Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

THƯ GỬI CHO CHÀNG THI SĨ TRẺ TUỔI




Thư Gởi Cho Chàng Thi Sĩ Trẻ Tuổi
Rainer Maria Rilke 
(do Chương Võ K7 chọn và chuyển Ngữ trong một ngày chợt nhớ đến Rainer Maria Rilke và những người bạn ngày xưa)
 

Tình cờ tôi đọc thư gởi cho toàn thể nhân viên Microsoft của Satya Nadella, CEO của Microsoft. Cuối thư ông có trích một đoạn của Rainer Maria Rilke như sau "Tương lai đi vào trong ta, để tự chính nó biến đổi trong ta, trong một chu ký lâu dài trước khi nó trở thành hiện thực”, làm tôi sực nhớ đến Rainer Maria Rilke và “Những Thư Gởi Cho Chàng Thi Sĩ Trẻ Tuổi” mà tôi đã đọc cách đây khá lâu. Do vậy tôi sưu tầm và chuyển ngữ ra tiếng Việtmột vài đoạn trong mười lá thư đó.   
Rilke sinh tại Prague, Cộng Hòa Tiệp Khắc vào ngày 04 tháng 12 năm 1875 và mất ngày 29 tháng 12 năm 1926 khi vừa tròn 51 tuổi và 25 ngày. Rilke làm thơ và viết văn. Holderlin, Lou Andreas-Salome, Schopenhauer and Kierkegaard là những người ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp văn chương của Rilke.
Rainer Maria Rilke được coi như là một trong những thi sĩ vĩ đại nhất trong ngôn ngữ Đức Quốc vào thế kỷ thứ 20.
Những hình tượng ám ảnh của Rilker làm nổi bật vào nơi khó khăn của sự cảm thông không thể nói lên được trong thời đại của sự bất tin, sống trong cảnh lẻ loi, cô độc, mối lo âu, lo lắng và băn khoăn sâu thẳm – Những đề tài đó đưa địa vị của Rilke như là nhân vật chuyển tiếp giao thời giữa những thi sĩ cổ điển và hiện đại.
Rilke làm thơ lẫn văn xuôi trữ tình. Nhưng vần thơ nổi tiếng nhất của Rilke là Đoản Ca Gởi Orpheus (Sonnets to Orpheus) và Khúc Sầu Ca Bi Thương Ở Lâu Đài Duino (the Duino Elegies); Rilke cũng có hai tác phẩm văn xuôi nổi tiếng là Thư Gởi Cho Chàng Thi Sĩ Trẻ Tuổi (the Letters to a Young Poet) và Bản Tự Truyện Ghi Chép Của Malte Laurids Brigge.
Rilke đã sáng tác hơn 400 bài thơ bằng tiếng Pháp, đề hiến dâng cho làng Valais ở Thụy Sĩ, là nơi Rilke chọn làm quê hương của chính mình.
 

Thư Gởi Cho Chàng Thi Sĩ Trẻ Tuổi (the Letters to a Young Poet) gồm mười lá thư, là những lá thư viết cho chàng tuổi trẻ đã đăng ký vào quân đội Đức Quốc chỉ trẻ hơn Rilke chừng 8 tuổi. Tên của anh ta là Franz Kappus. Chàng tuổi trẻ này chỉ mới 19 tuổi và anh ta đã viết thư cho Rilke với lòng mong muốn sự hướng dẫn và phê bình về vài bài thơ của anh ta đã sáng tác. Rilke chỉ mới 27 tuổi khi Rilke viết lá thư đầu tiên. Vào năm 1929, ba năm sau cái chết của thần tượng, Franz Kappus (chàng thi sĩ trẻ) đã xuất bản 10 lá thư của Rilke thành sách với tựa đề là “Letters to a Young Poet”.
Những đoạn văn sau đây được trích từ “Những Lá Thư Gởi Cho Chàng Thi Sĩ Trẻ Tuổi” mà tôi dịch với cái cảm thông cho thời đại của Rilke và Kappus và cũng là thời đại của chúng ta bây giờ.
1.          Đoạn trích dẫn #1:
“Vì vậy, em thân mến ơi!Hãy yêu sự cô liêu của em và hãy cố gắng la lớn lên với nỗi đớn đau mà nó gây ra cho em. Đối với những ai ở gần em lại chính họ xa em muôn trùng … Và điều này chỉ cho em biết rằng không gian bao phủ lấy em đang bắt đầu lớn lên mênh mông … Hãy vui sướng về sự trưởng thành của em, dĩ nhiên, trong sự trưởng thành đó em không thể mang theo bất kỳ ai đi cùng với em, hãy hoà nhã và dịu dàng với những ai đang ở sau em; Hãy tự tin và bình thản trước họ và đừng giày vò, dằng dặc họ với những nghi ngờ và đừng làm họ sợ hãi với lòng thành thật hay vui vẻ của em, những thứ đó họ không thể nào hiểu biết được. Hãy đeo đuổi một cảm giác đơn giản nhưng thành thật mà em và họ có cùng chung, thứ đó một cách không cần thiết phải thay đổi khi chính em thay đổi; Khiem gặp họ, hãy yêu đời sống theo một khuôn mẩu mà không thuộc riêng em, và hãy chiều chuộng họ, họ đang trở nên già cỗi, họ sợ hãi về nỗi niềm cô độc mà em là nguồn hy vọng duy nhất của họ … và đừng mong đợi bất kỳ sự hiểu biết cảm thông của họ; nhưng hãy tin tưởng vào một tình yêu đang tích trữ trong lòng em như là một sự thừa hưởng, kế thừa và hãy có sự trung thành trong tình yêu này. Có một sức mạnh và niềm tin quá lớn đến nỗi em có thể hành trình đến nơi xa xôi như em có thể mà không bị trượt té ra ngoài quỹ đạo đó”
Rainer Maria Rilke, Thư Gởi Cho Chàng Thi Sĩ Trẻ Tuổi (Về sự cô độc, thay đổi, sự đồng thuận,trung thành, tình yêu, những người thân, sự liên hệ, sự vắng vẻ)
2.          Đoạn trích dẫn #2:“Tại sao em muốn gầm thét lên về đời sống của em bị bứt rứt, khổ sở, chán nản nào đó mà sau hết em không biết rằng việc gì trong những điều kiện đó đang xảy ra trong lòng em? Tại sao em muốn hành hạ chính em với một câu hỏi về từ đâu mà tất cả điều này đang đến và đi? Sau hết, vì em biết rằng em đang ở giữa con đường của những sự chuyển tiếp và em ước mong không có quá nhiều điều thay đổi. Nếu có bất kỳ tư tưởng bịnh hoạn trong sự phản kháng của em, nên nhớ rằng sự bịnh hoạn là những phương tiện mà bằng phuơng tiện đó có thể, tự nó, thoát được từ vòng ngoài; Vì thế người ta phải cứu giúp hồn nhiên cái điều bị bịnh hoạn để có cả cơn bịnh và thoát ra khỏi con bịnh. Đó là cách để nó trở nên tốt hơn. 

Rainer Maria Rilke, Thư Gởi Cho Chàng Thi Sĩ Trẻ Tuổi (về sự đổi thay, sự chán nản, sự thử thách cam go và sự đau đớn nghèo khổ)

3.          Đoạn trích dẫn #3:Quan điểm về hôn nhân là không để sáng tạo ra nhanh chóng một điều phổ biến bằng cách phá bỏ mọi biên giới; ngược lại, một hôn nhân tốt là một hôn nhân mà trong đó một người bạn đồng hành chỉ định người bạn đồng hành khác là kẻ canh giữ sự vắng vẻ và hoang liêu của mình,  và như thế, họ chỉ cho nhau một sự tin tưởng tuyệt vời nhất mà họ có thể. Sự hội nhập hai người thành một là không thể được, và nơi nào có tồn tại đó thì nó chỉ là bề ngoài, một sự bằng lòng chung mà sự bằng lòng này cướp lấy một hoặc cả hai người trong sự tự do và phát triển của họ. Và một khi sự lý tưởng hoá được chấp nhận thì khoảng cách vô hạn sẽ tồn tại ngay cả lúc hai người gần gũi nhất, một cuộc sống kì diệu bên nhau có thể nảy nở cho họ, Nếu họ thành công trong tình yêu thì việc mở rộng giữa họ sẽ cho họ sự có thể là luôn nhìn thấy nhau như một tổng thể và trước bầu trời bao la”. 

Rainer Maria Rilke, Thư Gởi Cho Chàng Thi Sĩ Trẻ Tuổi (Hôn nhân và tình yêu)

4.          Đoạn trích dẫn #4:Chỉ có những người nào sẵn sàng cho mọi thứ, người đó không loại trừ bất kỳ một sự từng trãi nào, ngay cả những gì khó hiểu nhất, sẽ sống quan hệ với những người khác như là một điều hiện hữu và chính người đó sẽ làm vang dội vào hố thẳm của sự hiện hữu riêng mình”.

Rainer Maria Rilke, Thư cho Chàng Thi Sĩ Trẻ Tuổi (Sự từng trải, sự phóng khoáng, những sự quan hệ)

5.          Đoạn trích dẫn #5:Nếu đời sống hằng ngày của em có vẻ nghèo nàn, bần cùng, đáng thương và tội nghiệp về sự sáng tạo; em hãy đừng nguyền rủa trách móc nó. Em hãy tự nguyền rủa và trách móc chính mình. Hãy tự nói với chính em rằng em không đủ tư cách là một thi sĩ có đầy đủ tài năng và tâm hồn để kêu gọi niềm cảm hứng sáng tác.  Đối với kẻ sáng tạo, không có nơi nào là có sự khác nhau giữa nghèo nàn và lạc hậu của thi hứng”.

Rainer Maria Rilker, Thư cho Chàng Thi Sĩ Trẻ tuổi (Về Cái đẹp, Sự sáng tạo, kẻ sáng tạo, cuộc sống văn thi ca)

6.          Đoạn trích dẫn #2:Chỉ có những sự buồn bã và sâu thẳm là những thứ nguy hiểm và bịnh hoạn, là những thứ ta mang vào quần chúng để nhận chìm họ trong sự huyên náo ồn ào giống như là những cơn bịnh được chữa trị một cách thô thiển và ngu dốt, chúng chỉ rút lui và sau một thời gian ngắn ngủi nghĩ ngơi chúng sẽ trở lại một cách kinh hoàng hơn nữa, chúng tụ họp và tích luỹ trong ta và là đời sống chưa được khai sinh, loại bỏ. Đời sống mà ta có thể chết vì nó”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét