Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

KỲ DIỆU CỦA KHOA HỌC: Chế tạo thành công lá gan nhân tạo cho con người

Thầy Nguyễn Bang xin giới thiệu đến Quý thầy cô, anh chị thông tin mới đầy hứa hẹn trong y khoa: Chế tạo thành công lá gan nhân tạo cho con người
Là người không trực tiếp tham gia phát minh trên, giáo sư Illic bày tỏ sự khâm phục về kỹ thuật đầy hứa hẹn cho ngành y khoa; tuy nhiên, theo ông thì sẽ có những việc khó tiên liệu và mất thời gian nhiều năm để thực nghiệm.

- Các khoa học gia Nhật Bản lần đầu tiên đã chế tạo thành công gan nhân tạo với đầy đủ chức năng hoạt động, lấy từ những tế bào cấy trong da và máu.

Mặc dù phải mất đến cả 10 năm nữa thì ứng dụng của lá gan nhân tạo mới thực sự được đưa vào thân thể con người, nhưng các nhà khoa học này cho rằng sự thành công này đang dọn đường cho việc chế tạo những bộ phận nhân tạo khác trong cơ thể, mà hiện nay nhu cầu sử dụng rất cao nhưng lại rất khan hiếm.


Sự tiến bộ của con người trong ngành y khoa đã đến mức khó tưởng tượng nổi và sẽ còn đi bao xa nữa. Photo courtesy: AP

Theo ông Dusco Illic, một chuyên gia lỗi lạc về tế bào tại đại học King ở Luân Đôn, thì đây là một thành quả mà chỉ mới năm trước, không ai có thể nghĩ đến.

Là người không trực tiếp tham gia phát minh trên, giáo sư Illic bày tỏ sự khâm phục về kỹ thuật đầy hứa hẹn cho ngành y khoa; tuy nhiên, theo ông thì sẽ có những việc khó tiên liệu và mất thời gian nhiều năm để thực nghiệm. Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới từ lâu đã tìm cách tái tạo tế bào lấy từ trong bào thai, làn da hoặc máu trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.

Hiện nay, mọi quốc gia đều trải qua sự thiếu hụt trầm trọng đối với nhu cầu ghép gan, thận, tim và các bộ phận khác trong cơ thể con người. Nhóm nghiên cứu Nhật Bản trên thuộc trường đại học y khoa Yokohoma đã dùng 3 loại tế bào khác nhau trong thành phần cơ cấu gan để chung vào nhau và nhận thấy sự phát triển của mầm lá gan từ đó. Khi đem cấy vào trong loài chuột thì mầm gan này đã trưởng thành và kết nối với những mạch máu, bắt đầu hoạt động với những chức năng đầy đủ như bộ gan người lớn.

Ông Takanori Takebe, người đứng đầu chương trình nghiên cứu này cho biết ông rất vui mừng với kết quả nhận được, và từ đó ông có dự tính sẽ thực hiện tiếp theo về việc cấy những bộ phận khác như thận và lá phổi.

Trong tương lai gần, những loại thuốc mới phát minh sẽ được ứng dụng cho các chú chuột được ghép gan nhân tạo nhằm theo dõi những phản ứng phụ có thể xảy ra hoặc có thể gây độc hại cho gan.

Dù sao thì đối với nhiều chuyên viên ghép tế bào trên thế giới, sự thành công trong việc chế gan nhân tạo là một hiện tượng rất lạc quan cho ngành y khoa trong tương lai.

Phước An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét