Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Cuối đời NHÌN LẠI của Thy Hảo TRƯƠNG DUY HY

 



Chúng tôi đã có lần giới thiệu về nhà Biên khảo Thy Hảo TRƯƠNG DUY HY, Ông là bạn và  là đồng nghiệp trước đây với vợ chồng thầy Nguyễn Bang và cô Phong, Ông đã phát hành nhiều cuốn sách biên khảo: Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa, Ngũ Phụng Tề Phi và các danh xưng tôn quý khác của sĩ tử Quảng Nam. Trên đường đi tìm Tú Quỳ – Nhà thơ trào phúng Quảng Nam
   Hôm nay nhân dịp đầu năm mới chúng tôi ghé thăm Ông, được biết Ông đang biên soạn cuốn Cuối đời NHÌN LẠI, dự kiến in thành 4 tập mỗi tâp 300 trang. Cuối đời NHÌN LẠI tập I gồm nhiều chương như: Đôi điều cảm nghĩ về Quảng nam trong lịch sử dân tộc;  Quảng nam tỉnh phủ; Quảng Nam – Cái nôi khởi xướng Duy Tân hội và phong trào Đông Du; Hội thảo Khoa học – Tưởng niệm 80 năm ngày mất Phan Châu trinh ( 24.3.1926 – 24.3. 2006);…Tìm lại tác giả đích thực cho “ HỒ TRƯỜNG” vấn đề còn ở phía trước; Bài tham luận gửi đến buổi hội thảo khoa học nhân ngày tưởng niệm Phan Khôi tháng 10 năm 2014 tại Quảng Nam; “ Hát bội chớ tuồng chi”..
  Trong chương Tưởng nhớ 80 năm ngày mất Phan Châu Trinh tại Hội trường Thống Nhất Tph HCM ông đã ghi lại những nội dung phát biểu của Ông: “Trong một cuốn sách có nhan đề PHAN CHÂU TRINH TOÀN TẬP ( 2 tâp) do các nhà sử học CHƯƠNG THÂU chủ biên cùng DƯƠNG TRUNG QUỐC và chị LÊ THỊ KINH biên soạn, Nxb Đà Nẵng ấn hành năm 2005 có đưa nhận xét sai lầm của nhà thơ TỐ HỮU đối với sự nghiệp của cụ Phan. Cụ thể, nguyên văn hai câu sau được trích trong một bài thơ TỐ HỮU:
“ Muôn dặm đường xa biết đến đâu
Phan Châu Trinh lạc lối trời âu…”
  Ông phát biểu: Cụ PHAN CHÂU TRINH mà lạc lối trời âu à? Cụ cùng ông HCM, Phan Văn Trường, Khánh Ký ..tạo lập những hội đoàn Việt nam yêu nước, trực diện đấu tranh cho độc lập thống nhất đất nước ngay trên đất Pháp để phải chịu tù tội ở SANTE’,..Ông nói  chính quý vị đầu ngành của sử học lại thiếu công bằng khi đưa lời nhận xét sai lầm này của TỐ HỮU vào sách mà ông tin tưởng nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ kế thừa chúng ta khi nhận xét về CON NGƯỜI VÀ TÀI ĐỨC CỦA CỤ PHAN CHÂU TRINH – MỘT ANH HÙNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỸ XX., Ông còn khẳng định Cụ Phan Châu Trinh quả thực không phải là “ NHÀ CẢI LƯƠNG”, “NHÀ CẢI CÁCH” mà Cụ Phan  Châu Trinh là NHÀ CÁCH MẠNG TIỀN BỐI, LÀ NHÀ VĂN HÓA, NHÀ GIÁO DỤC, NHÀ ĐỔI MỚI của dân tộc Việt nam đầu thế kỹ XX.”
  Hay trong MỘT NGHI VẤN QUA LỜI TỰ HỐI CỦA Lô Giang NGUYỄN VĂN MÃI trong vụ án chí sĩ TRẦN QUÝ CÁP 1908. Trong tư liệu ông có đề cập một bài mang tính “ tự hối” của NGUYỄN VĂN MẠI hiệu Tiểu Cao trong hồi ký “ LÔ GIANG TIỂU SỬ” ( NGUYỄN VĂN HỒI KÝ NẦY BẰNG CHỮ HÁN, do người con thứ 8 của ông là Nguyễn Hy Xước phụng dịch ra quốc văn, in roneo)
 Ông viết “ khi Cụ Trần Quý Cáp đến Ninh Hòa thì cũng là lúc ông Phạm Ngọc Quát, Án sát Phú yên lảnh Bố chánh tỉnh Khánh Hòa cùng Nguyễn Văn Mại quyền chưởng Thuận Khánh tổng đốc quan phòng Ninh Hòa, sau đó là án sát , vì vậy vụ án cụ Trần, ông Mai đích thực là vị quan trực tiếp nhận trách nhiệm mà chính ông tự nhận vào mình..?
  Ông viết:  Theo chính sử, cụ Trần Quý Cáp thọ hình tại bãi sông Cạn, làng Phú Ân, phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa ngày 17-5 Mậu Thân ( 1908), sau khi Cụ Trần Quý Cáp thọ hình, để tưởng thưởng cho Phạm Ngọc Quát được chuẩn thăng Tuần Vũ Hà Tịnh, còn Nguyễn Văn Mại thăng chuẩn Bố Chánh. Theo Ông Trương Duy Hy khi trao đổi với Ông Phan Duy Nhân, cả hai ông đồng cảm nhận: Vụ án Trần Quý cáp thực ra đã được bọn Nam triều bù nhìn và tay sai đắc lực của thực dân Pháp đã có chủ trương loại bỏ những chí sĩ yêu nước, những thành viên trong các phong trào Duy Tân nhưng chưa có bằng chứng cụ thể nên khi bắt được thủ bút của cụ Trần Quý Cáp xem như có bằng chứng Trần Quý Cáp đồng lõa với người cự sưu kháng thuế ở Quảng nam, chúng cần phải khử trước để đe dọa…nên bằng mọi thủ đoạn chúng phải thi hành càng gấp càng hiệu quả, vì thế mà đương thời được các  cụ  gọi đó là cái án “mạc tu hữu” ( chẳng cần có, không cần có chứng cứ cũng vẫn làm án)…”
  Đọc Cuối đời NHÌN LẠI, đây là dịp Ông hệ thống lại những bài tham luận, những phát biểu của Ông trong các Hội thảo, cũng là dịp Ông ghi lại những tư liệu quí về lịch sử Quảng nam… giúp chúng ta dễ dàng nhận biết lịch sử của một số lĩnh vực : Học Vấn; Lập Thuyết ; Báo chí, nghiên cứu phê bình, dịch thuật, văn, thơ của Quảng Nam trong lịch sử dân tộc.

TN K6 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét