Tháng chín đợi chờ náo nức, tháng chín hân hoan siết chặt những bàn tay và cũng mang nỗi buồn, hụt hẫng...Tháng chín chừ sắp sửa vỗ cánh bay xa để một ngày kia ta chợt nhận ra tháng chín của năm này chừ xa lắc, biết bao giờ gặp lại.
Thật vậy, tôi không có ngôn từ nào để diễn tả hết tâm trạng của mình sau lần hội ngộ. Giờ đây, nhìn thời gian vội vã ra đi tôi lại muốn viết thật nhiều dù bài viết của tôi không có đầu có đuôi và kể cả bố cục nhưng lại là những cảm xúc thật sự trong những ngày về lại Đông Giang...Chẳng biết tự bao giờ lòng tôi lại hướng về Đông Giang với một tình cảm sâu đậm như chưa bao giờ có. Có lẽ kể từ ngày được tin sẽ chuẩn bị ra mắt đặc san Đông Giang 50 năm. Nó như một cái gì thiêng liêng réo gọi tôi về.
Đúng rồi! Bao tâm tư chất chứa bấy lâu về trường cũ, thầy xưa, về bạn bè nay đã có dịp cho tôi trút cạn lòng mình vào bài viết. Thế là tôi đã cố gắng viết thật nhiều mong giải tỏa những gì chất chứa trong lòng bấy lâu nay. Và ngày 31 tháng 12 năm 2012 tôi đã hoàn thành các bài viết gửi đặc san hải ngoại đúng theo thời hạn nộp bài. Bên cạnh đó, những ngày này tôi thường xuyên tìm về blog Đông Giang để tìm nơi đó những tình cảm ấm áp thân thương của tuổi học trò ở "những ngày xưa thân ái".
Thuở chờ đợi ngày về tháng chín đã gợi cho tôi thật nhiều cảm xúc và cũng chính cảm xúc này đã hình thành trong tôi những vần thơ để rồi cùng hòa nhịp với bạn bè...được góp mặt trong "Về lại trường xưa". Thế rồi, thời gian còn chưa đầy một tuần nữa là đến ngày hội Tháng Chín. Bọn con gái khóa 6 chúng tôi đã náo nức chuẩn bị đủ thứ để về sum họp dưới mái trường thân yêu mà mình đã từng một thời học tập hai buổi sớm chiều. Nhưng nghiệt ngã thay những ngày ấy tôi lại bị bệnh phải đi nằm viện. Tôi thầm mong bệnh chóng khỏi để được về đoàn tụ với gia đình Đông Giang. Và rồi tôi đã đạt thành ước nguyện. Tôi nhận được giấy xuất viện và hoàn tất thủ tục để rời bệnh viện vào chiều ngày 11 tháng 9; đủ cho tôi có thời gian về sắp xếp hành lí cho chuyến đi về trường vào sáng 12 như bao nhiêu bạn khác. Tôi không sao kể xiết nỗi vui mừng của mình ở lúc này. Sáng hôm ấy tôi được con trai chở đến trường (ông xã tôi còn bận đi dạy, chiều 13 mới tham gia sinh hoạt). Vừa đến đất trại tôi gặp được một số bạn ở Đà Nẵng như anh Phạm Dũng, Nguyễn Hưng...tuy biết tên nhưng chưa một lần gặp mặt. Lại nữa, tôi còn được gặp các bạn Đông Giang Sài Gòn - đã có lần cùng tôi tham gia chuyến đi Cù Lao Chàm ( ngày 11 và 12 của tháng 7/2009, rồi họp mặt lần thứ 8 của Đông Giang Sài Gòn vào mùa xuân 2012) nên cũng có nhiều gắn bó...Dù có bạn chưa một lần gặp mặt nhưng hai chữ Đông Giang là cầu nối vững chắc để chúng tôi thật sự quý mến nhau. Nhìn bạn Trương Dũng cùng một số bạn khác đang trang trí trại cựu học sinh Đông Giang và khắp khu vực cắm trai ai ai cũng hăng hái trang trí lều trại của lớp mình, lòng tôi như sống lại tuổi thơ trong những lần cắm trại xa xưa thời còn đi học. Hình ảnh này trông thật dễ thương làm sao! Không khí ngày khai mạc trại để chào mừng lễ kỉ niệm 50 năm thành lập thật tưng bừng náo nhiệt.
Trong thời gian chờ đợi các bạn về đông đủ, tôi đã rảo quanh sân trường trong tiếng nhạc xập xình tổng duyệt văn nghệ. Tôi vào hành lang trường để tìm lại dấu vết ngày xưa. Nơi đầu hồi phía bắc căn phòng đang xây lúc ấy, tìm lại nơi chúng tôi đã một thời chơi nhảy dây khi mới vào học lớp sáu, tìm lại căn phòng đang xây dở dang với những cây cột chống và những bức tường chưa được tô vôi. Nơi đã từng có lần thầy Thành xoa đầu tôi vì hiểu tâm trạng của một học trò rủi ro bị điểm kém, hơi ấm của bàn tay thầy như vẫn còn đâu đây mà bóng thầy mãi biền biệt không về trong ngày hội. (Tâm tư này tôi đã gửi gắm không chỉ với riêng thầy mà còn với thật nhiều thầy cô khác trong bài viết "Vùng trời kỉ niệm" gửi Đặc san 50 năm của Trường ở hải ngoại mà BBT đã nhận thiếu sót vì không đăng bài của tôi. Sự hụt hẫng và nỗi buồn xáo trộn tâm tư sau ngày hội của tôi cũng chính vì lẽ đó).
Tối hôm ấy trời mưa tầm tã, trời như muốn tiêu hủy đi những gì Đông Giang gầy dựng và làm cho đêm văn nghệ không thành. Dù mưa kéo dài nhưng những tiết mục văn nghệ vẫn cứ công diễn. Tiết mục "Về muộn" của cựu học sinh Đông Giang Sài Gòn do bạn Khẩn sáng tác, mặc dù âm thanh không rõ lắm nhưng những lời cuối cùng "Thầy đâu rồi thầy? Cô đâu rồi cô?" thật sự đã làm tôi xúc động. Chụp lấy, chụp để vài tấm hình tôi như muốn mượn lời của Khẩn để nói với thầy cô. Tôi nhớ quá thầy Thành, thầy Phó, thầy Phụng...không bao giờ tôi được gặp lại các thầy.
y.
Sân trường còn lại rất ít người, tôi bỗng gặp thầy Ba, trông thầy vẫn
còn trẻ khỏe lắm. Tôi buộc miệng khen thầy và thầy cũng thế. Vâng, thầy
trò ta ráng mà trẻ khỏe để thỉnh thoảng còn được gặp nhau thầy nhé! Một
ngày rồi cũng đã trôi qua mà bạn bè xưa vẫn chẳng được gặp mấy người.
Sáng ngày 13-9, chưa có tham gia chương trình ở trường, chúng tôi được bạn Lương mời họp mặt tại nhà. Thật dễ thương, cậu con trai của Lương đã giành phần làm bún thịt nướng để thết đãi bạn bè của mẹ. Thằng bé vừa làm vừa bi bô kể chuyện dễ thương làm sao! Tôi muốn ôm hôn nó như hôn một đứa con ngoan. Buổi sáng ở nhà Lương thật vui, chúng tôi chụp cho nhau những tấm hình lưu niệm. Thật sự chúng tôi đã về lại tuổi thơ vui chơi, đùa nghịch. Vui nhất là lúc chụp hình không ai chịu nhường ai, giành nhau từng chiếc ghế để mình đứng được cao hơn, cao hơn nữa. Nhìn lại những tấm hình chúng tôi không thể nhịn được cười. Mải mê vui đùa, chiều đó chúng tôi đến trường sinh hoạt "nhịp cầu tri âm" bị trễ. Khi nhìn thấy hai hàng học sinh đứng đón chào vào cổng trường lòng tôi lại thấy quá ư vinh dự và ấm cúng làm sao. Tôi có cảm tưởng như những đứa em nhỏ đón chào anh chị từ xa về lại mái nhà xưa. Càng vui hơn khi chúng tôi được các em trao huy hiệu để gắn vào áo và món quà tặng tinh thần với đặc san "Trầm tích". Tôi không ngờ nhà trường tổ chức buổi sinh hoạt giao lưu lại long trọng ngoài sự tưởng tượng của tôi. Trên mỗi bàn, bàn nào cũng có bánh sinh nhật kỉ niệm 50 năm và lọ hoa thật đẹp. Ngoài ra còn có lễ tiệc thết đãi thật chu đáo. Giữa sân trường tượng anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám uy nghi mà gần gũi như rực lên trong nắng ngã về chiều. Tôi còn đang ngẩn người ngắm nhìn quang cảnh nên chưa ổn định được chỗ ngồi thì đã được mời lên khán đài để góp vui văn nghệ với bài hát "Ô mê li". Mỗi khi có dịp hát bài này, lòng tôi nghe rộn rã, yêu đời. Tiết tấu bài hát nhanh, thanh thoát, vui tươi làm lòng người rộng mở. Ban nhạc chơi thật hay và giúp tôi sống trọn vẹn trong lời ca tiếng nhạc. Tôi như con cá được tung tăng trong lòng đại dương mênh mông dưới ánh nắng chiều, ngây ngất trong lời chào mừng. Đúng là âm nhạc có một sức cuốn hút lớn và gắn kết con người lại với nhau. Chúng tôi chụp vài tấm hình lưu niệm dưới tượng đài và nơi đây cũng rất nhiều lớp, nhiều nhóm bạn rủ nhau về để lấy hình kỉ niệm cho lần hội ngộ Đông Giang - Hoàng Hoa Thám. Nhìn những cái bắt tay đầy thiện cảm của bạn bè các lớp trong sân trường lòng tôi dâng lên bao niềm cảm xúc.
Sáng ngày 13-9, chưa có tham gia chương trình ở trường, chúng tôi được bạn Lương mời họp mặt tại nhà. Thật dễ thương, cậu con trai của Lương đã giành phần làm bún thịt nướng để thết đãi bạn bè của mẹ. Thằng bé vừa làm vừa bi bô kể chuyện dễ thương làm sao! Tôi muốn ôm hôn nó như hôn một đứa con ngoan. Buổi sáng ở nhà Lương thật vui, chúng tôi chụp cho nhau những tấm hình lưu niệm. Thật sự chúng tôi đã về lại tuổi thơ vui chơi, đùa nghịch. Vui nhất là lúc chụp hình không ai chịu nhường ai, giành nhau từng chiếc ghế để mình đứng được cao hơn, cao hơn nữa. Nhìn lại những tấm hình chúng tôi không thể nhịn được cười. Mải mê vui đùa, chiều đó chúng tôi đến trường sinh hoạt "nhịp cầu tri âm" bị trễ. Khi nhìn thấy hai hàng học sinh đứng đón chào vào cổng trường lòng tôi lại thấy quá ư vinh dự và ấm cúng làm sao. Tôi có cảm tưởng như những đứa em nhỏ đón chào anh chị từ xa về lại mái nhà xưa. Càng vui hơn khi chúng tôi được các em trao huy hiệu để gắn vào áo và món quà tặng tinh thần với đặc san "Trầm tích". Tôi không ngờ nhà trường tổ chức buổi sinh hoạt giao lưu lại long trọng ngoài sự tưởng tượng của tôi. Trên mỗi bàn, bàn nào cũng có bánh sinh nhật kỉ niệm 50 năm và lọ hoa thật đẹp. Ngoài ra còn có lễ tiệc thết đãi thật chu đáo. Giữa sân trường tượng anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám uy nghi mà gần gũi như rực lên trong nắng ngã về chiều. Tôi còn đang ngẩn người ngắm nhìn quang cảnh nên chưa ổn định được chỗ ngồi thì đã được mời lên khán đài để góp vui văn nghệ với bài hát "Ô mê li". Mỗi khi có dịp hát bài này, lòng tôi nghe rộn rã, yêu đời. Tiết tấu bài hát nhanh, thanh thoát, vui tươi làm lòng người rộng mở. Ban nhạc chơi thật hay và giúp tôi sống trọn vẹn trong lời ca tiếng nhạc. Tôi như con cá được tung tăng trong lòng đại dương mênh mông dưới ánh nắng chiều, ngây ngất trong lời chào mừng. Đúng là âm nhạc có một sức cuốn hút lớn và gắn kết con người lại với nhau. Chúng tôi chụp vài tấm hình lưu niệm dưới tượng đài và nơi đây cũng rất nhiều lớp, nhiều nhóm bạn rủ nhau về để lấy hình kỉ niệm cho lần hội ngộ Đông Giang - Hoàng Hoa Thám. Nhìn những cái bắt tay đầy thiện cảm của bạn bè các lớp trong sân trường lòng tôi dâng lên bao niềm cảm xúc.
Tối 13 - 9, đêm hội ngộ với lửa trại diễn ra ở sân trường. Sau nghi lễ
khai mạc, thầy hiệu trưởng Phan Bá Tánh đại diện nhà trường lên châm
ngọn lửa. Từ đầu dây trên khán đài, ngọn lửa di chuyển về giàn củi đã
chất sẵn. Ánh sáng bùng lên soi tỏ những khuôn mặt háo hức đợi chờ và từ
trong vòng tròn quanh đống lửa tiếng hát cất lên với lòng tự hào ca
ngợi Việt Nam. Tất cả chúng tôi Đông Giang Sài Gòn - Tây Nguyên - Quảng
Nam Đà Nẵng đã sôi nổi chạy ra sân với sự hoan nghênh chào đón, với
những vòng tay thân ái của các em. Ngọn lửa truyền đến như truyền cho
nhau mối tình gắn bó của Đông Giang xưa và Hoàng Hoa Thám nay, của khối
đại đoàn kết lan rộng Đông Giang - Hoàng Hoa Thám. Mọi khuôn mặt rạng rỡ
hẳn lên, những cánh tay vươn cao chào đón, những cái năm tay siết chặt
tình thân. Dưới ánh lửa bập bùng của đêm hội ngộ, chúng tôi đã vòng
quanh đống lửa không biết bao nhiêu lần. Tôi chẳng hề thấy mệt chút nào.
Trong phút chốc, bỗng thấy như mình trở lại tuổi mười lăm. Lệ Vân lo
lắng bảo tôi: "Mình sợ Xuân bị xỉu vì vừa qua cơn bệnh". Tôi đã trả
lời:"Vân đừng lo, không bao giờ đâu! Những lúc như thế này mình chỉ có
khỏe hơn thì có". Và thế là tôi tiếp tục trở lại vòng tròn và tung tăng
ca hát. Chưa bao giờ tôi cảm thấy hứng thu khi hát bài "Chiều lên bản
Thượng" như lúc này. Tôi như con chim non sổ lồng, được thỏa thê ca hát,
được trở về với rừng xanh yêu dấu của mình. Thỉnh thoảng tôi lại được
một em dúi vào tay mình một mảnh vôn màu, một cành hoa giấy...Ôi làm sao
nói được cảm xúc này! Tôi thật sự đã hóa thân thành cô gái miền sơn
cước lúc nào không biết - tự nhiên sống với núi rừng hoang dã. Có lẽ dấu
ấn trong sân trường Đông Giang yêu dấu này sẽ mãi mãi để lại trong tâm
trí tôi không bao giờ nhạt phai theo năm tháng.
Tối 13 thật sự trôi qua trong sự nuối tiếc, chỉ còn lại một ngày thôi. Tôi như đứa trẻ nhìn những ngày Tết cạn dần mà áo mới của mình còn thơm mùi long não. Tôi không muốn ngày mồng 3 Tết vội đến - ngày đông chợ đầu năm như một bản án treo báo rằng cuộc vui phải dứt. Nhưng không, ở đây ngày 14 lại là ngày trọng đại của chúng tôi. Buổi sáng hôm đó, một số bạn đại diện cựu học sinh dự lễ tại trường còn lại các bạn khác sinh hoạt tự do... Chúng tôi tập trung về nhà Hồng dự bữa cơm trưa thân mật và chuẩn bị cho buổi sinh hoạt tại nhà hàng Đại Phúc Thịnh vào chiều hôm ấy.
Giờ phút trọng đại rồi cũng đến. Buổi lễ diễn ra thật long trọng. Phút mặc niệm tưởng nhớ đến thầy cô và cựu học sinh đã qua đời thật trang nghiêm, mọị người đứng như bất động; dường như ai cũng dành những giây phút thiêng liêng này để hướng về người thầy , người bạn đã ra đi mà ở họ không bao giờ phai mờ trong kí ức. Bức thư của thầy nguyên hiệu trưởng Lâm Sĩ Hồng tôi chăm chú nghe từng lời từng chữ như một học sinh ngày nào nghe thầy phát biểu trong những lúc chào cờ. Thầy vẫn hỏi han về trường xưa cảnh cũ, vẫn nhớ về đám học trò nhỏ ngày nào và ấm cúng quá trong hội trường với nhiều thầy cô xưa và nay tham dự; với bạn bè cách biệt hơn bốn mươi năm nay có dịp gặp nhau như Nguyễn Thị Gia Lai từ Huế trở về, Nguyễn Quyền từ Đồng Nai trở lại...Quyền khó khăn lắm mới nhận ra được một số bạn trong chúng tôi, dù chúng tôi chỉ chào nhau vội vã vì ở cái không khí đó khó lòng để có thời gian tâm sự. Một chút sắt se đến trong lòng tôi khi thấy Quyền so với ngày xưa (ngày bạn ấy cầm lá cờ đại diện cho trường trong lần diễu hành năm 1972). Rõ là thời gian và điều kiện sống, điều kiện sức khỏe đã làm người thay đổi không ít nhưng một điều tôi chắc rằng tình cảm của lớp tôi, của trường tôi không bao giờ thay đổi cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Cảm ơn Quyền lắm, dù ở xa, dù điều kiện khó khăn trong lần về nhưng bạn đã cố gắng về để chúng tôi gặp mặt, dù chỉ để cười chào nhau một cái. Cảm ơn quá Đông Giang 50 năm của tôi ơi!
Phần hội diễn ra sau niềm vui cắt bánh sinh nhật. Nào là văn nghệ, đấu giá, xổ số...Việc đấu giá vô cùng ý nghĩa, bức tranh có chữ kí của các thầy cô thật quý giá biết bao ! Hình ảnh anh Được (K3) tay chống nạng, anh Huỳnh Nam Hải (K11) với chiếc xe lăn đã cùng về dự Hội thật đáng trân trọng biết nhường nào! Ở các anh đã thể hiện tình cảm sâu nặng với mái trường dấu yêu ngày cũ. Các tiết mục văn nghệ diễn ra trong bầu không khí ấm áp nghĩa tình. Tôi lại bùi ngùi xúc động khi nghe đến bài hát "Về muộn" mà tôi đã từng nghe ở đêm 12 tháng 9. Khẩn đã giúp tôi có được thêm một lần để cảm xúc dâng trào, tôi nhắm nghiền mắt để tưởng niệm đến những người thầy, những người cô đã từng dạy cho tôi dưới ngôi trường cát vàng nắng cháy ngày xưa.
Tối hôm ấy, dù chương trình sắp xếp chưa được hoàn chỉnh lắm nhưng tôi cũng rất vui vì được đóng lại vai trò của cô nữ sinh ngày xưa một thời áo trắng lúc tan trường với bài hát "Ngày xưa Hoàng Thị". Tôi chân thành cám ơn những bó hoa của các bạn tặng cho và trong dịp này tôi xin được nói lời cảm ơn đến bạn Nguyễn Đức Lư (hiện là bác sĩ trưởng khoa hồi sức cấp cứu tại bệnh viên Đa khoa Đà Nẵng) đã từng có lần cứu sống tôi. Lúc đó, nhờ Huỳnh Thị Thùy-K10 đã nhiệt tình làm cầu nối. Xin cảm ơn người em gái dễ thương, mỗi khi nhớ về Đông Giang chị vẫn không quên cô gái nhiệt tình sôi nổi và luôn là cầu nối cho Đông Giang chúng ta. Bó hoa bạn Nguyễn Đức Lư tặng tôi không chỉ là bó hoa của cựu học sinh tặng nhau mà với tôi còn có ý nghĩa của một vị bác sĩ tặng cho một bệnh nhân với kết quả điều trị của mình. Đó là gì, nếu không là tình cảm thâm sâu của tổ ấm Đông Giang?
A Quốc Khánh tặng hoa
Cuộc vui nào rồi cũng tàn, cho dù chúng tôi cố níu kéo thời gian thì rồi đêm cũng đã khuya. Mãi đến 22 giờ tối hôm đó, chúng tôi mới chia tay và rời hội trường trong niềm luyến tiếc thời gian sao quá vội. Tôi chợt nhớ dòng thơ ngày nào đã viết: "Giá chi tôi được làm người giữ ngục, Khóa cửa thời gian để tháng chín ngừng trôi". Thực tế thì không ai khóa được cửa thời gian. Cửa thời gian vẫn phải mở để rồi tiếp tục sản sinh những con người như con người ở Đông Giang - Hoàng Hoa Thám, những con người đầy tình nghĩa với trường với lớp, với thầy cô bè bạn.
Năm tháng có qua đi, bụi thời gian có chồng chất nhưng sẽ không bao giờ nhạt phai đi tình cảm của những con người luôn nghĩ về nhau. Dù ở bất cứ nơi đâu, tình cảm ấy ngàn đời bất diệt. Hỡi Đông Giang yêu dấu của tôi ơi !!!...
28/9/2013
Phan Thị Hoa Xuân K6
Tối 13 thật sự trôi qua trong sự nuối tiếc, chỉ còn lại một ngày thôi. Tôi như đứa trẻ nhìn những ngày Tết cạn dần mà áo mới của mình còn thơm mùi long não. Tôi không muốn ngày mồng 3 Tết vội đến - ngày đông chợ đầu năm như một bản án treo báo rằng cuộc vui phải dứt. Nhưng không, ở đây ngày 14 lại là ngày trọng đại của chúng tôi. Buổi sáng hôm đó, một số bạn đại diện cựu học sinh dự lễ tại trường còn lại các bạn khác sinh hoạt tự do... Chúng tôi tập trung về nhà Hồng dự bữa cơm trưa thân mật và chuẩn bị cho buổi sinh hoạt tại nhà hàng Đại Phúc Thịnh vào chiều hôm ấy.
Giờ phút trọng đại rồi cũng đến. Buổi lễ diễn ra thật long trọng. Phút mặc niệm tưởng nhớ đến thầy cô và cựu học sinh đã qua đời thật trang nghiêm, mọị người đứng như bất động; dường như ai cũng dành những giây phút thiêng liêng này để hướng về người thầy , người bạn đã ra đi mà ở họ không bao giờ phai mờ trong kí ức. Bức thư của thầy nguyên hiệu trưởng Lâm Sĩ Hồng tôi chăm chú nghe từng lời từng chữ như một học sinh ngày nào nghe thầy phát biểu trong những lúc chào cờ. Thầy vẫn hỏi han về trường xưa cảnh cũ, vẫn nhớ về đám học trò nhỏ ngày nào và ấm cúng quá trong hội trường với nhiều thầy cô xưa và nay tham dự; với bạn bè cách biệt hơn bốn mươi năm nay có dịp gặp nhau như Nguyễn Thị Gia Lai từ Huế trở về, Nguyễn Quyền từ Đồng Nai trở lại...Quyền khó khăn lắm mới nhận ra được một số bạn trong chúng tôi, dù chúng tôi chỉ chào nhau vội vã vì ở cái không khí đó khó lòng để có thời gian tâm sự. Một chút sắt se đến trong lòng tôi khi thấy Quyền so với ngày xưa (ngày bạn ấy cầm lá cờ đại diện cho trường trong lần diễu hành năm 1972). Rõ là thời gian và điều kiện sống, điều kiện sức khỏe đã làm người thay đổi không ít nhưng một điều tôi chắc rằng tình cảm của lớp tôi, của trường tôi không bao giờ thay đổi cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Cảm ơn Quyền lắm, dù ở xa, dù điều kiện khó khăn trong lần về nhưng bạn đã cố gắng về để chúng tôi gặp mặt, dù chỉ để cười chào nhau một cái. Cảm ơn quá Đông Giang 50 năm của tôi ơi!
Phần hội diễn ra sau niềm vui cắt bánh sinh nhật. Nào là văn nghệ, đấu giá, xổ số...Việc đấu giá vô cùng ý nghĩa, bức tranh có chữ kí của các thầy cô thật quý giá biết bao ! Hình ảnh anh Được (K3) tay chống nạng, anh Huỳnh Nam Hải (K11) với chiếc xe lăn đã cùng về dự Hội thật đáng trân trọng biết nhường nào! Ở các anh đã thể hiện tình cảm sâu nặng với mái trường dấu yêu ngày cũ. Các tiết mục văn nghệ diễn ra trong bầu không khí ấm áp nghĩa tình. Tôi lại bùi ngùi xúc động khi nghe đến bài hát "Về muộn" mà tôi đã từng nghe ở đêm 12 tháng 9. Khẩn đã giúp tôi có được thêm một lần để cảm xúc dâng trào, tôi nhắm nghiền mắt để tưởng niệm đến những người thầy, những người cô đã từng dạy cho tôi dưới ngôi trường cát vàng nắng cháy ngày xưa.
Tối hôm ấy, dù chương trình sắp xếp chưa được hoàn chỉnh lắm nhưng tôi cũng rất vui vì được đóng lại vai trò của cô nữ sinh ngày xưa một thời áo trắng lúc tan trường với bài hát "Ngày xưa Hoàng Thị". Tôi chân thành cám ơn những bó hoa của các bạn tặng cho và trong dịp này tôi xin được nói lời cảm ơn đến bạn Nguyễn Đức Lư (hiện là bác sĩ trưởng khoa hồi sức cấp cứu tại bệnh viên Đa khoa Đà Nẵng) đã từng có lần cứu sống tôi. Lúc đó, nhờ Huỳnh Thị Thùy-K10 đã nhiệt tình làm cầu nối. Xin cảm ơn người em gái dễ thương, mỗi khi nhớ về Đông Giang chị vẫn không quên cô gái nhiệt tình sôi nổi và luôn là cầu nối cho Đông Giang chúng ta. Bó hoa bạn Nguyễn Đức Lư tặng tôi không chỉ là bó hoa của cựu học sinh tặng nhau mà với tôi còn có ý nghĩa của một vị bác sĩ tặng cho một bệnh nhân với kết quả điều trị của mình. Đó là gì, nếu không là tình cảm thâm sâu của tổ ấm Đông Giang?
A Quốc Khánh tặng hoa
Cuộc vui nào rồi cũng tàn, cho dù chúng tôi cố níu kéo thời gian thì rồi đêm cũng đã khuya. Mãi đến 22 giờ tối hôm đó, chúng tôi mới chia tay và rời hội trường trong niềm luyến tiếc thời gian sao quá vội. Tôi chợt nhớ dòng thơ ngày nào đã viết: "Giá chi tôi được làm người giữ ngục, Khóa cửa thời gian để tháng chín ngừng trôi". Thực tế thì không ai khóa được cửa thời gian. Cửa thời gian vẫn phải mở để rồi tiếp tục sản sinh những con người như con người ở Đông Giang - Hoàng Hoa Thám, những con người đầy tình nghĩa với trường với lớp, với thầy cô bè bạn.
Năm tháng có qua đi, bụi thời gian có chồng chất nhưng sẽ không bao giờ nhạt phai đi tình cảm của những con người luôn nghĩ về nhau. Dù ở bất cứ nơi đâu, tình cảm ấy ngàn đời bất diệt. Hỡi Đông Giang yêu dấu của tôi ơi !!!...
28/9/2013
Phan Thị Hoa Xuân K6
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét