Chỉ còn 1,2 ngày nữa là chúng ta tiễn Rồng đón Rắn, thầy Nguyễn Bang xin giới thiệu đến Quý thầy cô, anh chị bài PHIẾM LUẬN VỀ RẮN của Trần Đỗ Cẩm :
Chỉ trong chớp mắt giống một thoáng chiêm bao, năm lại hết, tết đã tới.
Trong tâm tư ngưới Việt tha hương tị nạn, dù người bỏ nước đi trước,
vượt biên sang sau hay gia đình đoàn tụ, chắc không sao tránh khỏi nỗi
bùi ngùi xúc động mỗi khi quạnh quẽ đón xuân nơi đất khách quê người. Ðể
phần nào quên đi nỗi sầu viễn xứ, chúng tôi hân hạnh đóng góp vài mẩu
chuyện phiếm về năm con rắn, trước để có dịp viết lại những giòng chữ
Việt tuy đơn sơ mộc mạc nhưng đầy trừu mến thương yêu, sau để ôn lại vài
sự tích xa xưa do ông bà kể lại để cống hiến độc giả những giây phút
giải trí thoải mái vào lúc xuân sang.
Trước hết, nhân dịp đầu năm, thành thực cầu chúc qúi vị cùng bửu quyến được an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, phúc lộc đầy nhà.
Theo ngũ hành can chi, năm vừa qua là năm thìn, cầm tinh con rồng. Nếu căn cứ vào "tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển" do các vị chuyên "rờ mu rùa" bàn tán theo sách Lốc Cốc Tử, năm rồng bao giờ cũng rất hên "đại cát đại lợi", vì chẳng những Rồng là một linh vật đứng đầu trong tứ linh "long, ly, qui, phụng" mà còn là biểu hiệu của chân mạng thiên tử. Tuy nhiên trong năm vừa qua, nếu có vị nào chưa được may mắn khi du hành Las Vegas hoặc không được thuận lợi lúc viếng thăm Wall Street, hãy khoan thất vọng. Chắc chắn qua năm con rắn, mặc dù được coi là "dần thân tị hợi “tứ hành xung", nhưng "phúc lộc thọ" sẽ ào ào bò, trườn, lê, lết tới. Sở dĩ chúng tôi giám đoán chắc như vậy vì tuy Rồng trông"ngon" thật, bay lộn rất "ngoạn mục", nhưng chiếu theo luật vận hành của tạo hóa, chẳng qua cũng chỉ ăn hiếp được chú mèo, đến khi xà vương xuất hiện cũng phải bỏ chạy có cờ, nhường ngôi vua phàm trần cho họ hàng loài rắn.
Ðể bài phiếm luận có đầu có đuôi, đề nghị chúng ta hãy tìm hiểu họ hàng hang hốc của loài rắn trước, rồi sau đó sẽ "phiếm" đến những chuyện liên quan tới mãng xà tinh.
Trước hết, nhân dịp đầu năm, thành thực cầu chúc qúi vị cùng bửu quyến được an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, phúc lộc đầy nhà.
Theo ngũ hành can chi, năm vừa qua là năm thìn, cầm tinh con rồng. Nếu căn cứ vào "tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển" do các vị chuyên "rờ mu rùa" bàn tán theo sách Lốc Cốc Tử, năm rồng bao giờ cũng rất hên "đại cát đại lợi", vì chẳng những Rồng là một linh vật đứng đầu trong tứ linh "long, ly, qui, phụng" mà còn là biểu hiệu của chân mạng thiên tử. Tuy nhiên trong năm vừa qua, nếu có vị nào chưa được may mắn khi du hành Las Vegas hoặc không được thuận lợi lúc viếng thăm Wall Street, hãy khoan thất vọng. Chắc chắn qua năm con rắn, mặc dù được coi là "dần thân tị hợi “tứ hành xung", nhưng "phúc lộc thọ" sẽ ào ào bò, trườn, lê, lết tới. Sở dĩ chúng tôi giám đoán chắc như vậy vì tuy Rồng trông"ngon" thật, bay lộn rất "ngoạn mục", nhưng chiếu theo luật vận hành của tạo hóa, chẳng qua cũng chỉ ăn hiếp được chú mèo, đến khi xà vương xuất hiện cũng phải bỏ chạy có cờ, nhường ngôi vua phàm trần cho họ hàng loài rắn.
Ðể bài phiếm luận có đầu có đuôi, đề nghị chúng ta hãy tìm hiểu họ hàng hang hốc của loài rắn trước, rồi sau đó sẽ "phiếm" đến những chuyện liên quan tới mãng xà tinh.
Theo khoa học, rắn thuộc loài bò sát tương tự như giống thằn lằn không chân. Ðiều khác biệt là rắn có một hàng vẩy cứng dưới bụng có thể di động được như những chân nhỏ khi trườn lết. Ðặc điểm nữa là xương hàm trên của rắn có thể di chuyển, đổi chỗ để miệng có thể mở rộng khi nuốt những mồi lớn.
Môn học nghiên cứu về rắn, hay "Xà Học", được giới khoa học gọi là "Herpetology" bắt nguồn từ chữ Hy Lạp "Herpeton" co nghĩa là "loài bò sát". Sau nhiều cuộc khảo sát kỹ lưỡng, người ta vẫn chỉ dự đoán được rằng rắn xuất hiện trên trái đất cùng lúc với loại khủng long, vào thời đại Triassic khoàng 200 triệu năm trước đây. Việc nghiên cứu về tổ tiên loài rắn tương đối khó khăn vì xương rắn nhỏ nên không tồn tại nhiều trong các hóa thạch vật (fossil) giống các động vật có xương lớn khác như khủng long, voi, cọp v.v... Căn cứ vào những bằng chứng tìm được trong thời Cretaceous cách đây khoảng 130 triệu năm, rắn do loại thằn lằn chuyên sống trong hang dưới đất (burrowing lizard) biến thể. Loại thằn lằn này phải sống trong hang để khỏi bị các giống vật khác ăn thịt và cũng để dễ săn mối. Trải qua nhiều triệu năm, chân và và tai của giống thằn lằn hang này bị biến mất để dễ di chuyển trong hang hóc chật chội; dần dần, theo lịch trình tiến hoá biến thành rắn.
Bù lại, rắn có khứu giác rất nhạy, có thể đánh hơi con mồi từ xa. Vì không có chân nên rắn không thể đi hoặc chạy nhảy, mà phải di chuyển bằng động tác "trườn" (locomotion) giống như bơi cạn! Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy. Những chiếc vảy này vô cùng cứng rắn, không lớn lên tương ứng theo sự trưởng thành của thân rắn. Vì vậy cứ 2-3 tháng rắn phải thay da để tăng trưởng một lần. Các chiếc vảy này không chỉ giúp rắn bảo vệ mà còn có chức năng như những bàn chân nhỏ để rắn trườn bò. Khi di chuyển, thân dài và nhỏ của rắn uốn cong thành hình chữ S, phía dưới thân thể theo sát bộ phận phía trên để bò lên cùng vị trí ấy. Khi bò, các vảy trườn theo bộ phận lồi ra, rắn dùng đầu nhọn của các chiếc vảy để trèo lên những đám cỏ hoặc đám đất gồ ghề. Một số loại rắn đặc biệt có khả năng lướt nhanh, hầu hết là thuộc chi Chrysopelea. Chúng có khả năng phóng mình rất xa như bay khoảng trên 10 mét trong không khí, do đó có người gọi là rắn bay. Da rắn được vảy phủ kín. Hầu hết rắn di chuyển dựa vào lớp vảy này. Da rắn khá nhẵn hoặc có hạt. Mi mắt rắn trong suốt và thường xuyên đóng kín, được gọi là vảy mắt. Rắn lột da để lớn theo theo chu kỳ. Không giống những loài bò sát khác, cách thức lột da của rắn t ương tự như người ta tháo bỏ một chiếc vớ: nó cọ đầu và mũi vào những vật cứng, như đá, cho tới khi da rách và chúng bắt đầu lột.
Tất cả các loài rắn đều ăn thịt. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác và những động vật có vú, động vật nhỏ như thằn lằn, chim, trứng các loài khác hay sâu bọ. Một số loài có nọc độc để giết chết con mồi trước khi tiêu thụ. Một số loài khác thì xiết mồi đến chết. Thậm chí có những loài rắn nuốt sống cả con mồi.
Xương hàm dưới của rắn rất linh hoạt. Hai hàm của nó không gắn liền cố định mà di chuyển được và nối thẳng vào xương sọ, cho phép chúng mở rộng miệng để nuốt trọn con mồi dù có lớn hơn nhiều so với đường kính thân rắn.
Sau khi ăn, rắn trở nên lười biếng và thụ động trong khi bộ tiêu hóa bắt đầu làm việc. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động rất mạnh, nhất là khi phải tiêu thụ con mồi lớn. Ở một số loài rắn, toàn bộ hệ thống tiêu hóa sẽ nghỉ ngơi giữa những bữa ăn để tránh thất thoát năng lượng vì rắn ăn khá ít; trong vòng 48 giờ hệ tiêu hóa sẽ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ con mồi. Ở loài rắn đuôi chuông (rattle snake), năng lượng được chuyển hóa rất nhiều trong khi tiêu hóa, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến 14 độ C so với môi trường xung quanh.
Loài rắn thường không cắn người, tuy nhiên có trường hợp những đứa trẻ bị trăn khổng lồ tấn công trong rừng nhiệt đới. Ngay cả một số loài rắn vốn được xem là hung dữ cũng rất ít khi nào cắn người nếu chúng không bị giật mình hay bị khiêu khích, ngoài ra chúng thường lảng đi nơi khác. Phần lớn rắn không độc hoặc độc của chúng cũng không gây chết người. Thông thường, rắn ăn thịt những loài động vật gặm nhấm. Có một vài ngoại lệ như rắn lục, chỉ ăn sâu bọ. Nói chung, rắn thường ăn một số loại thức ăn cố định như chuột hoặc chuột hoang gerbil.
Rắn sinh sản bằng nhiều cách. Hầu hết rắn đều đẻ trứng, và đa số số rời bỏ trứng của chúng sau khi đẻ. Tuy nhiên, một số loài lại giữ trứng trong cơ thể đến khi trứng nở. Gần đây, giới khoa học xác định được một số loài rắn đẻ con, giữ con của chúng trong nhau thai hoặc một thứ tương tự túi noãn; đây là một điều khác thường trong giới bò sát. Việc giữ trứng trong cơ thể cho đến lúc nở thành con là cách giúp rắn mẹ kiểm soát nhiệt độ của trứng và bảo vệ con khỏi những đe dọa của môi trường chung quanh.
Những cái chết do bị rắn cắn thường không mấy phổ cập. Trên toàn thế giới chỉ có khoảng 450 loài rắn có độc (250 trong số đó có nọc độc đủ giết người). Hàng năm tại Hoa Kỳ, có khoảng 6,000 bị rắn cắn, còn ít hơn số người chết vì sấm sét.
Rắn độc xử dụng nước bọt; chất độc tiết qua những chiếc nanh trong miệng để làm tê liệt hoặc giết con mồi. Đa số loài rắn không độc xiết con mồi đến chết. Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh hoặc độc tố máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh trong khi độc tố máu làm hư hại hệ tuần hoàn.
Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng, giúp chúng dễ dàng chích thẳng chất độc vào nạn nhân. Rắn sử dụng độc tố thần kinh, như loài rắn cây đước độc tính cao, có nanh nằm ở phía sau miệng đồng thời nanh cong về phía sau.
Vì tiến trình phức tạp của loài rắn bắt đầu cách đây hàng trăm triệu năm nên đến bây giờ có khá nhiều chủng loại hoặc "gia đình" (families) rắn sinh sống tại những vùng khác biệt trên trái đất. Có loại xuất hiện từ lúc các đại lục còn như dính liền, nên hiện nay có mặt hầu như khắp nơi trên thế giới. Nhiều loại rắn mới chỉ có trong từng vùng vì mặt đất đã bị tách rời do đại dương ngăn cách. Các nhà khoa học hiện phân loại chừng 14 hoặc 15 chủng loại (families) rắn khác nhau, tổng cộng chừng 2400 giống (species). Có hai loại rắn chỉ có một giống, một loại có hai giống và một loại khác có ba giống, trong khi loại rắn Colubridae có tới trên 1,500 giống. Ðại cương, rắn được chia thành những chủng loại như: rắn nước chuyên sống dưới nước, rắn cây chuyên sống trên cây, rắn hổ, rắn lục, trăn v.v…Tổng cộng có kho ảng 1,000 loại rắn khác nhau trên thế giới. Riêng tại Vi ệt Nam có gần 200 loại gồm rắn độc, rắn nước và rắn biển .v.v..
Ðặc tính chung của rắn là không có chân. Thân rắn có vẩy cứng cách nhau bằng một lớp "keratin" mềm rất đàn hồi để rắn có thể trườn nhanh và dễ dàng. Vẩy trên mình rắn được dùng như một lớp khiên để che chở toàn thân. Ngược lại, vẩy bụng lại nằm ngang để rắn có thể di chuyển. Vì lớp vẩy bao phủ toàn thân nên rắn thường phải "lột da" để thân thể phát triển lớn hơn. Mỗi khi lột da, rắn tiết ra một chất nhờn đặc biệt dưới lớp vẩy, các mạch máu trong mình, nhất là ở đầu, đều phồng căng lớn để làm bong lớp da cũ, bắt đầu từ dưới hàm. Lúc đó, rắn sẽ cọ đầu vào những vật cứng như thân cây, tảng đá v.v... để lột da, bắt đầu từ lớp da đầu. Trong lúc lột da, rắn coi như bò ra từ cái vỏ và lộn lớp da cũ từ trong ra ngoài.
Một đặc điểm nữa là sọ rắn có thể co dãn vì gồm những xương nối với nhau bằng những sợi gân đàn hồi. Mép rắn nằm sâu vào phía trong nên hàm trên và hàm dưới có thể mở rộng tối đa cũng như di chuyển độc lập. Ngay cả óc rắn cũng có thể di chuyện tới lui hoặc ngang dọc. Nhờ đặc tính đàn hồi này mà rắn có thể nuốt những con mồi rất lớn. Răng rắn rất nhọn, nghiêng về phía trong miệng để giữ chặt con mồi không bị vuột. Vì phải há miệng rất lớn mỗi khi nuốt mồi nên sọ rắn phải chịu một áp lực rất lớn, nhưng nhờ lớp xương sọ có thể đổi chỗ nên rắn vẫn không hề hấn gì.
Ngoài ra, răng rắn còn có thể mang nọc độc dùng dể giết chết con mồi hay để tự vệ. Thông thường, nanh mang nọc độc của rắn thường nằm ở hàm trên. Khi bị rắn cắn, nọc độc từ một hạch trên đầu rắn sẽ được "bơm" qua nanh để chuyền vào vết thương. Người ta thường nói "miệng hùm, nọc rắn" để chỉ những nơi nguy hiểm, độc địa. Vậy nọc rắn "độc" ra sao? Nên nhớ: nọc rắn vẫn có thể chảy khi đầu rắn đã bị chặt đứt, và số lượng cũng vẫn bằng với lúc rắn còn sống! Ngoài ra, nọc rắn lúc còn nhỏ cũng độc như rắn lớn.
Khi cố tình tấn công, rắn nhả ra nhiều nọc độc hơn là lúc tự vệ, thí dụ như khi có người vô ý dẫm vào đuôi. Ðúng ra, nọc rắn không hẳn được tuôn ra từ miệng, mà từ những hạch đặc biệt nằm ở phía trong mắt. Nanh của loại rắn lục (viper) rất dài đến độ phải "xếp" lại rắn mới có thể khép miệng được và có thể di chuyển như cây kim để chích ngay nọc độc vào con mồi. Ðối với loại rắn có nanh độc nằm phía trong miệng, rắn phải cắn và giữ chặt con mồi rồi mới tiết nọc độc sau. Nghe đồn dạo ở Việt Nam, một số lính Mỹ chiến đấu trong rừng mệnh danh một loại rắn hổ địa phương là rắn "hai bước", "ba bước" hoặc "năm bước" để chỉ người bị rắn cắn chỉ đi thêm được vài ba bước là ngã ra chết.
( còn tiếp )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét