“Phan Châu Trinh” hay “Phan Chu Trinh” & kiểu biên tập tùy tiện của NXB Chính trị Quốc gia
Cuối tháng 8/2013 tôi nhận cuốn sách Thân thế và sự nghiệp cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947)
của NXB Chính trị Quốc gia (2012) được Phòng Văn hóa – Thông tin huyện
Tiên Phước, Quảng Nam gửi tặng. Sách dày hơn 850 trang, gần 100 bài viết
chọn lọc của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo… khắp cả nước nhân
Hội thảo nói về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Huỳnh được tổ chức tại
Quảng Nam hồi tháng 4/2012. Đọc lại bài tham luận của mình, tôi phải
giật mình bởi cách biên tập tùy tiện của nhà xuất bản “tiếng tăm” này.
Khi nói đến người đồng chí, đồng hương, đồng khoa với cụ Huỳnh là cụ Tây Hồ, tôi cũng như hầu hết các tác giả có bài tham luận đều viết là “Phan Châu Trinh” thì được biên tập của NXB chữa lại thành “Phan Chu Trinh”.
Việc này xin được thưa lại với NXB cùng bạn đọc vì mấy lẽ:
- Đành rằng, “chu” và “châu” là hai cách đọc của một chữ Hán có nghĩa là “hột ngọc sinh ra trong mình con trai, hình tròn; vật hình tròn như hột trai” (Đào Duy Anh, Hán-Việt từ điển). Nhưng một khi nó trở thành tên riêng ở thời kỳ chữ quốc ngữ đã được thừa nhận là tiếng nước nhà thì không nên đọc và và viết “Chu” thành “Châu” và ngược lại. Vì vậy, nếu tên cụ Phan là Châu Trinh thì phải gọi đúng tên là Phan Châu Trinh; nếu là Chu Trinh thì phải viết là Phan Chu Trinh. Tương tự, Phan Bội Châu không thể viết thành Phan Bội Chu được; các trường hợp Vũ/Võ, Huỳnh/Hoàng, Tính/Tánh, Thời/Thì, Nhiệm/Nhậm… cũng thế.
- Đọc Thi tù tùng thoại của Mính Viên Huỳnh Thúc Kháng là người bạn thân thiết cùng với cụ Phan và Trần Quý Cáp khởi xướng phong trào Duy tân hồi đầu thế kỷ XX, trước sau cụ Huỳnh đếu viết là Phan Châu Trinh, không có chỗ nào viết là Phan Chu Trinh. Mặt khác, các người con của cụ Phan đều được chính cụ đặt tên là Phan Châu Dật, Phan Thị Châu Liên và Phan Thị Châu Lan; người con rể của cụ Phan là ông Nguyễn Đồng Hợi cùng với bà Phan Phị Châu Lan đặt tên con gái của mình là Nguyễn Thị Châu Sa, tức là bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó chủ nước CHXHCHVN (“Châu” là chữ lót của cụ Phan, “Sa” là Sa Đéc- nơi sinh).
- Việc đặt tên đường phố, trường học, trước đây ở Quảng Nam và Đà Nẵng (quê hương cụ Phan) cũng có chuyện tùy tiện, lúc thì viết “Chu”, khi thì gọi “Châu”. Nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng. Đáng chú ý nhất là ý kiến của nhà giáo, nhà văn hóa Huỳnh Lý (1914 – 1993) từ những năm 80 của thế kỷ trước.
- Còn nhớ hồi giữa năm 2002, tại cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã thông qua Nghị quyết “đặt, đổi tên đường phố ở các đô thị trong tỉnh”, trong đó nhấn mạnh việc đổi tên đường “Phan Chu Trinh” thành “Phan Châu Trinh”.
- Và hiện nay, trên quê hương cụ Phan, tên đặt cho các trường học và đường phố đều thống nhất viết là Phan Châu Trinh. Mong rằng các nơi khác và bạn viết, bạn đọc cũng sử dụng đúng tên của danh nhân lịch sử này: Phan Châu Trinh! Bởi lẽ, tên khai sinh hoặc là bút hiệu, bút danh, bí danh… của một con người ngoài giá trị pháp lý, còn mang ý nghĩa về phương diện văn hóa, văn minh vững bền.
Phan Thanh Minh K9
Khi nói đến người đồng chí, đồng hương, đồng khoa với cụ Huỳnh là cụ Tây Hồ, tôi cũng như hầu hết các tác giả có bài tham luận đều viết là “Phan Châu Trinh” thì được biên tập của NXB chữa lại thành “Phan Chu Trinh”.
Việc này xin được thưa lại với NXB cùng bạn đọc vì mấy lẽ:
- Đành rằng, “chu” và “châu” là hai cách đọc của một chữ Hán có nghĩa là “hột ngọc sinh ra trong mình con trai, hình tròn; vật hình tròn như hột trai” (Đào Duy Anh, Hán-Việt từ điển). Nhưng một khi nó trở thành tên riêng ở thời kỳ chữ quốc ngữ đã được thừa nhận là tiếng nước nhà thì không nên đọc và và viết “Chu” thành “Châu” và ngược lại. Vì vậy, nếu tên cụ Phan là Châu Trinh thì phải gọi đúng tên là Phan Châu Trinh; nếu là Chu Trinh thì phải viết là Phan Chu Trinh. Tương tự, Phan Bội Châu không thể viết thành Phan Bội Chu được; các trường hợp Vũ/Võ, Huỳnh/Hoàng, Tính/Tánh, Thời/Thì, Nhiệm/Nhậm… cũng thế.
- Đọc Thi tù tùng thoại của Mính Viên Huỳnh Thúc Kháng là người bạn thân thiết cùng với cụ Phan và Trần Quý Cáp khởi xướng phong trào Duy tân hồi đầu thế kỷ XX, trước sau cụ Huỳnh đếu viết là Phan Châu Trinh, không có chỗ nào viết là Phan Chu Trinh. Mặt khác, các người con của cụ Phan đều được chính cụ đặt tên là Phan Châu Dật, Phan Thị Châu Liên và Phan Thị Châu Lan; người con rể của cụ Phan là ông Nguyễn Đồng Hợi cùng với bà Phan Phị Châu Lan đặt tên con gái của mình là Nguyễn Thị Châu Sa, tức là bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó chủ nước CHXHCHVN (“Châu” là chữ lót của cụ Phan, “Sa” là Sa Đéc- nơi sinh).
- Việc đặt tên đường phố, trường học, trước đây ở Quảng Nam và Đà Nẵng (quê hương cụ Phan) cũng có chuyện tùy tiện, lúc thì viết “Chu”, khi thì gọi “Châu”. Nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng. Đáng chú ý nhất là ý kiến của nhà giáo, nhà văn hóa Huỳnh Lý (1914 – 1993) từ những năm 80 của thế kỷ trước.
- Còn nhớ hồi giữa năm 2002, tại cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã thông qua Nghị quyết “đặt, đổi tên đường phố ở các đô thị trong tỉnh”, trong đó nhấn mạnh việc đổi tên đường “Phan Chu Trinh” thành “Phan Châu Trinh”.
- Và hiện nay, trên quê hương cụ Phan, tên đặt cho các trường học và đường phố đều thống nhất viết là Phan Châu Trinh. Mong rằng các nơi khác và bạn viết, bạn đọc cũng sử dụng đúng tên của danh nhân lịch sử này: Phan Châu Trinh! Bởi lẽ, tên khai sinh hoặc là bút hiệu, bút danh, bí danh… của một con người ngoài giá trị pháp lý, còn mang ý nghĩa về phương diện văn hóa, văn minh vững bền.
Phan Thanh Minh K9
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét