Nhất Linh thổi clarinette
Hội An với nấm mồ Nhất Linh
Sau khi tiếp nhận các nguồn tin trên, tôi mấy lần ghé Hội An, hỏi một số người địa phương về nấm mồ Nhất Linh, đều nghe đáp:
- Ở Hội An có từ đường Nguyễn Tường, chứ không có mộ Nhất Linh.
Mùa hè 2010, lại về thăm phố cổ, tôi quyết định dành thời gian tìm kiếm âm phần thủ lĩnh của Tự Lực Văn Đoàn, người từng chủ trương: “Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ”. Thoạt tiên, tôi liên hệ với một số cơ quan chức năng tại đây. Giám đốc Trung tâm Văn hoá – Thể thao thành phố Hội An là Võ Phùng cho biết:
- Chắc chắn không có mộ Nhất Linh ở Hội An.
Công tác tại Trung tâm kia, lại dành nhiều thời gian nghiên cứu về cuộc đời lẫn sự nghiệp Nhất Linh, song nhà thơ Phùng Tấn Đông vẫn nhấn mạnh:
- Chưa hề dời mộ Nhất Linh từ Sài Gòn ra Hội An.
Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An là Nguyễn Chí Trung nói:
- Hội An không có mộ Nhất Linh. Nhân vật nổi tiếng vậy mà chôn ở Hội An thì dân địa phương biết liền chứ. Tuy nhiên, anh thử tìm hiểu thêm, biết đâu…
Trần Tuấn – trưởng phòng kỹ thuật Palm Garden Beach Resort & Spa ở Cửa Đại – vừa lái xe đưa tôi đi, vừa cười:
- Chẳng khác mò kim đáy bể, anh Phanxipăng ạ!
Từ đường phái nhì Quảng Nam của dòng họ Nguyễn Tường trên đường Lê Quý Đôn, toạ lạc giữa các di tích đã được Nhà nước xếp hạng là Khổng miếu và lăng ngài Tham tri Trần Ngọc Dao (3). Tôi tạt vào từ đường, gặp chị Nguyễn Thị Quyên. Chị tươi cười:
- Mộ nhà văn Nhất Linh cùng vợ và con gái Nguyễn Thị Kim Thư đã được gia quyến cải táng về Hội An ngày 28-4-2001. Dạo đó, các con của Nhất Linh gồm Nguyễn Tường Việt, Nguyễn Tường Thiết, Nguyễn Thị Kim Thoa cùng đến đất này lo hiếu sự.
Trong từ đường, gian phía tây có thờ chân dung Nhất Linh.
Phanxipăng và Nguyễn Thị Quyên trước bàn thờ Nhất Linh cùng gia quyến trong từ đường. Ảnh: Trần Tuấn
Chị Quyên nhiệt tình đưa tôi ra xã Cẩm Hà, tới Nghĩa trang nhân dân thành phố Hội An, bước vào khu âm phần dành cho tộc Nguyễn Tường. Trông thấy mộ vợ chồng Nhất Linh, ngay lập tức, Trần Tuấn thảng thốt:
- Hỡi ôi! Mộ Nhất Linh dời về đây từ năm 2001, lẽ nào người Hội An lâu nay mù tịt? Mộ bậc tài danh lẫy lừng mà sao nhỏ nhắn quá, bị chìm khuất quá, khó tìm kiếm quá!
Nội dung bia mộ Nhất Linh đan xen Hán tự phồn thể lẫn giản thể và Việt ngữ.
Chữ Hán:
錦江
阮祥门第十世
顯考号一灵阮府君之佳域 (4)
Phiên âm:
Cẩm Giàng
Nguyễn Tường môn đệ thập thế
Hiển khảo hiệu Nhất Linh Nguyễn phủ quân chi giai vực
Nghĩa:
Cẩm Giàng
Họ Nguyễn Tường, đời thứ 10
Mộ thân phụ có hiệu Nhất Linh của chúng tôi
Chữ Việt:
Sinh năm 1906
Mất năm 1963
Nam: Tường Việt, Triệu, Thạch, Thiết, nữ: Kim Thoa, cháu nội: Tường Anh, Phong, Thao phụng lập 4-2001
Chị Quyên nhiệt tình đưa tôi ra xã Cẩm Hà, tới Nghĩa trang nhân dân thành phố Hội An, bước vào khu âm phần dành cho tộc Nguyễn Tường. Trông thấy mộ vợ chồng Nhất Linh, ngay lập tức, Trần Tuấn thảng thốt:
- Hỡi ôi! Mộ Nhất Linh dời về đây từ năm 2001, lẽ nào người Hội An lâu nay mù tịt? Mộ bậc tài danh lẫy lừng mà sao nhỏ nhắn quá, bị chìm khuất quá, khó tìm kiếm quá!
Nội dung bia mộ Nhất Linh đan xen Hán tự phồn thể lẫn giản thể và Việt ngữ.
Chữ Hán:
錦江
阮祥门第十世
顯考号一灵阮府君之佳域 (4)
Phiên âm:
Cẩm Giàng
Nguyễn Tường môn đệ thập thế
Hiển khảo hiệu Nhất Linh Nguyễn phủ quân chi giai vực
Nghĩa:
Cẩm Giàng
Họ Nguyễn Tường, đời thứ 10
Mộ thân phụ có hiệu Nhất Linh của chúng tôi
Chữ Việt:
Sinh năm 1906
Mất năm 1963
Nam: Tường Việt, Triệu, Thạch, Thiết, nữ: Kim Thoa, cháu nội: Tường Anh, Phong, Thao phụng lập 4-2001
Phanxipăng bên mộ Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và Phạm Thị Nguyên tại Hội An. Ảnh: Trần Tuấn
Chị Quyên cất tiếng:
- Nghe tin tỉnh Hải Dương đang xúc tiến tạo dựng Khu lưu niệm Tự Lực Văn Đoàn. Đúng không anh Phanxipăng?
Quả đúng vậy. Tại thị trấn Cẩm Giàng thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, hội thảo Bảo tồn và phát huy di sản cố trạch của Tự Lực Văn Đoàn đã được tổ chức ngày 9-5-2008. Ngày 17-12-2008, UBND tỉnh Hải Dương ban hành công văn chỉ đạo quy hoạch khu vực cố trạch của Tự Lực Văn Đoàn tại thị trấn đó. Tháng 4-2009, UBND huyện Cẩm Giàng lập ban chỉ đạo quy hoạch; và theo kế hoạch thì giai đoạn 1 tạo dựng Khu lưu niệm Tự Lực Văn Đoàn đạt diện tích 1,2ha, trong đó có công viên văn hoá, thư viện, nhà khách.
Thế thì với ngôi mộ của vị chủ soái Tự Lực Văn Đoàn là nhà văn kiêm nhà báo Nhất Linh, thành phố Hội An nên sớm trù hoạch và triển khai biện pháp tôn tạo khả thi nhằm mở thêm chốn giao lưu văn hoá bổ ích, đồng thời là điểm du lịch thú vị thừa khả năng cuốn hút đông đảo tao nhân mặc khách muôn phương.
Quả lựu. Tranh do Nhất Linh vẽ năm 1957
(3)
Có thể tham khảo bài Phó bảng của Phanxipăng đã đăng tạp chí Thế Giới
Mới 868 (11-1-2010) rồi truyền lên một số trang web, trong đó có weblog
này:
http://phanxipang.wordpress.com/2012/08/26/pho-bang-i/
http://phanxipang.wordpress.com/2012/08/27/pho-bang-ii/
(4) Bút hiệu / bút danh chính của Nguyễn Tường Tam 阮祥叄 là Nhất Linh vẫn được ghi kiểu kép 壹零 nhưng bia lại khắc kiểu đơn 一灵. Qua bài Nấm cỏ đưa về tấc đất xuân, Phạm Phú Minh phê bình tấm bia này: “Riêng chữ thứ 9 từ trên xuống, có lẽ do thợ khắc sai, không có nghĩa, được đoán là chữ chi”. Kỳ thực, chữ 之 chi cũng được thể hiện theo dạng “thượng sơn, hạ nhị” như vậy, chẳng hạn bia nơi mộ Tăng Bạt Hổ trong khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu ở Bến Ngự, Huế.
● Phanxipăng
http://phanxipang.wordpress.com/2012/08/26/pho-bang-i/
http://phanxipang.wordpress.com/2012/08/27/pho-bang-ii/
(4) Bút hiệu / bút danh chính của Nguyễn Tường Tam 阮祥叄 là Nhất Linh vẫn được ghi kiểu kép 壹零 nhưng bia lại khắc kiểu đơn 一灵. Qua bài Nấm cỏ đưa về tấc đất xuân, Phạm Phú Minh phê bình tấm bia này: “Riêng chữ thứ 9 từ trên xuống, có lẽ do thợ khắc sai, không có nghĩa, được đoán là chữ chi”. Kỳ thực, chữ 之 chi cũng được thể hiện theo dạng “thượng sơn, hạ nhị” như vậy, chẳng hạn bia nơi mộ Tăng Bạt Hổ trong khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu ở Bến Ngự, Huế.
● Phanxipăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét