Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014
THƯ GIÃN CUỐI TUẦN
Mời Quí anh chị thư giãn cuối tuần do anh Đỗ Xuân Quang sưu tầm:
CHIA BÒ
Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện: Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 1⁄2tổng số bò, con thứ hai được chia 1⁄4 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 1⁄5 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền.
Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống. Sau khi người cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối.
Ở làng bên có ông già thông thái. Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò. Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói: “Việc này làm được! Ta có một con bò cho các anh mượn. Như vậy tổng cộng có 20 con bò.
Anh cả được chia 1⁄2 tức là 10 con,
anh thứ hai được chia 1⁄4 tức là 5 con,
còn anh thứ ba được chia 1⁄5 tức là 4 con. Ba anh em tổng cộng lại đúng 19 con bò, 1 con còn lại trả cho ta”.
Thật tuyệt diệu! Một vấn đề nan giải đã làm nhiều người suy nghĩ nát óc lại được giải quyết một cách nhẹ nhàng, khéo léo như vậy. Cách chia này tự nhiên trở thành giai thoại và lưu truyền tới ngày nay.
Bài Học Dành Cho Mấy Anh Muốn Lấy Vợ Huế
Tiếng Huế thời Nguyễn Hoàng
“Ở nể” đồng nghĩa ở không
Trai hông lí dzợ, không chồng “ế dôn”...
Ngu ngu thì nói “khôn khun”
Dại dại mô tả “đù đù” mặt ra
Còn trẻ thì nói chưa “tra”
Tới tuổi già già khú đế là “ôn”
Có cô thiếu nữ lấy “dôn”
Lấy được ông chồng thăng chức “mụ o”
"Răng chừ” đồng nghĩa “”khi mô”
“Khi mô” có nghĩa khi nào đó thôi
“Khi mô” có cặp có đôi
“Răng chừ” hết cảnh tuổi đời bơ vơ
Đơn côi “cái trốt” dật dờ
Là ôm đầu bạc “cà ngơ” một mình
Lặng yên thì nói “mần thinh”.
Để nghe len lén duyên tình giăng tơ.
“Mua lửa” thì thật phải lo
Vì là mua chịu ai cho “lửa” hoài
“Mắc lửa” là thiếu nợ dài
“Lửa” chi không thiếu, chẳng phai “lửa tình”
“Sáng mơi” là lúc bình minh
Của ngày kế tiếp, nong tình đem phơi
“Bữa tê” em hẹn lại chơi
Quên bẵng cái việc em mời bữa kia
“Bữa tề” mang lịch ra chia
“Bữa tể” là trước bữa kia hai ngày
“Bữa ni” là bữa hôm nay
Là lúc đương nói hàng hai đây nì
“Mần chi” ai hỏi làm chi
Em muốn làm gì “răng hỏi mần chi?”
Thế này thì nói “ri nì”
“Rứa tề”, thế đó mần chi đây hè?
Cái cây thì nói cái “que”
Còn ở trước hè lại nói cái “cươi”
Cái “ôn” bản mặt tươi tươi
Ưa đi tán bậy là người “vô duyên”
Lấy chồng răng gọi mụ o ?
Anh trai lấy vợ, mình thành mụ o
Mụ o hiền hậu khỏi lo
Mụ o nhiều chuyện là mụ o “dọn” mồm
Tối qua thì nói “khi hôm”
Hoàng hôn: “Chạng vạng, nghe run quá trời
Sớm mơi mang “chủi xuốt cươi”
Sài Gòn nghe thấy thì cười bò lăn
Lỡ ưng rồi, biết mần răng !
Cái giọng trọ trẹ…..cũng muốn ăn chung một nồi
Con gái chưa nói đã cười
Bị người ta nói là người vô duyên.
(st)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét