NHÀ GIÁO, NHÀ VĂN, NHÀ SƯU TẦM BIÊN KHẢO ĐẶC THÙ CỦA QUÊ HƯƠNG NGŨ PHỤNG TỂ PHI Sở dĩ chúng tôi đặt tiêu đề dài dòng như thế vi thầy Trương Duy Hy có làm nghề giáo dạy nhiều trường khi vào đời (1958-1962), Thầy có sáng tác hồi ký (trước năm 1975 và bây giờ) nên Thầy là nhà văn và cuối cùng Thầy công bố gần 10 công trình sưu tầm biên khảo từ năm 1993 đến nay (20 năm) nên gọi Thầy là nhà sưu tầm biên khảo, đặc biệt chủ yếu sưu tầm biên khảo về các Danh nhân của quê hương Quảng Nam Đà Nẵng. Vừa qua, chúng tôi mang cuốn Chúa Tiên Nguyễn Hoàng của tác giả Hoàng Đình Hiếu đến biếu thầy Trương Duy Hy mà thầy Nguyễn Bang nhờ chuyển – thầy Trương Duy Hy trước đây là đồng nghiệp của thầy Bang mà có lần chúng tôi đã giới thiệu về thầy trên trang Đông Giang – Hoàng Hoa Thám với bài Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa , Ngũ Phụng tề phi và cácdanh xưng tôn quý khác của sĩ tử Quảng Nam.- Thầy Trương Duy Hy mặc dầu năm nay trên 82 tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn, bặt thiệp. Năm 1993 sau khi phu nhân Thầy qua đời, Thầy lấy bút hiệu Thy Hảo –Thy Hảo Trương Duy Hy – nhưng tên tuổi của thầy được biết đến ở miền Nam từ những năm 1972. Khi nhận được cuốn sách Chúa Tiên Nguyễn Hoàng Thầy rất vui vì ngoài một người bạn cũ (thầy Bang) ở xa quá lâu mà vẫn nhớ đến Thầy để tặng cuốn sách – lại là sách khảo cứu về lịch sử - nên Thầy rất ái mộ, biết ơn Thầy Hoàng Đình Hiếu, người đã dày công biên soạn và phát hành đến độc giả trong thời hiện tại, thời mà môn lịch sử các cấp ở học đường không còn coi là môn thi chình bắt buộc nữa ! Vì vậy Thầy cho rằng công sức của Thầy Hiếu, tương lai sách nầy sẽ là bửu vật vô giá khi ngành giáo dục phục hồi lại khoa sử học dân tộc Việt, đối với các thế hệ kế thừa trong tương lai không xa. Khi thầy Hy đọc thoáng qua Lời bạt của Giáo sư Võ Hương An tức Võ Văn Dật, Thầy xúc động nhớ Giáo sư Dật cùng vợ là cô giáo Lệ từng động viên, từng giúp đỡ tinh thần để thầy hoàn chỉnh tác phẩm Tú Quỳ từ những năm 1974 thế kỷ trước, cũng như giúp đỡ vật chất khi vợ thầy qua đời năm 1993. Để tỏ lòng quý mến của mình, thầy gởi tặng thầy Bang, thầy Hiếu, Giáo sư Võ Văn Dật và chúng tôi mỗi vi một cuốn “Trên đường đi tìm Tú Quỳ - Nhà thơ trào phúng Quảng Nam” với lời trân trọng cám ơn. Từ năm 1993 sau khị phu nhân Thầy qua đời cho đến nay Thầy viết trên chục đầu sách sưu tầm biên khảo :Tú Quỳ - Danh sĩ Quảng Nam, Nxb Đá Nẵng,1993..Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa...Nxb Văn học, 2004. Tái bản Nxb Đà Nẵng,2008. Danh xưng tôn quý của sĩ tử Quảng Nam, Nxb Văn học, 2004.Thơ văn Tú Quỳ. Nxb Văn hóa Thông tin,2008. Lược sử làng Minh Hương thành phố Hội An. GPXB/Sở Thông tin và Truyền thống Quảng Nam,2009. Trên đường đi tìm Tú Quỳ- Nhà thơ trào phúng quảng nam. Nxb Văn học, 2012. Thơ ca Hàn Giang Tử, Nxb Văn học,2013. Khoa Bảng Quảng Nam (viết chung với Phạm Ngô Minh) Nxb Đà Nẵng,1995. Tái bản Nxb Văn nghệ,2007. Hát Bả Trạo – Hò đưa linh (viết chung với Trương Đình Quang (Nxb VHDT, 2011). Đà Nẵng Đất và Người (viết chung với Hoàng Hương Việt), Nxb Đà Nẵng 2012. Trong từng ấy sách của Thầy xuất bản, có hai cuốn Tú Quỳ và Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa được ghi nhận trong 8 bộ từ điển của các tự điển gia Nguyễn Q Thắng - Nguyễn Bá Thế; Lại Nguyên Ân – Bùi Văn Trọng Cường; Đỗ Dức Hiểu – Nguyễn Huệ Chi –Phùng Văn Tửu – Trần Hữu Tá; Nguyễn Văn Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Như ý ; Vũ Tuấn Anh – Bích Thu... cả trong Kỷ Lục Việt Nam Tập 3 ... Nhưng đặc biệt hơn cả là Hội Đông Nhân Dân thành phố Đà Nẵng đã chọn và sau khi thẩm cứu, qua nhiều lần xét duyệt, Hội Đồng đã đưa tên Tú Quỳ và Huỳnh Thị Bảo Hòa đặt cho hai con đường tại Quận Liên Chiểu Đà Nẵng. Nhân dịp nầy thầy Hy có cho chúng tôi xem thành quả của hai khóa luận cử nhân văn tại Đaị Học Đà Nẵng với hai đề tài khác nhau “Nét đặc sắc thơ văn Tú Quỳ” của sinh viên Huỳnh Thị Kim Phượng (khóa 2007-2011) do Giảng viên hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Phong Nam và “ Giáo dục Nho học ở Quảng Nam dưới thời triều Nguyễn (1802-1919) của sinh viên Bùi Quang Chuyên (khóa 2007-2011) do Giảng viên hướng dẫn Khoa học : Th.S Nguyễn Hữu Quang và một luận văn thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn với đề tài “ Đặc điểm thơ văn Tú Quỳ “ của sinh viên Huỳnh Thị Kim Phượng (2013) do PGS.TS Nguyễn Phong Nam hướng dẫn. Việc nầy khiến thầy Hy mừng đến nghẹn ngào vì thầy cũng đã tận tình giúp đỡ cho những sinh viên trên khi đến tìm tài liệu, xin ý kiến thầy- người bỏ công cả đời đi tìm thơ văn Tú Quỳ-. Hiện nay Thầy bị một số bệnh người già, huyết áp cao, tiền đình bất ổn và chân trái tê nhức do hậu quả của những tháng ngày bất hạnh, gian nan nên đi lại khó khăn.Thầy nói với chúng tôi Thầy không cần danh, không cần làm giàu cho bản thân và cho con cái, vì con cái của Thầy đều có cuộc sống ổn định, Thầy chỉ cần có một sồ kinh phí để tiếp tục chấn chỉnh các bản thảo đã hoàn thành hoặc đang dang dỡ để kịp phổ biến, vì quỹ thời gian của Thầy chẳng còn bao nhiêu. Hiện nay ngoài việc nghiên cứu biên soạn ngày nào Thầy cũng phải đến bệnh viện để chữa bệnh. Trong lúc trao đổi về in ấn, Thầy có cho chúng tôi xem một số tư liệu gồm tác phẩm và những bài báo rời, khá dồi dào, do những bạn văn chí thiết của Thầy như nhà nghiên cứu Phạm Ngô Minh.. . Thầy đang sắp xếp lại để thực hiện thành một tác phẩm với nhan đề “Tổng tập thơ chữ Hán, văn, biên khảo, kịch bản hát bội, ký và một số sáng tác khác thuộc dạng trả lời phỏng vấn về vấn đề thời sự quan hệ đến nữ giới lúc bấy giờ như “Vì sao tôi cắt tóc” hoặc bài thuyết trình “Nhân cách của người phụ nữ” bà đọc tại Chợ phiên mở tại Tourane (Đà Nẵng) ngày 31-12-1933 của Nũ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa làm thành tổng tập nên sách có thể dày khoảng hơn 300 trang ).Thầy hồ hỡi nói : Nếu bạn đọc đọc được “Nữ sĩ Huynh Thị Bảo Hòa toàn tập” nầy sẽ không ai còn có thể ngộ nhận Huỳnh Thị Bào Hòa là một nữ thiên tài trong nữ giới với tinh thần thiết tha yêu nước mà chính bà đã trải nghiệm, đặc biệt, cả đời bà chưa hề qua một trường lớp nào kể cả Hán học, Tây học và Quốc ngữ mà bà chỉ tự học qua thân phụ (dạy chữ Hán lúc bà còn nhỏ), ngoài ra bà tự học là chính, vậy mà chỉ trong vòng 10 năm bà viết được mấy thể loại văn chương kể trên, thật là một phụ nữ phi thường vậy ! Tâm sự với chúng tôi Thầy vẫn lo, vì không có tiền nên Thầy chỉ biết ước gì có một tổ chức nào, cá nhân nào là Mạnh Thường Quân hỗ trợ giúp cho Thầy in ấn những tác phẩm nầy. Trong những ngày tới, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu một số bài trên trang Đông Giang - Hoàng Hoa Thám Người đòi lại tên cho Tú Quỳ và bài chút tình với quê hương để chúng ta có điều kiện hiểu thêm nét độc đáo về tính kiên trì, khiêm tốn, chịu đựng mọi gian nguy khốn khổ, quyết đạt cho được thành công, và thực sự đã thành công của nhà nghiên cứu Thy Hảo Trương Duy Hy, người con đáng quý của quê hương Quảng Nam Đà Nẵng ngày nay. Mời quý Thầy, Cô, anh chị đón xem.. Tháng 4.2014 TN K6 |
Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014
NHÀ VĂN, NHÀ NGHIÊN CỨU: THY HẢO TRƯƠNG DUY HY
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét