Thầy Nguyễn Bang xin giới thiệu đến Quí thầy cô, anh chị lá thư tha thiết được đi học của nữ sinh gửi Chủ tịch nước đăng trên báo ngheanoline.com:
Trong khi học sinh cả nước đã tựu trường được 3 tháng thì gần 600 em tại Hương Bình (Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn phải ở nhà vì phụ huynh phản đối việc giải thể trường THCS Hương Bình.
Khi người lớn còn tranh cãi về chính sách thì nguyện vọng được đi
học, quyền lợi được đến trường của hàng trăm học sinh đang bị… bỏ ngỏ.
Các em đã viết thư gửi tới Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phạm
Vũ Luận và các ban ngành đoàn thể bày tỏ nguyện vọng và mong muốn những
người có thẩm quyền vào cuộc để giúp các em có thể đến trường.
“Kính thưa bác, cháu tên là Trần Thị Hương Giang, học sinh lớp 8 trường THCS Hương Bình (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Lí do hôm nay cháu viết lá thư này cho bác để nói lên nỗi niềm, tâm
sự của cháu. Thưa bác, cho đến hôm nay đã gần 3 tháng trôi qua cháu cùng
toàn thể 265 học sinh trường THCS Hương Bình và 400 em nhỏ vẫn chưa
được đến trường. Theo cháu được biết, quyết định của cấp trên thì trường
THCS Hương Bình phải sát nhập vào hai trường đó là THCS Hòa Hải và THCS
Phúc Đồng nhưng cháu và các bạn không thể đi học được.
Nếu đi học ở THCS Hòa Hải thì hàng năm xảy ra hàng chục lần lụt lội
phải nghỉ học, đường đi lại khó khăn, chỉ cần một trận mưa lớn là lũ lụt
lại tràn về. Mấy năm trước, có hai chú bộ đội về cứu trợ lương thực cho
dân đã bị lũ cuốn trôi. Cả một đoạn đường dài không có nổi một nhà dân,
không có nổi một chỗ sửa xe đạp thử hỏi chúng cháu đi học như thế làm
sao an toàn được. Còn đi học ở trường THCS Phúc Đồng thì trường lại nằm
ngay trên đường mòn Hồ Chí Minh. Chúng cháu phải đi học trên đường cao
tốc, hằng ngày có biết bao nhiêu xe cỡ lớn đi lại. Đó là chưa kể đến
việc khoảng cách từ nhà tới trường có bạn phải đi tới 13 km. Đối với các
em học sinh lớp 6, lớp 7 là điều không thể.
Thưa bác, cháu không hiểu vì sao trường chúng cháu vừa được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mà lại phải sát nhập. Theo cháu được nghe ông bà kể lại thì đây là ngôi trường có bề dày lịch sử đã hơn 100 năm. Và cũng tại ngôi trường này, đã có nhiều bậc ông bà, cha mẹ thành đạt, đã và đang làm việc trên khắp mọi miền của Tổ quốc, có người đã lên làm quyền cao chức trọng. Chúng cháu là những thế hệ sau cảm thấy rất thự hào và hãnh diện với ngôi trường quê hương chúng cháu đang học. Vì vậy, để tiếp nối công lao lớn ấy của ông cha, chúng cháu đã cố gắng học tập thật giỏi, chăm ngoan, vậy mà bây giờ chúng cháu vẫn chưa được đến trường. Bác có cảm nhận được cảm xúc và nguyện vọng của chúng cháu lúc này không?
Cuối cùng, cháu xin kính chúc bác mạnh khỏe và cháu mong bác hãy giải quyết thật sớm để chúng cháu lại được đến trường”.
Em Nguyễn Thị Hương Giang, người viết lá thư này cho biết: “Chúng cháu không biết đúng sai về chủ trương của người lớn nhưng 3 tháng nay không được đi học, chúng cháu nhớ trường nhớ lớp và các bạn lắm. Chỉ mong sớm được đi học thôi ạ”.
Thưa bác, cháu không hiểu vì sao trường chúng cháu vừa được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mà lại phải sát nhập. Theo cháu được nghe ông bà kể lại thì đây là ngôi trường có bề dày lịch sử đã hơn 100 năm. Và cũng tại ngôi trường này, đã có nhiều bậc ông bà, cha mẹ thành đạt, đã và đang làm việc trên khắp mọi miền của Tổ quốc, có người đã lên làm quyền cao chức trọng. Chúng cháu là những thế hệ sau cảm thấy rất thự hào và hãnh diện với ngôi trường quê hương chúng cháu đang học. Vì vậy, để tiếp nối công lao lớn ấy của ông cha, chúng cháu đã cố gắng học tập thật giỏi, chăm ngoan, vậy mà bây giờ chúng cháu vẫn chưa được đến trường. Bác có cảm nhận được cảm xúc và nguyện vọng của chúng cháu lúc này không?
Cuối cùng, cháu xin kính chúc bác mạnh khỏe và cháu mong bác hãy giải quyết thật sớm để chúng cháu lại được đến trường”.
Em Nguyễn Thị Hương Giang, người viết lá thư này cho biết: “Chúng cháu không biết đúng sai về chủ trương của người lớn nhưng 3 tháng nay không được đi học, chúng cháu nhớ trường nhớ lớp và các bạn lắm. Chỉ mong sớm được đi học thôi ạ”.
Theo Tùng Anh (Dân Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét