Đến với buổi triển lãm, khách thưởng lãm được tiếp cận với một loại hình hội họa dựa trên ý tưởng độc đáo của tác giả – đó là các bức tranh được tạo nên từ những chất liệu như khói, lửa, chất nổ và đất cùng với thông điệp bảo vệ môi trường như “Nói KHÔNG với sừng tê giác”.
Những bức tranh của họa sĩ Trung Nghĩa kể lại rất sống động câu chuyện
đau xót của chú tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam đã tuyệt chủng, hay
câu chuyện của chú voi trưởng thành bị thợ săn giết chết để lấy ngà. Có
bức tranh là chân dung của loài cua tím hay đơn giản là hình ảnh cô độc
của loài chim sắp tuyệt chủng nào đó trong những cánh rừng nguyên sinh ở
Việt Nam và trên thế giới…
Kết hợp với hội họa, Giấc mơ cao nguyên còn đưa âm nhạc vào buổi triển lãm. Đó là sự xuất hiện của nhóm nhạc GuiHANGTar mang âm hưởng Tây Nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên, giảng viên âm nhạc Đại học Quốc gia Úc (ANU) và Salil Sachdev, giảng viên âm nhạc Đại học Bridgewater (Mỹ). Buổi trình diễn âm nhạc đậm chất núi rừng diễn ra trong một không gian tranh vẽ huyền bí đã tạo nên một sức hút đặc biệt đối với những người yêu hội họa, âm nhạc và thiên nhiên.
Hưởng ứng thông điệp “Nói KHÔNG với sừng tê giác” một cách mạnh mẽ còn có sự hợp tác của đại diện WWF – Hội bảo vệ động vật và thiên nhiên hoang dã tại Việt Nam. Ngoài ra, không thể không kể đến sự hiện diện của đông đảo khách tham quan, trong đó có giáo sư Trần Văn Khê, nhà văn Nguyên Ngọc cùng những tổ chức cá nhân từ các ngành hội họa, âm nhạc, môi trường, báo chí và truyền thông.
Giấc mơ cao nguyên diễn ra trong ba ngày 4, 5, 6–1–2013 sẽ giúp bạn có một cái nhìn chân thực hơn về số phận của các loài vật đã và sắp tuyệt chủng dưới bàn tay hủy diệt của con người, đồng thời đưa bạn đến một thế giới nghệ thuật độc đáo, đầy sáng tạo và tính nhân văn.
Lê Hữu Nam
Quay phim: Trung Hải
Một số hình ảnh buổi khai mạc tranh của Trung Nghĩa do anh chị em cựu học sinh Đông Giang tại Saigon ghi lại
Mời xem thêm SLIDESHOW
Kết hợp với hội họa, Giấc mơ cao nguyên còn đưa âm nhạc vào buổi triển lãm. Đó là sự xuất hiện của nhóm nhạc GuiHANGTar mang âm hưởng Tây Nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên, giảng viên âm nhạc Đại học Quốc gia Úc (ANU) và Salil Sachdev, giảng viên âm nhạc Đại học Bridgewater (Mỹ). Buổi trình diễn âm nhạc đậm chất núi rừng diễn ra trong một không gian tranh vẽ huyền bí đã tạo nên một sức hút đặc biệt đối với những người yêu hội họa, âm nhạc và thiên nhiên.
Hưởng ứng thông điệp “Nói KHÔNG với sừng tê giác” một cách mạnh mẽ còn có sự hợp tác của đại diện WWF – Hội bảo vệ động vật và thiên nhiên hoang dã tại Việt Nam. Ngoài ra, không thể không kể đến sự hiện diện của đông đảo khách tham quan, trong đó có giáo sư Trần Văn Khê, nhà văn Nguyên Ngọc cùng những tổ chức cá nhân từ các ngành hội họa, âm nhạc, môi trường, báo chí và truyền thông.
Giấc mơ cao nguyên diễn ra trong ba ngày 4, 5, 6–1–2013 sẽ giúp bạn có một cái nhìn chân thực hơn về số phận của các loài vật đã và sắp tuyệt chủng dưới bàn tay hủy diệt của con người, đồng thời đưa bạn đến một thế giới nghệ thuật độc đáo, đầy sáng tạo và tính nhân văn.
Lê Hữu Nam
Quay phim: Trung Hải
Một số hình ảnh buổi khai mạc tranh của Trung Nghĩa do anh chị em cựu học sinh Đông Giang tại Saigon ghi lại
Mời xem thêm SLIDESHOW
Which kind of Deals Am i allowed to Get Because of
Trả lờiXóaOrange?
My site: Panasonic PT-AE8000 price
Metropolis Of Kitchener Really going Digital
Trả lờiXóaAlso visit my weblog - ViewSonic Pro9000
Likely Of Hindi Beautifully constructed wording
Trả lờiXóaFeel free to surf to my site - converter video to mp3 online