1- Tui coi phim cảnh sát Hồng Kông, ghiền nhất cái câu anh cảnh sát nói với anh tội phạm: “Anh được quyền im lặng, nhưng những gì anh nói sẽ là bằng chứng trước tòa….”
Mèn ơi quyền im lặng mà cũng khó thông qua dữ dzậy trời!
2- Trích:
Đại biểu Quốc Hội Đỗ Văn Đương, nguyên là một Kiểm sát viên cho rằng hiến pháp mới của Việt Nam đã có những tiến bộ rất lớn trong việc thi hành luật qua việc cho phép luật sư có mặt trong các cuộc điều tra ông cho biết:
Bây giờ hiến pháp mới qui định rồi đấy. Trước đây mình dùng khung hình bào chữa từ khi khởi tố bị can. Sau đónăm 2003 thì mình mở ra bào chữa từ khi bị can bị tạm giữ. Bây giờ mình mở ra nữa tức là ngay khi bị bắt thì luật sư nhảy vào có thể bào chữa ngay. Tức là rất tiến bộ rồi. Thế này thì sau này cơ quan điều tra hết sức mệt mỏi đây.”
Hết trích.
Trời ơi là trời, quyền của nhân dân trả về cho nhân dân, đại biểu nhân dân không sợ dân mệt mỏi mà sợ cơ quan điều tra mệt mỏi là thế nào hả trời!
3- Trích:
Tuy nhiên trong khóa họp Quốc hội lần này khi đại biểu đề nghị thảo luận “Quyền Im lặng” thì Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội cho rằng “Quyền im lặng áp dụng có hiệu quả hay không còn liên quan đến nhận thức, hiểu biết của người dân. Nếu cứ cho im lặng có thể sẽ dẫn đến cản trở hoạt động điều tra”.
Hết trích,
Lại đổ thừa dân trí thấp!
Cho người ta những quyền ghi trong hiến chương LHQ và hiến pháp đi, trí óc người ta mới mở mang ra mà bớt thấp đi! Cho người ta “quyền im lặng” thì người ta bớt cái “quyền nổi nóng”! Biết đâu mai mốt cái dân trí nó giảm bằng cái quan trí thì hay!
Tư pháp của người ta trọng chứng hơn trọng cung, của ta thì trọng cung hơn trọng chứng!
Mời xem thêm: Sự quan trong của " Quyền im lặng"
Vũ Đông Thám K7
Đại biểu Quốc Hội Đỗ Văn Đương, nguyên là một Kiểm sát viên cho rằng hiến pháp mới của Việt Nam đã có những tiến bộ rất lớn trong việc thi hành luật qua việc cho phép luật sư có mặt trong các cuộc điều tra ông cho biết:
Bây giờ hiến pháp mới qui định rồi đấy. Trước đây mình dùng khung hình bào chữa từ khi khởi tố bị can. Sau đónăm 2003 thì mình mở ra bào chữa từ khi bị can bị tạm giữ. Bây giờ mình mở ra nữa tức là ngay khi bị bắt thì luật sư nhảy vào có thể bào chữa ngay. Tức là rất tiến bộ rồi. Thế này thì sau này cơ quan điều tra hết sức mệt mỏi đây.”
Hết trích.
Trời ơi là trời, quyền của nhân dân trả về cho nhân dân, đại biểu nhân dân không sợ dân mệt mỏi mà sợ cơ quan điều tra mệt mỏi là thế nào hả trời!
3- Trích:
Tuy nhiên trong khóa họp Quốc hội lần này khi đại biểu đề nghị thảo luận “Quyền Im lặng” thì Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội cho rằng “Quyền im lặng áp dụng có hiệu quả hay không còn liên quan đến nhận thức, hiểu biết của người dân. Nếu cứ cho im lặng có thể sẽ dẫn đến cản trở hoạt động điều tra”.
Hết trích,
Lại đổ thừa dân trí thấp!
Cho người ta những quyền ghi trong hiến chương LHQ và hiến pháp đi, trí óc người ta mới mở mang ra mà bớt thấp đi! Cho người ta “quyền im lặng” thì người ta bớt cái “quyền nổi nóng”! Biết đâu mai mốt cái dân trí nó giảm bằng cái quan trí thì hay!
Tư pháp của người ta trọng chứng hơn trọng cung, của ta thì trọng cung hơn trọng chứng!
Mời xem thêm: Sự quan trong của " Quyền im lặng"
Vũ Đông Thám K7
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét