*****
Công
ty Mars One tuyên bố sẽ xây dựng một khu định cư trên sao Hỏa vào năm
2023, nghe có vẻ như một câu chuyện viễn tưởng nhưng đó hoàn toàn là sự
thật. Đến năm 2022, phi hành đoàn sẽ thực hiện chuyến du hành bảy tháng
đến sao Hỏa và ở trong những ngôi nhà mới của họ, đến cuối đời. Cứ hai
năm một lần, một phi hành đoàn khác sẽ gia nhập khu định cư để cư trú
trên hành tinh này.
Nhà đồng sáng lập Mars One Bas Lansdorp có một phương pháp hết sức hiện đại để tài trợ cho dự án, đó là mở cửa dự án với truyền thông. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tài trợ cho sứ mệnh này bằng việc tạo ra một sự kiện truyền thông lớn nhất từ trước tới nay xung quanh nó. Mọi người trên thế giới có thể chứng kiến mọi thứ sẽ diễn ra trong quá trình chuẩn bị và sống trên sao Hỏa”.
Một phòng khách của cư dân trên sao Hỏa giống như ở trái đất.
Theo ông Bas Lansdorp, đây sẽ là một chương trình truyền hình thực tế vì đã bao hàm yếu tố phiêu lưu mà chúng tôi không phải tạo thêm bất cứ thử thách giả tạo nào. Ý tưởng về một thế giới trên hành tinh khác đã kích thích trí tò mò hàng trăm ngàn người trên web. Mars One đã thu hút 232.000 lượt xem trên YouTube kể từ khi được công bố ngay sau một tuần. Ngoài tính giải trí, một số nhà khoa học cũng bị thu hút bởi khả năng du hành liên hành tinh.
Lịch trình đưa người định cư lên sao Hỏa của Công ty Mars One
Mars One là dự án phi lợi nhuận của một doanh nhân người Hà Lan “say sưa” với một kế hoạch “vĩ đại”, và tất cả những gì họ cần là thật nhiều tiền, trang thiết bị và bốn nhà du hành vũ trụ sẵn sàng tham gia chuyến hành trình “One way ticket” (Một đi không trở lại) lên hành tinh đỏ. Trước tiên Mars One sẽ đưa các robot tự hành lên sao Hỏa để tìm kiếm một địa điểm lý tưởng cho việc định cư và sau đó xây dựng các khu nhà ở. Sau vòng tuyển lựa đầu tiên gắt gao, Tổ chức Mars One (Hà Lan) đã chọn được 1.058 ứng viên từ 140 quốc gia trên thế giới cho chương trình định cư vĩnh viễn trên sao Hỏa. Trong đó, Mỹ là nước có số hồ sơ trúng tuyển nhiều nhất khoảng 297 thành viên, kế là Canada - 75 người và Ấn Độ - 62 người. Sau đó, hội đồng tuyển dụng lại sàng lọc tiếp khoảng 24 ứng viên tiêu biểu nhất để huấn luyện và đưa lên sao Hỏa định cư.
Mars One sẽ đưa toàn bộ thiết bị và dụng cụ cần thiết để xây dựng khu định cư trên lên sao Hỏa vào năm 2022. Theo kế hoạch, vào tháng 4/2024 họ sẽ phóng chuyến tàu chở nhóm đầu tiên gồm bốn người lên sao Hỏa, thời gian chuyến bay khoảng bảy tháng. Năm nhóm còn lại, mỗi nhóm cũng bốn thành viên sẽ lần lượt được đưa lên sao Hỏa, thời gian trung bình cách nhau mỗi chuyến từ 1-2 năm. Chi phí toàn bộ cho chương trình Mars One lên đến 6 tỉ USD, được tài trợ bởi nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới.
Rau tự trồng trong nhà cung cấp thực phẩm cho người định cư trên hành tinh đỏ
Cụ thể công ty sẽ chọn lựa khoảng 40 nhà du hành trong số những người ghi danh từ khắp mọi châu lục trên trái đất. Bốn người trong số họ gồm 2 nam, 2 nữ sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên lên sao Hỏa vào tháng 9/2022 và đáp xuống bề mặt hành tinh đỏ vào tháng 4/2023. Theo kế hoạch của Mars One, nhóm 4 người khác sẽ “cất cánh” 2 năm sau đó. Điều đáng lưu ý ở đây là sẽ không một ai quay về trái đất! Các nhà du hành tương lai sẽ trải qua khóa huấn luyện 8 tháng bắt buộc ở một địa điểm ít người qua lại. Họ được học cách sửa chữa các kết cấu nhà cửa, trồng rau trong các khoảng không gian hạn chế và các vấn đề y khoa từ nghiêm trọng đến thông thường như bảo vệ răng miệng, rách cơ và gãy xương.
Mô hình ngôi nhà đủ tiện nghi trên sao Hỏa
Mỗi người được Mars One đưa lên sao Hỏa sẽ mang theo khoảng 2.500kg hàng hóa hữu dụng. Sau 8 chuyến bay, dự kiến sẽ có hơn 20.000kg hàng tiếp tế được gửi lên hành tinh đỏ, trong đó không thể thiếu thực phẩm và các thanh năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, các cư dân chinh phục sao Hỏa sẽ không được cung cấp nước hoặc dưỡng khí mà họ phải tự làm ra trên trái đất mới. Họ sẽ lọc lấy nước trên sao Hỏa từ đất. Rồi từ nước, người ta có thể tạo ra hydro và oxygen để thở. Ông Lansdorp xác nhận: “Chúng ta sẽ tạo ra một bầu khí quyển giống như bầu khí quyển trên trái đất”.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia vũ trụ nhận định, đây không phải chuyện đùa. Nguy cơ đối với tham vọng đưa người lên sao Hỏa sẽ rất lớn. Trong hành trình chinh phục một khoảng cách mà con người chưa bao giờ vượt qua thì bức xạ là mối lo lớn nhất. Chuyến bay lên sao Hỏa có thể khiến các nhà du hành rơi vào tình trạng nhiễm xạ vượt quá tiêu chuẩn của NASA ấn định. Và khi ở trên sao Hỏa, mức độ bức xạ sẽ còn cao hơn, gây tổn hại cấu trúc gene của các tế bào, làm cho tế bào chết đi hoặc bị biến đổi thường xuyên dẫn đến ung thư.
Thiết bị năng lượng điện mặt trời sẽ sử dụng trên sao Hỏa
Tham vọng đưa người định cư lên sao Hỏa của Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian - NASA cũng không kém. Trong một cuộc họp tại thành phố Houston, Texas, NASA đã công bố một cách chi tiết kế hoạch đưa người lên sao Hỏa trong vài thập niên tới. Theo kế hoạch dự kiến, một nhóm nhỏ phi hành gia sẽ đến sao Hỏa trong chuyến du hành kéo dài 30 tháng, khởi hành vào tháng 2-2031 trên chiếc phi thuyền nặng 400 tấn. Phi thuyền này được ráp lại tại quỹ đạo thấp của trái đất bằng cách sử dụng 3 hoặc 4 tên lửa Ares V – loại thiết bị mới mà NASA đang nghiên cứu chế tạo. Phải mất 6 hoặc 7 tháng để phi thuyền từ trái đất lên đến sao Hỏa với việc sử dụng một loại nhiên liệu đông. Tuy nhiên, nhiều chi tiết có thể thay đổi, do đó, chi phí ước tính dao động rất lớn, từ 20 tỉ USD - 450 tỉ USD.
Đồ dùng và nơi ở của các phi hành gia trên sao Hỏa được đưa lên trước - vào tháng 12-2028 hoặc tháng 1-2029. Các phi hành gia sẽ ở lại sao Hỏa 16 tháng, tự trồng rau quả để ăn và sử dụng điện hạt nhân. Họ phải tự túc rất nhiều việc trong sinh hoạt và công việc như bảo dưỡng máy móc, kể cả việc chế tạo bộ phận hoặc phụ tùng cho các thiết bị. Họ được trang bị hệ thống “chu trình kín” để phục vụ cuộc sống, trong đó, không khí và nước được tái sử dụng. NASA cho rằng việc trồng cây còn có lợi ích cho tinh thần của phi hành gia.
Từ trong phòng khách có thể nhìn ra khoảng xanh bên ngoài cũng trong nhà
Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong việc bảo đảm an toàn cho các phi
hành gia. NASA cũng phải có biện pháp bảo vệ họ trước mức độ phóng xạ.
Họ cũng cần có thiết bị để chẩn đoán và trị liệu khi bị bệnh hoặc chấn
thương. Một số thí nghiệm trước trên mặt trăng sẽ phục vụ cho kế hoạch
nói trên.
Để chuẩn bị từng bước lên sao Hỏa vào năm 2030, NASA đã phóng một tên lửa United Launch Alliance Delta V Heavy từ Florida, đưa tàu vũ trụ Orion lên quỹ đạo Trái đất hôm 5/12 vừa qua trong chuyến bay thử nghiệm kéo dài 4,5 tiếng. “Đây là một ngày vĩ đại đối với thế giới và những người yêu không gian vũ trụ. Lần đầu tiên trong hơn 40 năm Mỹ phóng thử nghiệm tàu vũ trụ có khả năng đưa con người lên vũ trụ. Tàu Orion bay lên độ cao 430km so với mặt đất, rồi bay lên độ cao 5.790km. Sau đó, tàu Orion đã rơi xuống an toàn trên vùng biển ngoài khơi thành phố San Diego, California.” – giám đốc NASA Charles Bolden tuyên bố.
Để chuẩn bị từng bước lên sao Hỏa vào năm 2030, NASA đã phóng một tên lửa United Launch Alliance Delta V Heavy từ Florida, đưa tàu vũ trụ Orion lên quỹ đạo Trái đất hôm 5/12 vừa qua trong chuyến bay thử nghiệm kéo dài 4,5 tiếng. “Đây là một ngày vĩ đại đối với thế giới và những người yêu không gian vũ trụ. Lần đầu tiên trong hơn 40 năm Mỹ phóng thử nghiệm tàu vũ trụ có khả năng đưa con người lên vũ trụ. Tàu Orion bay lên độ cao 430km so với mặt đất, rồi bay lên độ cao 5.790km. Sau đó, tàu Orion đã rơi xuống an toàn trên vùng biển ngoài khơi thành phố San Diego, California.” – giám đốc NASA Charles Bolden tuyên bố.
Cơ quan NASA cũng sẽ đưa người lên sao Hỏa
Lúc này, NASA sẽ phân tích dữ liệu do các cảm biến trên tàu Orion thu thập được để xác định xem nhiệt độ bên trong tàu có đảm bảo cho phi hành gia sống sót hay không. Bởi khi quay trở lại bầu khí quyển Trái đất, tàu Orion bay với tốc độ lên đến hơn 32.100 km/h. Nhiệt độ vỏ tàu tăng lên tới 2.200 độ C. Tàu Orion có khả năng chở bốn phi hành gia. NASA đã lên kế hoạch dùng tàu này đưa người lên thiên thạch và tới Sao Hỏa vào thập niên 2030. Đến nay NASA đã đầu tư 9,1 tỉ USD cho chương trình tàu Orion. Một chuyến bay thử nghiệm nữa sẽ diễn ra vào năm 2018. Chuyến thăm đầu tiên có người sẽ được thực hiện vào năm 2021. Tổng chi phí của dự án Orion lên đến 19-22 tỉ USD. Kể từ sau chương trình thám hiểm Mặt trăng Apollo của NASA, các phi hành gia mới chỉ bay lên độ cao vài trăm kilomet tính từ mặt đất.
Đặc biệt, ghi danh chương trình “Một đi không trở lại” của Mars One có một người Việt tên Vũ Quốc Anh. Vũ Quốc Anh tên thật là Vũ Xuân Linh, 31 tuổi vừa trở về Việt Nam cách đây vài tháng sau khoảng thời gian dài học và làm việc ở Mỹ và Singapore, Chile. Hiện anh làm công việc marketing ở Sài Gòn. Quốc Anh là một trong 9 người Việt có tên trong danh sách dự tuyển, và cũng là người được chọn đi tiếp vào vòng 2 của chương trình Mars One. Ở vòng một anh đã thuyết phục ban tổ chức về lý do tham gia chương trình bằng clip ngắn thể hiện rõ sự quyết tâm, lòng can đảm khi đương đầu với chặng đường được gọi là “hành trình tự sát”... Vào vòng 2, Quốc Anh sẽ cùng 1.057 đối thủ trải qua các bước kiểm tra về sức khỏe, chiều cao, cân nặng, tim phổi, mắt, vận động tay chân, các bệnh truyền nhiễm... “Dù biết đây là chuyến bay ‘một đi không trở lại’ nhưng tôi mong muốn sẽ là một trong 4 người được sống nốt phần đời còn lại trên sao Hỏa để khám phá hành tinh này”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét