân viên y tế với thuốc khử trùng đi trên con đường bên ngoài bệnh viện của chính phủ ở Kenema, Sierra Leone,ngày 10/7/2014.

image
Các nhà hoạt động giáo dục người dân về các loại virus giết người Ebola tại thị trấn Paynesville, phía đông thành phốMonrovia, Liberia.

image
Nhân viên y tế hướng dẫn dân chúng về virus Ebola và làm thế nào để ngăn lây nhiễm tại Conakry, Guinea.

image
Người dân đọc tin tức trên báo về các ca tử vong vì virus Ebola tại Lagos, Liberia, ngày 26/7/2014.

image

Virus Ebola lây nhiễm cao đã gây ra 672 ca tử vong ở các nước Châu Phi kể từ khi dịch bệnh này bộc phát hồi đầu năm 2014.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét