Trích đoạn trong
bài viết VÙNG TRỜI KỈ NIỆM đã đăng trên trang ĐG-HHT
"Ở môn Quốc văn, ngoài cô Khanh ra, tôi còn nhớ thầy Nguyễn
Đức Bạn và thầy Hoàng Đình Hiếu đã dạy chúng tôi vào những năm cuối cấp. Riêng
thầy Hiếu tôi còn gặp lại thầy ở trường Nữ Trung Học Hồng Đức. Tôi rất yêu
thích môn văn ...
Các thầy cô đã dạy chúng tôi làm thơ, nào là thơ lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú…phải gieo đúng vần đúng luật, giúp chúng tôi tập làm thơ. Còn nhớ khi tôi mới tập làm thơ lục bát, vì mải mê gò cho đúng luật đúng vần như lời thầy dạy đến khi đọc lại thì nội dung của câu trên và câu dưới chẳng “bà con” gì với nhau cả. Bài thơ lắp ráp sao thật buồn cười. Giũa mãi rồi cũng xong, tôi “trở thành” tác giả của những bài thơ “con cóc”. Đặc biệt là ở thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nhớ lời thầy dạy: các chữ trong câu thơ phải theo luật “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” , kèm theo mỗi cặp câu ba và bốn, năm và sáu phải đối nhau. Lần đó, tôi đã thử sáng tác bài thơ đầu tay của mình. Đầu tiên để dễ có nội dung tôi đã tự tìm cho mình những chữ đầu của các câu thơ rồi từ đó hình thành bài thơ. Vì xa quê hương, theo gia đình xuống ở thành phố, nhớ con sông ở quê mình, tôi đã sáng tác bài thơ với tên gọi “Sông quê”. Xin ghi lại bài thơ:
Sông sâu lờ lững mặt trường giang
Thu nhớ sầu thương vướng hạ tàn
Bồn khô cỏ cháy đà xa hẳn
Yêu mùa hạ đỏ vội li tan.
Mến nhớ ngày nào ghé đò ngang
Của bến sông Thu lạnh mơ màng
Quê nhà ủ nhuộm màu tang tóc
Tôi đã xa rồi bến đò ngang !
Làm xong bài thơ, đọc lại tôi cảm thấy rất vừa ý, nhưng hỡi ơi khi kiểm tra lại cho đúng cách như đã học thì có nhiều chỗ phạm luật rồi, nhất là hai câu ba và bốn, năm và sáu chẳng đối nhau tí nào cả chỉ vì mải mê theo đuổi ý thơ. Tôi đành ngậm ngùi và thầm nghĩ dù nó không phải là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thì nó vẫn là bài thơ bảy chữ. Thương đứa con đầu lòng của mình, ngày nay tôi vẫn nhớ mãi bài thơ ấy. Còn và còn rất nhiều ngu ngơ trong tiết học làm thơ và đó là những kỉ niệm khó quên.
Bên cạnh việc làm thơ, các thầy còn giúp chúng tôi cảm thụ thơ, yêu thơ. Tôi không quên hình ảnh khi thầy Hiếu giảng bài. Khác với cô Khanh, ngoài việc chụm các ngón tay lại rồi đưa lên như nụ hoa chớm nở thì sau đó thầy lại chốc ngược nụ hoa kia và hạ xuống như hoa đã tàn rơi. Cùng với điệu bộ kia là giọng đọc thơ trầm buồn của thầy đã làm cho tôi không thể nào quên được bài thơ tình tiền chiến “Hai sắc hoa ti gôn” của T.T.KH mà thầy đã cung cấp cho chúng tôi đúng vào dịp thu về năm ấy. Bài thơ thật hay, một tình yêu thật thơ mộng, nồng nàn nhưng lại là một cuộc tình buồn dang dở. Bài thơ hay mà tác giả là ai mà mỗi lần đọc tôi vẫn còn thắc mắc? Chỉ biết rằng lúc đó thầy đã thổi vào tâm hồn chúng tôi một luồng thơ mới và tôi cũng thích ngâm thơ từ dạo đó. Thơ của T.T.Kh có gió heo may làm tê tái cả tâm hồn người đọc:
…..
Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
…..
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.
Các thầy cô đã dạy chúng tôi làm thơ, nào là thơ lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú…phải gieo đúng vần đúng luật, giúp chúng tôi tập làm thơ. Còn nhớ khi tôi mới tập làm thơ lục bát, vì mải mê gò cho đúng luật đúng vần như lời thầy dạy đến khi đọc lại thì nội dung của câu trên và câu dưới chẳng “bà con” gì với nhau cả. Bài thơ lắp ráp sao thật buồn cười. Giũa mãi rồi cũng xong, tôi “trở thành” tác giả của những bài thơ “con cóc”. Đặc biệt là ở thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nhớ lời thầy dạy: các chữ trong câu thơ phải theo luật “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” , kèm theo mỗi cặp câu ba và bốn, năm và sáu phải đối nhau. Lần đó, tôi đã thử sáng tác bài thơ đầu tay của mình. Đầu tiên để dễ có nội dung tôi đã tự tìm cho mình những chữ đầu của các câu thơ rồi từ đó hình thành bài thơ. Vì xa quê hương, theo gia đình xuống ở thành phố, nhớ con sông ở quê mình, tôi đã sáng tác bài thơ với tên gọi “Sông quê”. Xin ghi lại bài thơ:
Sông sâu lờ lững mặt trường giang
Thu nhớ sầu thương vướng hạ tàn
Bồn khô cỏ cháy đà xa hẳn
Yêu mùa hạ đỏ vội li tan.
Mến nhớ ngày nào ghé đò ngang
Của bến sông Thu lạnh mơ màng
Quê nhà ủ nhuộm màu tang tóc
Tôi đã xa rồi bến đò ngang !
Làm xong bài thơ, đọc lại tôi cảm thấy rất vừa ý, nhưng hỡi ơi khi kiểm tra lại cho đúng cách như đã học thì có nhiều chỗ phạm luật rồi, nhất là hai câu ba và bốn, năm và sáu chẳng đối nhau tí nào cả chỉ vì mải mê theo đuổi ý thơ. Tôi đành ngậm ngùi và thầm nghĩ dù nó không phải là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thì nó vẫn là bài thơ bảy chữ. Thương đứa con đầu lòng của mình, ngày nay tôi vẫn nhớ mãi bài thơ ấy. Còn và còn rất nhiều ngu ngơ trong tiết học làm thơ và đó là những kỉ niệm khó quên.
Bên cạnh việc làm thơ, các thầy còn giúp chúng tôi cảm thụ thơ, yêu thơ. Tôi không quên hình ảnh khi thầy Hiếu giảng bài. Khác với cô Khanh, ngoài việc chụm các ngón tay lại rồi đưa lên như nụ hoa chớm nở thì sau đó thầy lại chốc ngược nụ hoa kia và hạ xuống như hoa đã tàn rơi. Cùng với điệu bộ kia là giọng đọc thơ trầm buồn của thầy đã làm cho tôi không thể nào quên được bài thơ tình tiền chiến “Hai sắc hoa ti gôn” của T.T.KH mà thầy đã cung cấp cho chúng tôi đúng vào dịp thu về năm ấy. Bài thơ thật hay, một tình yêu thật thơ mộng, nồng nàn nhưng lại là một cuộc tình buồn dang dở. Bài thơ hay mà tác giả là ai mà mỗi lần đọc tôi vẫn còn thắc mắc? Chỉ biết rằng lúc đó thầy đã thổi vào tâm hồn chúng tôi một luồng thơ mới và tôi cũng thích ngâm thơ từ dạo đó. Thơ của T.T.Kh có gió heo may làm tê tái cả tâm hồn người đọc:
…..
Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
…..
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.
Bài thơ có mười một khổ, bốn mươi bốn câu tôi vẫn thuộc làu đến
hôm nay. Và những lúc buồn tôi vẫn thường ngâm nga như thương cho cảnh tình của
nữ sĩ. Khi tìm hiểu tác giả là ai thầy cũng đã khai thác cho chúng tôi thêm hai
bài thơ nữa, đó là “Bài thơ thứ nhất” và “Bài thơ đan áo” để thấy rõ duyên phận
bẽ bàng của người nữ sĩ này với “chồng nghiêm” luống tuổi, nhưng hơn bốn mươi
năm qua thắc mắc của tôi về tác giả vẫn chưa được giải đáp. Một bài thơ thật
hay, làm rung động bao trái tim yêu thơ thời ấy nhưng tác giả vẫn còn là một ẩn
số, không ai chịu nhận mình là người đã sinh ra nó. Rõ ràng phải có một uẩn
khúc chi đây…Tự dưng tôi lại muốn để thắc mắc kia thôi không còn nữa, vì nếu có
thi sĩ nào công nhận đó là đứa con của mình thì liệu “Hai sắc hoa ti gôn” có
còn là một bài thơ tình bất tử ? ..."
Phan Thị Hoa Xuân K6
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét